Giám sát các khoản cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh quận 5 (Trang 81 - 83)

Cán bộ tín dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình TSĐB, tiến độ thực hiện dự án,…có thực hiện đúng theo hợp đồng hay không?

- Quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của khách hàng và kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào biên bản, trong đó nêu rõ:

- Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Nếu sai mục đích thì tìm hiểu rõ nguyên nhân.

- Mô tả, so sánh thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

- Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập. Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

- Ý kiến của khách hàng về kế hoạch trả nợ trong trường hợp có các thay đổi ảnh hưởng đến việc trả nợ.

- Sự hiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thế chấp.

- Các vấn đề khác (nếu có phát sinh)

- Nhận xét của cán bộ tín dụng về việc sử dụng vốn vay và tình hình của khách hàng vay.

Việc kiểm tra, giám sát khách hàng phải thực hiện một cách nghiêm túc, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra đối phó. Nếu có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Đối với các khoản vay có dư nợ lớn, VIB - chi nhánh Quận 5 cần dành nhiều thời gian kiểm tra, giám sát khách hàng hơn là những khách hàng có dư nợ nhỏ. Các lần kiểm tra thường không được báo trước để tránh trường hợp khách hàng có sự chuẩn bị gây ra sự thiếu khách quan đối với khoản vay. Tần suất kiểm tra các khoản vay đề xuất như bảng dưới đây:

Bảng 3.6: Đề xuất tần suất kiểm tra Khách hàng Dƣ nợ (triệu đồng) Tần suất kiểm tra (tháng/lần)

<100 - 6 tháng/lần hoặc không cần kiểm tra nếu không phát sinh nợ quá hạn

100 - 500 - 3 tháng/lần 500 – 1.000 - 2 tháng/lần 1.000 – 2.000 - 1 – 1,5 tháng/lần

> 2.000 - 1 tháng/lần thường kiểm tra đột xuất, không thông báo trước

Việc kiểm tra khách hàng là điều cần thiết, tuy nhiên việc kiểm tra với tần suất khác nhau với từng khách hàng giúp ngân hàng giảm bớt được chi phí quản lý, tập trung vào phát triển cho vay, dành nhiều thời gian giám sát được rủi ro đối với những khoản vay lớn…Đối với những khoản vay có giá trị nhỏ, VIB cần xem xét và đánh giá uy tín trong việc trả nợ của khách hàng trong thời gian đầu, nếu trường hợp khách hàng trả tốt thì tần suất kiểm tra sẽ giảm dần. Còn đối với những khách hàng có dư nợ lớn (theo phân loại như bảng nêu trên), đặc biệt là những khách hàng vay kinh doanh, Chi nhánh nên có tần suất kiểm tra, giám sát nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh quận 5 (Trang 81 - 83)