CÁC GIẢI PHÁP THUỘC VỀ QUY TRÌNH CHO VAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh quận 5 (Trang 75)

VIB hiện đang xây dựng một chính sách tín dụng tương đối an toàn và hiệu quả trong việc kiểm soát rủi ro sau một loạt những sai phạm mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu ra trong thời gian gần đây. VIB hiện đang hoàn thành việc tập trung trong các khâu của quy trình tín dụng theo tư vấn Mackenzie – Một tổ chức tư vấn của nước ngoài chẳng hạn như việc phê duyệt tín dụng tập trung, công chứng, giải ngân tập trung, Thu hồi nợ tập trung,…phần nào giảm thiểu được những rủi ro không đáng có đối với hệ thống Ngân Hàng.

Tuy nhiên, việc tập trung trong các khâu của quy trình tín dụng hiện tại của VIB chưa hoàn thiện và đang ở mức độ thử nghiệm. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vướng mắc trong quy trình chẳng hạn như thủ tục lâu, rườm rà, các khâu trong quy trình chưa ăn khớp với nhau,...làm chậm trễ trong công tác phát triển tín dụng cũng như xử lý các khoản nợ có vấn đề. Vì vậy, việc xây dựng chính sách tín dụng cần phải phù hợp với thực tế Việt Nam, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng thời kỳ. Các khâu trong quy trình phải ăn khớp với nhau, khi đó bộ máy mới được vận hành hiệu quả. Hệ thống VIB nói chung và VIB – Chi

nhánh Quận 5 nói riêng nên làm tốt một số khâu trong quy trình tín dụng như đề xuất sau đây:

3.2.1. Thẩm định tốt trƣớc khi cho vay

- Việc phân tích, thẩm định tín dụng được thực hiện trong và sau khi cho vay. Thẩm định khách hàng tốt trước khi cho vay là giải pháp tốt nhất có thể giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Công tác này có vai trò quyết định trong việc khoản vay có sinh lời hay không, qua đó đảm bảo chu kỳ đồng vốn của ngân hàng từ huy động đến cho vay đến thu nợ, hoặc có đảm bảo được mục đích kinh doanh của ngân hàng hay không?

- VIB nên xây dựng các phương pháp xếp hạng tín dụng, phân loại khách hàng thành các nhóm như: khách hàng truyền thống - khách hàng mới; khách hàng có tài sản bảo đảm và khách hàng không có tài sản bảo đảm,…

- Việc thẩm định khách hàng phải dựa trên yếu tố khách quan, các thông tin thu thập được từ khách hàng phải có sự kiểm chứng,…Ngoài ra, bằng nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng có thể thu thập thêm một số thông tin về khách hàng. Từ những thông tin thu thập được, Cán bộ tín dụng cần phải có những xâu chuỗi và những nhận định đối với từng khách hàng

- Khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định ở VIB -Chi nhánh Quận 5 là thiếu thông tin. Do đó, Chi nhánh cần có biện pháp thu thập và lưu trữ thông tin hiệu quả, đồng thời có sự kết hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để có biện pháp xác lập nguồn gốc và tính xác thực của thông tin thu thập được.

- Ngoài ra, Chi nhánh nên có một phần mềm hỗ trợ lưu trữ, xử lý thông tin và được các nhân viên tại chi nhánh, các bộ phận phòng ban như Dịch vụ khách hàng cũng hỗ trợ bộ phận tín dụng thường xuyên cập nhật thông tin của từng khách hàng, bao gồm các khách hàng giao dịch tiền gửi, giao dịch tiền

vay,…Mỗi Khách hàng được nhập vào phần mềm có một mã số riêng hoặc quản lý mã Khách hàng bằng chứng minh nhân dân. Phần mềm này giúp cập nhật các thông tin, tránh việc các cán bộ tín dụng cùng một lúc tiếp thị một khách hàng, các thông tin khách hàng được liên thông dễ dàng hơn trong việc quản lý,…đồng thời cũng khai thác tối đa được các khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ tại VIB.

3.2.2. Bảo đảm tiền vay:

Tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng và là cơ sở pháp lý của ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro. Các yêu cầu đối với TSĐB của VIB nhằm mục đích hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Vì vậy,các chi nhánh cần phải thực hiện công tác này một cách kĩ lưỡng. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp chi nhánh cần thẩm định và thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trong quá trình cho vay,…Để hạn chế rủi ro tín dụng thì khâu đảm bảo tín dụng cần phải lưu ý những vấn đề sau:

- Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, ngân hàng nên nghiên cứu xây dựng Bảng giá đất thị trường của từng khu vực và thường xuyên cập nhật (đề xuất 6 tháng cập nhật một lần). Khi kiểm tra lại kết quả định giá, cấp thẩm quyền sẽ áp giá cho từng bất động sản sau khi đối chiếu với các giấy tờ sở hữu về vị trí, diện tích. Cần đánh giá chính xác tính sở hữu tài sản, có trong tình trạng tranh chấp hay không? Có nằm trong diện giải tỏa quy hoạch hay không?... Điều này được thực hiện bằng cách yêu cầu khách hàng hoặc chính nhân viên ngân hàng xác nhận thông tin tại cơ quan cấp quyền sở hữu về tài sản đảm bảo.

- Đối với tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tàu bè), cần đánh giá tính thị trường của tài sản hiện tại và tương lai, xác định

rõ mức độ hao mòn của tài sản trong thời hạn đảm bảo quy định. Nhân viên thẩm định phải chụp hình hiện trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trong trường hợp ngân hàng phát hiện tài sản được cầm cố sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, nhân viên thẩm định phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm.

VIB – Chi nhánh Quận 5 ngoài việc tuân thủ các ý kiến như đề xuất nêu trên, chi nhánh nên có các tiêu chí nhận tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản đảm bảo hợp lý nhằm để hạn chế tối đa rủi ro đối với tài sản đảm bảo. Tác giả xin đề xuất cách phân loại TSĐB và tỷ lệ cho vay đối với một số tài sản thường nhận thế chấp được mô tả theo bảng sau đây:

Bảng 3.5: Đề xuất phân loại tài sản và tỷ lệ cho vay/ giá trị TSĐB

Loại TSĐB Phân loại tài sản đảm bảo

A B C D E F Cấp tín dụng Hạn chế dùng làm TSĐB Không dùng làm TSĐB Tỷ lệ cho vay/giá trị định giá 95% 75% 70% 65% 50%

Tiền, ngoại tệ, vàng, Sổ tiết kiệm

1.Sổ tiết kiệm X

2.Vàng, ngoại tệ X

3.Cổ phiếu X

Bất động sản 75% 70% 65% 60% 55%

Nhà diện tích > 30 m2, Mặt tiền > 3m X Đường rộng >3m, Nhà diện tích > 30 m2, Mặt tiền > 3m X Đường rộng > 2 m, Nhà diện tích > 30 m2, Mặt tiền > 3m X Đường rộng > 2 m, Nhà diện tích > 20 m2, Mặt tiền < 2.5m X Đường rộng < 2 m, Nhà diện tích < 20 m2, Mặt tiền < 2m X Chung cư cũ có thời hạn < 15 năm, diện tích > 35m X Chung cư cũ có

thời hạn > 15 năm, diện tích < 35m

X

Chung cư mới, thuộc khu vực nội đô, Diện tích >50 m2, Có sổ hồng

X

Chung cư mới, thuộc khu vực nội đô,Diện tích >50 m2,Không có sổ hồng X Ô tô 75% 70% 65% 60% 50% Xe du lịch <9 chỗ, Năm sản xuất:< 3 năm, trừ xe thương hiệu Trung Quốc X Xe du lịch 9-30 chỗ, Năm sản xuất:< 5 năm, trừ xe thương hiệu Trung Quốc X Xe tải hoặc bán

tải, Năm sản xuất:< 5 năm, trừ xe thương hiệu Trung Quốc X Hàng hóa X Máy móc thiết bị X

Như đã phân tích nêu trên, Tài sản đảm bảo là biện pháp cuối cùng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Việc định giá, phân loại tài sản đảm bảo, xác định tỷ lệ vay,… một cách hợp lý sẽ giúp giảm bớt được thiệt hại cho ngân hàng. Tỷ lệ theo như đề xuất ở bảng nêu trên có thể linh hoạt với từng khách hàng theo đánh giá của Chi nhánh. Tuy nhiên, mức như đề xuất theo quan điểm của Tác giả thì là hợp lý và hạn chế được rủi ro đối với Tài sản đảm bảo.

3.2.3. Giám sát các khoản cho vay.

Cán bộ tín dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình TSĐB, tiến độ thực hiện dự án,…có thực hiện đúng theo hợp đồng hay không?

- Quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của khách hàng và kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào biên bản, trong đó nêu rõ:

- Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Nếu sai mục đích thì tìm hiểu rõ nguyên nhân.

- Mô tả, so sánh thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

- Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập. Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

- Ý kiến của khách hàng về kế hoạch trả nợ trong trường hợp có các thay đổi ảnh hưởng đến việc trả nợ.

- Sự hiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thế chấp.

- Các vấn đề khác (nếu có phát sinh)

- Nhận xét của cán bộ tín dụng về việc sử dụng vốn vay và tình hình của khách hàng vay.

Việc kiểm tra, giám sát khách hàng phải thực hiện một cách nghiêm túc, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra đối phó. Nếu có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Đối với các khoản vay có dư nợ lớn, VIB - chi nhánh Quận 5 cần dành nhiều thời gian kiểm tra, giám sát khách hàng hơn là những khách hàng có dư nợ nhỏ. Các lần kiểm tra thường không được báo trước để tránh trường hợp khách hàng có sự chuẩn bị gây ra sự thiếu khách quan đối với khoản vay. Tần suất kiểm tra các khoản vay đề xuất như bảng dưới đây:

Bảng 3.6: Đề xuất tần suất kiểm tra Khách hàng Dƣ nợ (triệu đồng) Tần suất kiểm tra (tháng/lần)

<100 - 6 tháng/lần hoặc không cần kiểm tra nếu không phát sinh nợ quá hạn

100 - 500 - 3 tháng/lần 500 – 1.000 - 2 tháng/lần 1.000 – 2.000 - 1 – 1,5 tháng/lần

> 2.000 - 1 tháng/lần thường kiểm tra đột xuất, không thông báo trước

Việc kiểm tra khách hàng là điều cần thiết, tuy nhiên việc kiểm tra với tần suất khác nhau với từng khách hàng giúp ngân hàng giảm bớt được chi phí quản lý, tập trung vào phát triển cho vay, dành nhiều thời gian giám sát được rủi ro đối với những khoản vay lớn…Đối với những khoản vay có giá trị nhỏ, VIB cần xem xét và đánh giá uy tín trong việc trả nợ của khách hàng trong thời gian đầu, nếu trường hợp khách hàng trả tốt thì tần suất kiểm tra sẽ giảm dần. Còn đối với những khách hàng có dư nợ lớn (theo phân loại như bảng nêu trên), đặc biệt là những khách hàng vay kinh doanh, Chi nhánh nên có tần suất kiểm tra, giám sát nhiều hơn.

3.2.4. Giám sát, kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ

Bộ phận giám sát tín dụng, kiểm toán nội bộ của VIB Hội sở nên có những đợt kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất đối với các chi nhánh. Mục đích của việc giám sát tín dụng là để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, giúp

cho ngân hàng phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, qua đó có thể hạn chế được những rủi ro không cần thiết.

Sau những đợt giám sát hoặc kiếm toán, VIB nên tiến hành phân loại các chi nhánh theo mức độ vi phạm để có những cơ chế, chính sách tốt hơn cho những chi nhánh ít sai phạm và có những hạn chế đối với những chi nhánh nhiều sai phạm nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng mà chi nhánh đó có thể lặp lại trong tương lai.

Đối với chi nhánh, VIB Q5 nên thành lập việc kiểm tra, giám sát chéo nhau trong nội bộ Chi nhánh. Công tác kiểm tra nội bộ có thể giúp ngân hàng phát hiện các rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ riêng lẻ để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời dự báo được các rủi ro trong tương lai, giúp ban lãnh đạo quản lý tốt rủi ro trong toàn hệ thống. Theo đó, để hoạt động này thực sự có hiệu quả, VIB - Chi nhánh Quận 5 cần hướng vào: Xây dựng kế hoạch kiểm tra định hướng theo rủi ro; giám sát liên tục các hoạt động trọng yếu có liên quan đến rủi ro như hoạt động TD; chu kì kiểm tra không đều đặn để các các bộ tín dụng không thể đối phó được với kế hoạch kiểm tra, cần đảm bảo để có thể tiến hành kiểm toán đặc biệt bất cứ lúc nào.

Khi có sự thay đổi về nhân sự quản chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác, cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ, KHẮC PHỤC KHI RỦI RO TÍN DỤNG XẢY RA

Chi nhánh cần phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn. Sau khi cấp tín dụng, Chi nhánh cần theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu thấy có những dấu hiệu không bình thường sau thì chi nhánh cần tìm những biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời.

3.3.1. Các giải pháp hỗ trợ Khách hàng.

Khi phát hiện các khoản vay có dấu hiệu xảy ra rủi ro tín dụng, Chi nhánh nên thực hiện các biện pháp điều chỉnh nguồn vốn kịp thời nhằm phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở thay đổi các biện pháp quản lý khách hàng, Chi nhánh nên tiếp tục giúp đỡ khách hàng hay tạo cơ hội, để một khoảng thời gian cho phép khách hàng đủ tái tạo khả năng trả nợ như:

- Tùy vào hoàn cảnh từng khách hàng, Chi nhánh đưa ra lời khuyên hoặc tư vấn, giúp đỡ khách hàng tháo gỡ những khó khăn.

- Sắp xếp, kết cấu lại khoản nợ cho khách hàng bằng cách kéo dài thời hạn trả nợ, chuyển nợ ngắn hạn thành trung hạn, tránh lãi suất quá hạn và có cơ hội tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh; đồng thời cũng chính là tăng thêm thu nhập cho ngân hàng vì lãi suất trung hạn luôn lớn hơn lãi suất ngắn hạn.

- Có thể cấp thêm vốn TD nếu đây là những khó khăn nhất thời của khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội vượt qua khó khăn để trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên trước đó CBTD cần phân tích kĩ lại những khả năng mà khách hàng có thể trả nợ sau khi được cấp vốn. Nếu trường hợp cấp thêm vốn cho khách hàng không cải thiện được tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ vay thì Chi nhánh nên có biện pháp xử lý kịp thời để tránh nợ quá hạn xảy ra.

Chi nhánh nên đề xuất với Hội sở có chính sách miễn hoặc giảm lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh quận 5 (Trang 75)