Thực trạng rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân tại VIB – Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh quận 5 (Trang 44)

nhánh Quận 5 giai đoạn từ năm 2009 - 2012

Hoạt động ngân hàng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những hạn chế, rủi ro trong quá trình hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng mức độ rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ

quá hạn. Bất kì ngân hàng nào cũng tồn tại NQH nhưng ở mức độ khác nhau tùy từng ngân hàng. Vì thế, công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu NQH. Quy định hiện nay của NHNN là dư nợ quá hạn không được vượt quá 5% trên tổng dư nợ, khi tỷ lệ này trên 5% thì được coi là đáng báo động.

Bảng 2.2: Nợ quá hạn của Chi nhánh năm 2009-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 107,189 169,101 208,282 103,753 - Nợ nhóm 1 95,668 155,947 189,964 84,682 - NQH nhóm 2 858 3,476 2,653 1,053 - NQH nhóm 3 1,388 1,221 3,539 4,518 - NQH nhóm 4 650 1,559 4,232 5,712 - NQH nhóm 5 8,624 6,896 7,893 7,786

Nguồn: Sao kê nợ quá hạn chi nhánh Quận 5 các năm từ 2009 – 2012,[8]

Trong năm 2009, nợ quá hạn là 11,521 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10%/tổng dư nợ. Nợ quá hạn phát sinh trong năm 2010 là 13,153 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 về số lượng, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 7,8%/tổng dư nợ, giảm so với năm 2009. Điều này là do tổng dư nợ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 58%.

Năm 2011, thị trường tài chính ngân hàng bắt đầu có những dấu hiệu xấu. Cụ thể là các ngân hàng có các dấu hiệu mất thanh khoản, lãi suất huy động tăng cao, một số ngân hàng nhỏ có mức lãi suất huy động từ 15% - 19% tạo nên một cuộc đua tranh khốc liệt trên thị trường huy động vốn. Điều này làm cho lãi suất

cho vay tại các ngân hàng tăng một cách chóng mặt (lãi suất phổ biến từ 22% - 25%) dẫn đến kế hoạch trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tăng nhanh, dự kiến nợ xấu chiếm 3,6-3,8% tổng dư nợ, đó là con số được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông báo tại phiên chất vấn của Quốc hội. Đây là tỷ lệ được xác định bằng tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam. Theo đánh giá của Fitch thì tỷ lệ nợ xấu Việt Nam khi áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế về phân loại nợ sẽ cao hơn nhiều con số đã được công bố. TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, đánh giá nếu hạch toán đầy đủ con số nợ xấu có thể lên tới 100.000 tỷ đồng tương đương khoảng 5 tỷ USD, trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lên tới 47% và một tỷ lệ lớn nợ nhóm 5 đang ẩn trong nợ nhóm 4. [13]

Năm 2011, hàng loạt vụ vỡ nợ đã xảy ra tại khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Theo thống kê, Nghệ An năm 2011 vừa qua có 47 vụ vỡ nợ lên tới hơn 400 tỷ đồng, vụ vỡ nợ hàng trăm tỉ tại Phú Xuyên, Văn Quán, Vụ Huỳnh Thị Huyền Như, đại gia OTC huy động một lượng tiền lớn với lãi suất cao để đáo hạn ngân hàng và đầu tư chứng khoán, bất động sản sau đó thua lỗ và bị bắt vì không có khả năng trả. [13]

Đứng trước tình hình khó khăn chung của hệ thống ngân hàng, Hệ thống VIB nói chung và VIB - Chi nhánh Quận 5 nói riêng cũng ảnh hưởng không nhỏ. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên về số lượng cũng như tỷ lệ so với năm 2010.Cụ thể: Năm 2011, nợ quá hạn là 18,318 tỷ đồng tăng 5,164 tỷ đồng so với 2010 (chiếm 8.8%/tổng dư nợ). Tỉ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng so với năm 2010 không nhiều, tuy nhiên nhìn vào số lượng cũng như cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn nhóm 3 - 5 đều tăng khá nhiều về số lượng so với năm 2010, đây là điều đáng phải lưu ý.

Những khó khăn của năm 2011 vẫn tiếp tục ở năm 2012. Đây lại là một năm nữa đầy biến động của hệ thống tài chính Ngân hàng Việt Nam. Ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo,... thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, các lãnh đạo chủ chốt của nhiều ngân hàng rơi vào vòng lao lý, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, thậm chí không có thưởng Tết,…

Cùng với việc sụt giảm khá mạnh của dư nợ trong năm 2012, nợ quá hạn tăng cao về cả số lượng cũng như tỷ lệ/tổng dư nợ. Năm 2012, nợ quá hạn của Chi nhánh là 19,071 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 752 triệu đồng. Tuy nhiên, nhìn về tỷ lệ nợ quá hạn/tống dư nợ (18%) thì con số này quả thật là đáng báo động.

Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn nợ

Giai đoạn từ năm 2009 – 2012, Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đứng trước cơn bão suy thoái ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay.Nên nợ quá hạn của Chi nhánh cứ tăng lên liên tục trong các năm.

- Nợ quá hạn nhóm 2 - Nợ cần chú ý

Các khoản nợ được xếp vào nợ cần chú ý thường có thời gian nợ từ 10 đến dưới 90 ngày. Thông thường những khoản nợ này rất dễ phát sinh thành những khoản nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 nếu như Chi nhánh không quan tâm đôn đốc khách hàng. Nợ nhóm 2 của chi nhánh có xu hướng gia tăng trong các năm. Năm 2009, chi nhánh quản lý khá tốt những khoản nợ này, số liệu đến 31/12/2009, nợ

quá hạn nhóm 2 của chi nhánh đạt giá trị 858 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2010 và 2011, do Chi nhánh quá tập trung vào việc phát triển dư nợ nên lơ là nợ quá hạn nhóm 2. Điều này làm cho nợ quá hạn nhóm 2 trong 2 năm này tăng cao. Đến năm 2012, cùng với sự sụt giảm về dư nợ cho vay thì kéo theo việc nợ quá hạn nhóm 2 cũng giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên đây không phải là điều đáng mừng do những khoản nợ nhóm 2 này đã chuyển sang những nhóm nợ cao hơn.

- Nợ quá hạn nhóm 3 - nợ dƣới tiêu chuẩn

Nợ quá hạn nhóm 3 có thời hạn từ 90 ngày cho đến dưới 180 ngày, loại này tăng làm cho tổng nợ quá hạn của Chi nhánh tăng lên, tuy quá hạn nhưng vẫn còn khả năng thu hồi lại.

Năm 2009 nợ quá hạn là 1,388 tỷ đồng. Sang năm 2009, nợ quá hạn của chi nhánh có giảm và đạt giá trị 1,221 tỷ đồng. Bước sang năm 2011 và năm 2012, nợ quá hạn nhóm 3 của chi nhánh có xu hướng tăng cao. Giai đoạn này, là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói riêng. Chính bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình trạng nợ quá hạn tăng cao trong hệ thống ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới VIB – Chi nhánh Quận 5. Năm 2011, nợ nhóm 3 của chi nhánh là 3.539 trđ, tăng 189% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 1,7%/tống dư nợ. Cuối năm 2012, nợ quá hạn nhóm 3 của chi nhánh tăng cao, đạt giá trị 4.518 triệu đồng.Tăng 27% so với năm 2011, tăng 270% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 4,35%/Tổng dư nợ. Nguyên nhân tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ của Chi nhánh tăng cao ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì còn do việc tổng dư nợ bị giảm một cách nhanh chóng trong năm 2012. Đây là 1 tỷ lệ đáng phải quan tâm.

Những khoản nợ nhóm 3 là những khoản nợ dưới tiêu chuẩn, việc những khoản này nếu không kiểm soát được sẽ rất dễ dẫn đến chuyển qua nhóm nợ xấu hơn. Đây là biểu hiện xấu của Chi nhánh cần có phương pháp khắc phục ngay.

- Nợ quá hạn nhóm 4 – Nợ nghi ngờ mất vốn

Qua bảng số liệu trên ta thấy, cũng như tình hình nợ quá hạn nhóm 3, tình hình nợ quá hạn của nhóm này cũng tăng cao trong giai đoạn từ năm 2009-2012. Trong năm 2009, Nợ quá hạn nhóm 4 của chi nhánh đạt giá trị thấp (650 trđ). Năm 2010, nợ quá hạn nhóm 4 của chi nhánh tăng 139% so với năm 2009 tuy nhiên chỉ chiếm 0.92%/tổng dư nợ (1,559 tỷ đồng). Nợ quá hạn nhóm 4 trong năm 2010 duy trì ở mức chấp nhận được.

Tuy nhiên, qua năm 2011 và 2012, cũng như nợ quá hạn ở nhóm 3, nợ quá hạn nhóm 4 của chi nhánh cũng tăng một cách đáng báo động. Trong năm 2011, nợ quá hạn nhóm 4 của chi nhánh đạt giá trị 4,232 tỷ đồng, tăng 171% so với cả năm 2010. Cuối năm 2012, nợ quá hạn nhóm 4 của chi nhánh tăng cao, đạt giá trị 5,712 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 1,480 tỷ đồng và chiếm 5,5%/tổng dư nợ của chi nhánh.

- Nợ quá hạn nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn

VIB - Chi nhánh Quận 5 là một trong những chi nhánh có nợ nhóm 5 - Khối khách hàng cá nhân tương đối cao của hệ thống VIB. Nguyên nhân chính là do giai đoạn trước năm 2009, Giám đốc cũ của chi nhánh và một số cán bộ tín dụng cố ý làm sai gây ra những khoản nợ lớn, kéo dài cho đến năm 2009 – 2012 mà không có hướng xử lý. Những khoản nợ quá hạn này hầu hết tài sản đảm bảo không còn đủ để trả nợ, hoặc những khoản là giấy tờ giả, những khoản nợ mang tính chất kiện tụng phức tạp…khiến cho việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Tuy

gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng những cán bộ này vẫn được VIB giải quyết cho thôi việc và hiện vẫn đang công tác tại một số ngân hàng khác.

Năm 2009, nợ quá hạn nhóm 5 của chi nhánh là 8.624 trđ, chiếm 8%/tổng dư nợ. Sang năm 2010, nợ có khả năng mất vốn của chi nhánh đạt 6,896 tỷ đồng, giảm 1,728 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4%/tổng dư nợ (giảm 20% so với năm 2009). Có được như vậy là do chi nhánh có xử lý được một số khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên qua năm 2011 và 2012, ngoài những khoản nợ quá hạn còn tồn tại thì chi nhánh lại phát sinh thêm một số khoản nợ quá hạn nhóm 5. Năm 2011, nợ quá hạn nhóm 5 đạt giá trị 7,893 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3.7%/tổng dư nợ. Năm 2012, nợ quá hạn nhóm 5 của chi nhánh có giảm 106 trđ so với năm 2011, tuy nhiên, tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ lại tăng cao (chiếm 7,5%/tổng dư nợ). Điều này là do tốc độ giảm của nợ nhóm 5 chậm hơn so với tốc độ giảm dư nợ tại chi nhánh.

- Tình hình nợ xấu

Theo quy định hiện hành “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại Thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010”. [3] Ngoài chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Qua những phân tích về tình hình nợ quá hạn theo thời hạn nợ như đã nêu ở trên cho ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của VIB – Chi nhánh Quận 5 qua các năm luôn ở mức cao, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của chi nhánh 9,9%, năm 2010 tỷ lệ này giảm cao và ở mức 5,7%/tổng dư nợ, năm 2011 tuy là năm có có nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ năm này đạt ở mức 7,5%. Năm 2012 là năm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 4 năm trở lại đây, nợ xấu trong năm 2012 là 18 tỷ đồng, chiếm 17%/tổng dư nợ. Cùng với việc sụt giảm về dư nợ trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, giữa năm 2012, VIB – Chi

nhánh Quận 5 là một trong những chi nhánh của hệ thống VIB bị ngưng cấp tín dụng và tập trung thu hồi nợ.

Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Bảng 2.3 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ 107,189 169,101 208,282 103,753 Nợ ngắn hạn (nhóm 2) 858 2,157 1,625 603 Số lƣợng KH 1 5 3 2 Nợ ngắn hạn (Nhóm 3-4-5) 5,125 4,157 11,258 12,157 Số lƣợng KH 11 9 17 21 Nợ trung dài hạn (Nhóm 2) 0 1,318 1,027 450 Số lƣợng KH 4 3 1 Nợ trung dài hạn (Nhóm 3-4-5) 5,537 5,520 4,406 5,860 Số lƣợng KH 8 7 6 13

Nguồn: sao kê nợ quá hạn chi nhánh Quận 5 các năm từ 2009 – 2012 [8]

- Nợ quá hạn ngắn hạn

Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn tăng, giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, cụ thể như sau:

Năm 2009, tổng số nợ quá hạn ngắn hạn là 5,983 tỷ đồng, số lượng khách hàng quá hạn ngắn hạn là 12 khách hàng. Năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh là 6.314 triệu đồng, tăng 331 triệu đồng, số lượng khách hàng nợ quá hạn là 14 khách hàng. Giai đoạn cuối năm 2010 và cả năm 2011, theo định hướng của VIB, Chi nhánh chú trọng phát triển khách hàng vay kinh doanh ngắn hạn. Điều này làm mất cân đối trong cơ cấu cho vay theo thời hạn của chi nhánh và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nợ quá hạn.

Tuy nhiên, bắt đầu giai đoạn cuối năm 2011 – 2012, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Hầu hết các khoản nợ ngắn hạn của chi nhánh đều tài trợ cho cá nhân vay với mục đích kinh doanh. Khi thị trường không ổn định, ngành thương mại và dịch vụ, công nghiệp sản xuất,... có rất nhiều biến động nhất là biến động về giá cả tăng giảm thất thường, trong khi hàng hóa tiêu thụ rất chậm làm cho các đơn vị gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ. Ngoài ra, cán bộ tín dụng tại chi nhánh chưa kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay nên khách hàng sử dụng số tiền đó vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho Chi nhánh. Mặt khác, giữa năm 2011, VIB triển khai mô hình phê duyệt tập trung. Những khoản vay món ngắn hạn đến hạn trong năm 2011 không tái cấp được do không thỏa được những tiêu chí mới do VIB ban hành. Đây là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng rất cao về chất lượng cũng như số lượng khách hàng. Cụ thể, trong năm 2011, nợ ngắn hạn của chi nhánh là 11,258 tỷ đồng, tăng 78% so với năm 2010. Số lượng khách hàng quá hạn ngắn hạn là 20 khách hàng. Bước sang năm 2012, tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh không giảm mà còn tăng so với năm 2011. Cuối năm 2012, nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh là 12,760 tỷ đồng, số lượng khách hàng quá hạn cũng tăng so với

năm 2011. Số lượng khách hàng nợ quá hạn ngắn hạn năm 2012 của chi nhánh là 23 khách hàng, tăng 3 khách hàng so với năm 2011.

- Nợ quá hạn trung và dài hạn

Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn của trung dài hạn qua 3 năm có sự biến động tăng giảm như sau:

Năm 2009 nợ quá hạn trung dài hạn là 5,537 tỷ đồng chiếm 5.16%/ Tổng dư nợ, với số lượng là 8 khách hàng. Năm 2010 nợ quá hạn là 6,839 tỷ đồng, tăng 1,302 tỷ đồng, tương ứng tăng 23.5% so với năm 2009, số lượng khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh quận 5 (Trang 44)