8. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Phân tích định tính
Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng ở lớp thực nghiệm HS hoạt động, học tập sôi nổi và nắm kiến thức vững vàng hơn lớp đối chứng. Qua các tiết
học lý thuyết trên lớp việc tiến hành làm bài tập về nhà của HS lớp thực nghiệm luôn tốt hơn. Thật vậy: Đối với lớp đối chứng lớp học trầm, HS gần như thụ động tiếp thu kiến thức do GV truyền đạt, một số ít các HS học khá có trả lời câu hỏi tuy nhiên chưa đạt yêu cầu đề ra. Ngược lại đối với lớp thực nghiệm, học HS tích cực hỏi và trả lời ý kiến do GV đưa ra, những vấn đề khó, HS được GV hướng dẫn và HS được tự vẽ hình, tự chứng minh trên MVT với sự hỗ trợ của các phần mềm hình học động. Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến của HS lớp thực nghiệm về việc sử dụng CNTT hỗ trợ cho việc dạy và học, thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2: Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về học tập có sự hỗ trợ của CNTT Nội dung điều tra Tổng số
HS
Ý kiến của HS Đồng ý Không đồng ý
Ứng dụng các phàn mềm hình học động vào dạy học làm cho các em nhận dạng các hình học cụ thể hơn
45
43 2
Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp
các em tìm ra cách học tốt hơn 45 40 5
Ứng dụng các phần mềm dạy học như WebQuest giúp các em nâng cao khả năng tự lực của bản thân.
45 42 3
Ứng dụng các phần mềm bản đồ tư duy vào dạy học giúp các em ghi nhớ lâu và tốt hơn
45 44 1
Ứng dụng phần mềm hình học động vào dạy học giúp HS dễ hiểu bài và hiểu bài kĩ hơn
45 43 2
Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp
HS yêu thích môn học hơn 45 41 4
Ứng dụng các phần mềm tự kiểm tra đánh giá như Violet vào dạy học giúp các biết cách tự tin hơn trong cách đánh giá kết quả học tập
45 44 1
Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp
- HS hứng thú hơn trong giờ học Toán. Điều này được giải thích là do HS chủ động tham gia vào quá trình tìm kiếm kiến thức thay vì tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, HS ngày càng tin tưởng vào năng lực của bản thân vì lượng kiến thức thu nhận được là vừa sức.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá của HS tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do GV đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.
- Năng lực tự phát hiện vấn đề và độc lập giải quyết vấn đề tốt hơn. Điều này được giải thích là do GV đã chý ý dạy cho các em tri thức phương pháp tìm đoán, chú ý bồi dưỡng cho các em vận dụng một số quan điểm của triết học duy vật biện chứng trong hoạt động tìm kiếm kiến thức mới.
- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn. Điều này do trong quá trình dạy học , HS tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; GV kết luận về cuộc hội thoại, đưa ra nội dung vấn đề, làm cho HS tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh tri thức của bản thân.
- HS học tập ở nhà thuận lợi hơn. Điều này được giải thích trên lớp GV đã chú ý bồi dưỡng cho các em một số năng lực tự học và tự chiếm lĩnh các kiến thức mới, các vấn đề cần khám phá lại thường nằm ở các tiết luyện tập, ôn tập hay bài tập về nhà.
- HS tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này là do trong quá trình dạy học, GV cho HS được hoạt động với các PMDH, các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ tốt cho việc phát hiện, khám phá và GQVĐ của HS, HS được thảo luận, trao đổi, trình bày kết quả với nhau một cách thoải mái không chỉ ở trên lớp mà ngay cả ở nhà với nhóm bạn ảo trên mạng Internet.
Các hoạt động khám phá không chỉ giúp cho HS nắm vững được các kiến thức trọng tâm của bài học, mà quan trọng hơn còn giúp các em tạo dựng
hứng thú học tập môn Toán, hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện một số kỹ năng quan trọng sau:
- Kỹ năng hợp tác: HS bước đầu đã thể hiện năng lực hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập không những chỉ trong giờ học trên lớp mà cả trong thời gian tự học ở nhà.
- Kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề: Trong quá trình học tập, HS đã chủ động đề xuất những giả thuyết và tìm cách bác bỏ hay chứng minh giả thuyết đó. HS làm quen với việc mở rộng một bài toán, nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết khác nhau, góp phần hình thành tư duy linh hoạt ở các em.
Tuy nhiên chúng tôi thấy còn tồn tại một số vấn đề sau: Khả năng phát hiện vấn đề của HS được cải thiện rõ rệt, nhưng khả năng giải quyết vấn đề vẫn chưa cao, đặc biệt là các vấn đề khó. Khả năng ghi chép của học sinh còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến một số học sinh học yếu.