Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 123 - 129)

- Khách sạn 2 sao Số phòng

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Một là, xuất hiện xu hướng mới trong tiêu dùng sản phẩm du lịch

Thời gian gần đây, ngành du lịch thế giới có sự dịch chuyển nhanh chóng cả về loại hình, sản phẩm lẫn cách thức lựa chọn tiêu dùng trong du lịch. Những xu hướng mới đã và đang tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng. Khác với việc tiêu dùng sản phẩm du lịch truyền thống trước đây, du khách chỉ quan tâm đến giá trị tinh thần mà điểm đến đem lại cho họ mà ít quan tâm đến vấn đề mơi trường, ngày nay. du khách còn là những người u mơi trường, tơn trọng và có trách nhiệm với mơi trường. Vì vậy, xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ đang trở nên thịnh hành. Xu hướng này, được biểu hiện dưới các loại hình du lịch như: du lịch xanh, du lịch thân thiện với mơi trường, du lịch vì cộng đồng… ngày càng trở nên phổ biến; vừa là xu hướng, vừa là đòi hỏi tất yếu để PTBV. Những loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới, ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của khách du lịch, của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), đến năm 2030, có 6 xu hướng du lịch mới, đó là: du lịch trách nhiệm, DLST, du lịch cộng đồng, du lịch thông minh, du lịch sáng tạo, du lịch y tế. Tạp chí Forbes của Mỹ cho rằng, trong lĩnh vực du lịch, thế giới hiện nay có 10 xu hướng phát triển chủ yếu,

trong đó có xu hướng quan tâm tới mơi trường [54]. Khảo sát gần đây của TripAdvisor (trang web du lịch lớn nhất thế giới) cho thấy, du khách ngày càng ủng hộ du lịch xanh, có tới 34% số du khách sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để ở những khách sạn thân thiện với môi trường và các hoạt động du lịch bền vững; 50% du khách chi thêm cho những công ty mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và hoạt động bảo tồn. Đó là xu hướng của khách quốc tế, nhất là du khách đến từ châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khỏe, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên [82].

Theo kết quả khảo sát của Booking.com (trang web du lịch trực tuyến cho đặt chỗ) về du lịch bền vững, từ năm 2016 đến nay, phần lớn du khách có nhu cầu về du lịch bền vững: 87% năm 2018 và 72% năm 2019. Năm 2018, có 39% du khách khẳng định họ thường xun hoặc tìm cách để du lịch bền vững. Bên cạnh đó, đa số du khách được khảo sát có ý định lưu trú ít nhất một lần tại cơ sở thân thiện với môi trường, tỷ lệ này tăng qua các năm: 62% năm 2016, 65% năm 2017, 68% năm 2018, 73% năm 2019. Năm 2019, có tới 70% du khách cho biết, khả năng cao họ sẽ đặt phòng tại cơ sở lưu trú xanh, 68% mong muốn chi tiêu du lịch của họ giúp ích cho cộng đồng địa phương. Năm 2018, 60% du khách muốn du lịch bền vững vì họ ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên trong các chuyến đi trước trước đây; 52% du khách chuyển sang phương thức đi lại thân thiện với môi trường hơn như đi bộ, đạp xe hoặc đi bộ đường dài khi có thể; 67% du khách sẵn sàng chi trả thêm ít nhất 5% cho chuyến du lịch của mình để hạn chế tác động mơi trường khi có thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu tại châu Âu cũng cho thấy nhiều đối tượng khách đã có nhu cầu và xu hướng chọn khách sạn xanh dù giá dịch vụ có thể cao hơn so với khách sạn cùng hạng [43].

Hai là, phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng trở thành xu hướng phát triển toàn cầu

- Xu hướng phát triển bền vững nói chung

Cộng đồng thế giới đã tổ chức nhiều cuộc Hội nghị thượng đỉnh bàn về PTBV. Đáng chú ý nhất là Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển

được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin, năm 1992), với 70 nguyên thủ quốc gia tham dự đã thống nhất quan điểm: PTBV là trách nhiệm chung của các quốc gia và toàn nhân loại, đồng thời thống nhất tuyên bố chung về quan điểm PTBV gồm 27 nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc bao trùm và chủ yếu của PTBV là: kết hợp hài hòa các yếu tố tiến bộ xã hội; đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; BVMT sinh thái và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Jo Hannesburrg (Cộng hòa Nam Phi, năm 2002) đã thống nhất khẳng định: PTBV là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa 3 mặt của sự phát triển là PTKT, phát triển xã hội và BVMT nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Như vậy, khái niệm PTBV là khái niệm đa phương diện về nhiều lĩnh vực có quan hệ với nhau, bao gồm các yếu tố về môi trường sinh thái, về kinh tế và công nghệ, về xã hội và văn hóa, về đạo đức và chính trị. Song, khi nói về PTBV, người ta đều nhấn mạnh “3 trụ cột” cơ bản: Phát triển kinh tế bền vững, tức là phát triển nhanh, an toàn và chất lượng; Phát triển bền vững về mặt xã

hội, tức là đảm bảo sự công bằng xã hội, và phát triển con người, chỉ số phát

triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình qn đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ văn hóa, văn minh; Bền vững về môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT và cải thiện chất lượng môi trường.

- Xu hướng phát triển du lịch bền vững (du lịch xanh, du lịch thân thiện với mơi trường) nói riêng

Thực tế PTKT nói chung và PTDL nói riêng cho thấy, trong thời gian dài do theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, gia tăng lượng khách đến với các khu, điểm du lịch ngành du lịch đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch, ... "đánh đổi môi trường" lấy "tăng trưởng" ... phát triển hôm nay làm tổn hại đến thế hệ sau. Để khắc phục tình trạng trên, theo Tổ chức Du lịch thế giới,

chỉ có PTBV trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội, mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tơn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự tồn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho cơng tác BVMT và góp phần nâng cao mức sống cộng đồng địa phương.

Các loại hình của du lịch bền vững:

. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng, kết hợp giáo dục và BVMT.

. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tơn vinh giá trị văn hóa mới của nhân lợi.

. Du lịch xanh đơ thị là loại hình DLST diễn ra trong thành phố. Đây là một hướng mang tính đột phá của DLST.

Để đảm bảo PTDL bền vững cần xác định và tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của PTDL bền vững. Về mục tiêu, gồm: hiệu quả kinh tế; phát triển cho địa phương; công bằng xã hội, đáp ứng sự thỏa mãn của du khách, an sinh xã hội; bảo tồn các giá trị văn hóa; bảo vệ tự nhiên; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; BVMT. Về các nguyên tắc PTDL bền vững, đó là: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên; Duy trì, bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; PTDL phải đặt trong quy hoạch tổng thể của KT- XH; PTDL phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương; Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào PTDL bền vững.......

Ba là, xu hướng khu vực hóa, tồn cầu hóa và các tổ chức du lịch quốc tế ra đời tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các nước với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

và trở thành một xu thế của nhân loại. Sự PTKT của mỗi quốc gia nói chung và PTDL nói riêng đều chịu ảnh hưởng của xu thế này. Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên quốc gia, liên khu vực, có sự tham gia của nhiều chủ thể trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, sự ra đời của các tổ chức du lịch quốc tế tạo sự gắn kết giữa các quốc gia với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch và giải quyết những vấn đề mang tính thời đại như: Ơ nhiễm mơi trường, BĐKH tác động đến hoạt động du lịch toàn cầu, hướng tới PTDL bền vững.

Bốn là, phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu là xu thể tồn cầu

Ngày nay, nhân loại đang sống trong điều kiện có nhiều biến đổi bất ổn như: suy thối về mơi trường sinh thái, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất thay đổi bất lợi cho con người, nguồn nước sạch bị ơ nhiễm, tài ngun thiên nhiên bị suy thối,… Đây là những tác nhân dẫn đến BĐKH, những thảm họa khôn lường, nhiều thiên đường du lịch nổi tiếng trên thế giới đang phải đối đầu với nguy cơ biến mất khỏi bản đồ thế giới, như: Thủ đô Copenhagen (Đan Mạch), hồ Balaton (Hungary), bãi biển Glass (Nga), Angkor (Cam-pu-chia), thành phố Pompeii (La Mã), hẻm núi Grand Canyon (Mỹ), Timbuktu (Mali), Nhà nguyện Sistine (Vatican), Biển Chết, đảo Komodo, (Indonesia).

Những di sản thế giới cũng khơng nằm ngoại lệ khi bị chìm trong ngập lụt, bị xói mịn... biến mất, như: Venice, làng đồ đá Skara Brae ở quần đảo Orkney, Scotland, Vườn quốc gia Yellowstone ở Mỹ, khu phố cổ Georgetown ở Penang, Malaysia, rạn san hô Great Barrier ở Australia [32].

Trước nguy cơ biến mất của những thiên đường du lịch, di sản thế giới, ngành du lịch phải tìm cho mình một hướng đi mới, phát triển nhưng vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên... chỉ có PTDL bền vững mới giải quyết được vấn đề trên.

Trên thế giới, nhiều mơ hình du lịch xanh rất thành cơng. Có thể kể đến quần đảo Maldives, một đảo quốc ở Ấn Độ Dương. Hiện tại, Maldives đang nỗ lực thay thế nguồn cung cấp năng lượng điện hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm lượng khí thải carbon. Hiện nay, hầu hết các resort trên

đảo đều sử dụng hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt và hệ thống hứng, thu gom nước mưa, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước ngọt trong ngành du lịch. Rác thải luôn được phân loại mọi nơi, mọi lúc. Chất thải hữu cơ được ủ làm phân bón cho vườn rau trên đảo. Giấy được đốt và rác thải nhựa được ép ra để tái chế. Rác thải thủy tinh được nghiền ra để trộn trong xi măng xây dựng…. [44].

Chuỗi Khách sạn xanh tại Singapore làm xanh, sạch, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh, thông qua những sáng kiến, như: trồng cây xanh trên sân thượng, sử dụng cộng nghệ tiết kiệm điện, cải thiện khâu xử lý chất thải,… Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan đã có nhiều chính sách và kinh nghiệm trong phát triển du lịch xanh. Indonesia đã xây dựng mơ hình homestay xanh từ năm 2004, thơng qua tiêu chuẩn khách sạn xanh từ năm 2007, tiêu chuẩn về sinh thái để nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm DLST, phát triển vườn quốc gia và công viên vào năm 2011.

Năm là, hệ lụy của đại dịch bệnh Covid-19 đến du lịch toàn cầu

Hiện nay, đại dịch Covid-19 bùng nổ và lan nhanh một cách khó kiểm sốt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch toàn cầu. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc, năm 2020 lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm từ 60% đến 80% [2]. Với sự suy giảm lượng khách du lịch quốc tế nói trên, du khách đến với Việt Nam cũng sẽ giảm, ảnh hưởng lớn doanh thu của ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại ngành du lịch từ tháng 2 - tháng 4 năm 2020 có thể lên đến 5,9-7,7 tỷ USD [63]. Tuy nhiên, bên cạnh sự thiệt hại về mặt kinh tế, thì vấn đề mơi trường sinh thái tại một số khu, điểm du lịch nổi tiếng như: Quần thể du lịch Tràng An, du lịch Hội An, … được cải thiện đáng kể do giảm áp lực về sức chứa ở các khu, điểm du lịch đó.

Những nguy cơ và sự thành cơng của một số quốc gia trên thế giới trong ứng phó với BĐKH trong hoạt động du lịch là bài học quý giá cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng trong PTKTDL gắn với ĐBANMT, hướng tới PTDL bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w