Quy hoạch phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 63 - 64)

- Tác động tiêu cực

2.2.2.2. Quy hoạch phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thá

bảo vệ môi trường sinh thái

Thực tế cho thấy, bất cứ quy hoạch phát triển ngành hay một lĩnh vực nào đó đều có sự gắn kết với quy hoạch tổng thể KT-XH với các yêu cầu về quản lý, BVMT tự nhiên, sinh thái, môi trường sống và các giá trị bảo tồn văn hóa lịch sử ... và hiệu quả KT-XH. Việc gắn kết quy hoạch PTDL với quy hoạch BVMT có vai trị quan trọng trong việc định hướng các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, các tài nguyên du lịch ... phù hợp với các phương án PTDL hiệu quả, chất lượng và bền vững. Bởi vì, mục đích của quy hoạch BVMT là tạo sự thống nhất quy hoạch theo không gian của công việc liên quan đến BVMT; định hướng cơng tác BVMT, có điều tiết, giải quyết các xung đột giữa BVMT và phát triển KT-XH nói chung, phát triển ngành trong một vùng trong đó có PTDL nói riêng.

Có thể minh họa vấn đề này thơng qua vấn đề đảm bảo tính hợp lý, cân đối giữa phát triển số lượng khách du lịch với việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường ... tại điểm đến du lịch hay sức chứa điểm đến du lịch.

Sức chứa điểm đến du lịch: Được hiểu là khả năng đáp ứng một cách hiệu

quả nhất nhu cầu tối đa của một lượng khách tham quan nhất định, trong giới hạn nguồn tài nguyên và dịch vụ cho phép tại nơi khách đến. Nó được quyết định bởi: lượng nguồn tài nguyên sẵn có, số lượng khách tham quan và lượng tài nguyên và dịch vụ mà mỗi cá nhân đó sử dụng.

Thực tế cho thấy, bất cứ một điểm đến du lịch là một quốc gia hay một địa phương/thành phố, hoặc một điểm du lịch cụ thể, đều nằm trong một giới hạn nhất định về khơng gian địa lý, hành chính. Trong khơng gian điểm đến có chứa đựng nguồn tài nguyên nhất định cả tự nhiên và nhân tạo, nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, cơ sở lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ liên quan tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến du lịch và bổ trợ cho hoạt động du lịch. Khi lượng khách tham quan vượt quá sức chứa của nó, một lượng lớn về hàng hóa, dịch vụ sẽ được tiêu thụ, trong khi lượng tài nguyên và nguồn nhân lực có hạn, sẽ dẫn tới quá tải về mọi mặt và không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Và một trong những quy định của sức chứa điểm đến du lịch là sức chứa tối đa số lượng khách cho phép trong một thời gian, khơng gian nhất định được bao nhiêu thì sẽ khơng ảnh hưởng đến cảnh quan, cơ sở hạ tầng du lịch không bị quá tải. Nếu vượt quá sức chứa tối đa sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa phát triển và mơi trường. Vì vậy, khi xây dựng các quy hoạch PTDL đều phải tính đến sức chứa tối đa trong các đề án, dự án quy hoạch PTDL, như: hệ thống xử lý rác thải, hệ thống xử lý nước, cung cấp nước sạch, loại hình kinh doanh du lịch, số lượng phòng nghỉ tối đa cho du khách ...

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w