Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 69 - 71)

- Tác động tiêu cực

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Singapore

Cộng hịa Singapore - một quốc đảo nằm ở Đơng Nam Châu Á, nằm giữa Malaysia và Indonesia, với diện tích 712km2, trong đó diện tích đất là 682,7 km2 với chiều dài bờ biển khoảng 150,5 km, dân số hơn 5 triệu người và một nền văn háo đa sắc tộc - Đây chính là nét đặc trưng làm nên một Singapore độc đáo thu

hút khách du lịch mỗi năm, Singapore được thế giới biết đến là quốc gia có ngành du lịch phát triển nhất Đông Nam Á. Năm 2018 thu hút 18,5 triệu lượt, tăng 6,2% so với năm 2017, doanh thu đạt 27,1 tỉ SGD (khoảng 463.000 tỉ đồng) [76]. Năm 2019, ghi nhận con số lỷ lục với 19,1 triệu lượt khách quốc tế [76].

Để đạt được con số trên, có sự đóng góp của những sáng kiến làm xanh, sạch, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh của nhiều khách sạn tại Singapore, tiêu biểu phải kể đến là: Khách sạn Parkroyal on Pickering, được Kayak (Cơng cụ tìm kiếm thơng tin du lịch tồn cầu) đánh giá thân thiện với mơi trường hàng đầu đã được bình chọn là “Khách sạn xanh hàng đầu châu Á” của giải Du lịch thế giới trong suốt 3 năm qua (từ năm 2016).

-Trồng cây trên sân thượng khách sạn: Nằm tại khu trung tâm kinh doanh

sầm uất với những tịa nhà chọc trời tạo cảm giác bí bách, nhưng Parkroyal on Pickering lại có cả một vườn cây trên sân thượng, các thác nước, mảng xanh thẳng đứng... Cây cối phủ kín 15.000 m2, gấp đơi tồn bộ diện tích đất của khách sạn. Khơng chỉ mang lại cảm giác bình an, cây xanh cịn hấp thu nhiệt, tạo bóng mát và nhiệt độ dễ chịu. Để có được cảm giác đó, khách sạn có một hệ thống tưới nhỏ giọt đưa nước và dưỡng chất từ bồn chứa nước mưa trên sân thượng xuống từng khoảng xanh. Khi trời không mưa, hệ thống này chuyển sang sử dụng NEWater (nước tái chế của Singapore).

- Sử dụng công nghệ Cobiax (hệ thống hạn chế dùng bê tông và thay thế bằng nhựa tái chế). Để tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm nước và năng

lượng Parkroyal on Pickering lắp đèn LED phát sáng bằng các tấm pin mặt trời trên mái trong sảnh khách sạn; Phòng dành cho khách ln có thùng rác tái chế, nước uống đựng trong các bình thủy tinh và có thiết kế mở để “hứng” ánh sáng ban ngày.

Bên cạnh việc tăng thêm diện tích trồng cây, tiết kiệm năng lượng còn nhiều cách để các khách sạn xanh hơn được áp dụng tại Singapore, đó là:

- Cải thiện khâu xử lý chất thải. Tại khách sạn Ibis Singapore reon

Bencoolen, để xử lý thức ăn thừa, khách sạn đã phát động chiến dịch “Dĩa

sạch”, mỗi chiếc dĩa khơng cịn thức ăn vào cuối buổi buffet đồng nghĩa với 1

Ngoài ra, khách sạn cịn khuyến khích khách chọn uống nước trong ly thủy tinh thay vì chai nhựa. Thức ăn mang đi được đựng trong các loại bao gói có thể phân hủy và sử dụng ống hút làm bằng giấy;

-Cải thiện nguồn thực phẩm. Với Grand Hyatt Singapore một phần nguồn

rau sạch của Hyatt từ vườn rau trên nóc khách sạn, nơi trồng từ húng quế, bạc hà đến cây càri, chuối ... dưới tầng hầm Grand Hyatt lắp đặt một hệ thống biến thức ăn thừa thành phân hữu cơ sau 24 giờ, sau đó đem bón cho các khu vườn của khách sạn hoặc bán ra ngoài. Nhờ hệ thống này, khách sạn tận dụng được 400 tấn thức ăn thừa mỗi năm, tiết kiệm khoảng 100.000 SGD chi phí thu dọn và cắt giảm 55.000 túi rác một năm. Grand Hyatt cũng là khách sạn đầu tiên trên thế giới đầu tư một nhà máy điện nhiệt kết hợp để tự cung ứng 30% nhu cầu điện năng của khách sạn cũng như giảm lượng khí thải carbon đến gần 1.200 tấn/năm.

Để có được những thành cơng trong BVMT như khách sạn Parkroyal on Pickering và nhiều khách sạn khác của Singapore, có sự đóng góp to lớn của quản lý nhà nước. Tại Singapore vấn đề môi trường được nhà nước quản lý rất nghiêm ngặt. Những tòa nhà mới xây đều phải đảm bảo mức tối thiểu theo chứng nhận Green Mark - bộ tiêu chuẩn xanh của Singapore. Với những tịa nhà hiện hữu, chính phủ Singapore sẵn sàng tài trợ lên đến 50% chi phí trang bị các cơng nghệ mới thân thiện với môi trường hơn [2].

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w