CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu
3.1.2.2 Mô hình nghiên cứu cụ thể
Biến phụ thuộc
Căn cứ vào các nghiên cứu đã tham khảo kết hợp với tình hình thực tế tại thị trường Việt Nam, đềtài đưa ra quan điểm để xác định một công ty có nguy cơ phá sản khi để xảy ra 1 trong 2 tình huống sau:
- Các công ty bị Sở Giao dịch chứng khoán công bố hủy niêm yết, bị cảnh báo ngừng giao dịch hay những công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện phải kiểm soát thì đều thuộc dạng các công ty có nguy cơ phá sản (ở đây nghiên cứu chỉ xét các công ty bị cảnh báo do liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt động, không xét các trường hợp khác chẳng hạn do vi phạm qui tắc công bố thông tin, thời hạn nộp các báo cáo tài chính...).
- Các công ty có đồng thời ROA hoặc vốn lưu động (tổng tài sản ngắn hạn - tổng nợ ngắn hạn) âm và vốn hóa thị trường (số cổ phiếu đang lưu hành x giá thị trường 1 cổ phiếu) nhỏ hơn tổng nợ phải trả cũng là các công ty có nguy cơ phá sản.
Ta thấy rằng với 2 chỉ tiêu trên thì việc xác định biến phụ thuộc (Y=l công ty có nguy cơ phá sản) sẽ có 2 trường hợp: thứ nhất, công ty có ROA âm và vốn hóa thị trường nhỏ hơn tổng nợ. Thứ hai, công ty có vốn lưu động âm và vốn hóa thị trường nhỏ hơn tổng nợ. Ngoài ra các trường hợp còn lại (Y=0) công ty không có nguy cơ phá sản.
Các biến độc lập và các giả thuyết nghiên cứu
Tính thanh khoản: là một yếu tốảnh hưởng đến nguy cơ phá sản công ty thông qua biến hệ số thanh khoản ngắn hạn (Altman và ctg, 1977), (Zang và ctg, 2007), Graham (2000) định nghĩa biến hệ số thanh khoản dùng để “ước tính thời gian mà công ty có thể tài trợ các chi phí kinh doanh hiện tại của mình từ các nguồn tài sản có thanh khoản với giả định công ty không thể tạo ra doanh thu nữa”. Tỷ số thanh khoản ngắn hạn được xác định bằng giá trị tài sản lưu động chia giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Hệ số thanh khoản ngắn hạn cho ta biết được mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu hệ số này quá thấp cho thấy rằng khả năng thanh toán của công ty không tốt. Điều này có thể dẫn đến khi công ty cần thêm vốn để hoạt động thì sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty. Hoặc nếu công ty không thanh toán
được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu câu thì có thể ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh công ty, tình trạng xấu nhất có thể xảy ra là chủ nợ có thể nộp đơn đòi giải quyết phá sản theo qui định của pháp luật.
H1: Hệ số thanh khoản ngắn hạn có tác động ngược chiều với xác suất xảy ra nguy cơ phá sản công ty.
Hiệu quả hoạt động: là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ phá sản công ty (Altman và ctg, 1968, 1977), (Zang và ctg, 2007) và (Hoàng Tùng, 2011). Yếu tố này trong đề tài được đại diện bởi ba biến ROA, ROE và suất sinh lợi căn bản, nghiên cứu đưa cả ba yếu tố vào mô hình bởi vì: Nếu xét quan điểm của các tổ chức tín dụng thì họ quan tâm đến suất sinh lợi của tổng tài sản, để xem công ty có khả năng thu hồi vốn và trả được nợ hay không. Quan trọng hơn đây là một trong các tiêu chí mà Sở Giao dịch chứng khoán sẽ xem xét để xếp loại công ty vào diện cảnh báo hay không. Khác với tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty thì họ quan tâm nhiều nhất đến suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu; tức một đồng họ đầu tư vào sẽ thu được bao nhiêu lãi. Còn suất sinh lợi căn bản thì phản ánh khả năng sinh lợi căn bản chưa tính đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Biến này có thể cho ta thấy được một phần của yếu tố ngành trong nghiên cứu. Mỗi ngành khác nhau có thể sẽ có các chế độưu đãi về thuế suất, lãi vay khác nhau do mục tiêu của các nhà quản lí vĩ mô.
Bên cạnh đó thì hai biến: vòng quay tổng tài sản được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia tổng tài sản (Altman, 1968, Sori và Karbhari, 2004) và tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chia cho doanh thu thuần cũng được xem xét đưa vào làm biến độc lập. Vòng quay tổng tài sản sẽ cho biết hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của công ty. Nó cho biết được mỗi đồng tổng tài sản sẽ tạo được mấy đồng doanh thu. Biến này cũng góp phần giải thích thêm yếu tố ngành cho mô hình nghiên cứu. Vì mỗi ngành khác nhau sẽ có vòng quay tổng tài sản khác nhau. Kết hợp với tỷ số EBIT trên doanh thu thuần giúp đánh giá thêm tính hiệu quả của yếu tố hoạt động đối với sự tồn tại của công ty hay nguy cơ phá sản công ty.
H2: Hiệu quả hoạt động của công ty (đại diện là ROA, ROE, suất sinh lợi căn bản, vòng quay tổng tài sản và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu) đều có ảnh hưởng ngược chiều với xác suất xảy ra nguy cơ phá sản công ty.
Đòn bẩy tài chính hay cơ cấu vốn: đây cũng là một yếu tố tác động đến nguy cơ phá sản công ty (Beaver, 1966, Sori và Karbhari, 2004, Zang và ctg, 2007). Tỷ số nợ trên tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của công ty. Với tỷ lệ đòn bẩy cao, doanh nghiệp sẽ gánh chịu rủi ro tài chính cao và đẩy doanh nghiệp tới khả năng bị phá sản cao. Tương tự như vậy, một giá trị nhỏ hoặc âm của tỷ số đòn bẩy tài chính cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu thay vì các khoản nợ. Nếu công ty sử dụng tốt yếu tố này thì có thê tận dụng lá chắn thuế. Nhưng chủ nợ thường lại muốn tỉ lệ này thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Vì thế tùy ngành hoạt động và tình hình riêng của mỗi công ty mà có các tỷ số khác nhau. Tuy nhiên đây cũng là một tỷ số mà các tổ chức tín dụng quan tâm trong việc cấp tín dụng cho công ty.
H3: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng cùng chiều với xác suất xảy ra nguy cơ phả sản công ty.
Yếu tố tăng trƣởng: là một trong những biến tác động đến nguy cơ phá sản công ty(Altman, 1968, Zang và cộng sự, 2007)4. Nghiên cứu chỉ xét đến yếu tố tăng trưởng bình thường, không xét đến sự tăng trưởng nóng (tăng trưởng quá mức) hay tăng trưởng bền vững (dựa trên lợi nhuận giữ lại). Một công ty có tỷ lệ tăng trưởng dương thì chăc chắn xác suất xảy ra nguy cơ phá sản thấp. Ngược lại nếu một công ty có tỷ lệ tăng trưởng âm thì nguy cơ phá sản sẽ lớn hơn.
Do đặc thù của kinh tế Việt Nam và để thuận tiện trong việc thu thập số liệu đề tài tính yếu tố tăng trưởng qua hai biến là: tốc độ tăng doanh thu thuần và tốc độ tăng tổng tài sản. Một công ty vẫn có tốc độ tăng doanh thu và tăng tổng tài sản dương thì thường cho thấy công ty đang có các hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và ngược lại. Với những công ty có tốc độ tăng trưởng quá cao đôi khi lại có tác
dụng ngược lại (tăng nguy cơ phá sản), vì thế chúng ta cần lưu ý khi phân tích kết quả.
H4: Tăng trưởng bình thường của công ty có tác động ngược chiểu với nguy cơ phả sản công ty.
Yếu tố kì vọng của thị trường, giá cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sức khỏe của công ty đó. Nếu công ty đang phát triển mạnh, sức khỏe tài chính tốt, triển vọng ngành nghề tốt, dĩ nhiên giá cổ phiếu công ty đó sẽ cao. Ngược lại nếu công ty có tình hình sức khỏe kém, gặp khó khăn về tài chính thì mặc nhiên giá cổ phiếu sẽ giảm. Như vậy giá cổ phiếu phản ánh sự kì vọng của nhà đầu tư, thị trường. Nếu sự kì vọng là tốt có thể hiểu sức khỏe công ty đang tốt và nguy cơ phá sản sẽ thấp, ngược lại thì nguy cơ phá sản sẽ cao. Yếu tố kì vọng của thị trường trong đề tài chọn đại diện bởi tỷ số vốn hóa thị trường chia tổng nợ. Với biến vốn hóa thị trường chia tổng nợ cho thấy rằng mỗi đồng nợ có thể huy động được bao nhiêu đồng từ thị trường để có thể thanh toán cho đồng nợ đó.
H5: Trong yếu tố kì vọng của thị trường thì biến vôn hóa thị trường / tổng nợ có ảnh hưởng ngược chiều với nguy cơ xảy ra phá sản công ty.
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt các biến số và dấu kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu
STT Biến Kí hiệu Cách tính Các nghiên cứu trƣớc
Biến thuộc yếu tố tác động Kì vọng 1 Hệ số thanh khoản X1 Tài sản lưu động / nợ ngắn hạn phải trả Altman (1977), Zang (2007) Thanh khoản (-)
2 ROA X2 Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản
Altman (1968, 1977), Puagwatana & Gunawardana(2005),
Zang (2007), Hoàng Tùng (2011) Hiệu quả hoạt động (-) 3 ROE X3 Lợi nhuận sau thuế /
VCSH
Hoàng Tùng (2011), Nguyễn Trọng Hòa
4 EBIT/TT
S X4 EBIT / tổng tài sản
Atlman (1968, 1977), Puagwatana & Gunawardana (2005)
5 DTT/TT
S X5
Doanh thu thuần / tổng tài sản Atlman (1968), Puagwatana &Gunawardana (2005), Rashid &Abbas (2011) 6 EBIT/D TT X6
EBIT / Doanh thu thuần
Hoàng Tùng (2011), Nguyễn Trọng Hòa
7 Đòn bẫy
tài chính X7 Tổng nợ / tổng tài sản
Beaver (1966), Altman (2007), Ohlson (1980), Wang & Campbell (2010),
Hoàng Tùng (2011) Đòn bẩy tài chính (+) 8 Tăng DTT X8 Tăng DTT = (DT năm sau - DT năm trước) /
(DT năm trước)
Zang & Chen
Tăng
trưởng (-) 9 Tăng
TTS X9
Tăng TTS = (TTS năm sau - TTS năm trước) /
(TTS năm trước)
10 VHTT/
Tổngnợ X10
Vốn hóa thị trường /
tổng nợ Zang & Chen
Kì vọng thị trường (-) 11 Cơ cấu nợ X11 Nợ ngắn hạn / tổng nợ Cơ cấu nợ Biến kiểm soát 12 Cơ cấu tài sản X12 Tài sản ngắn hạn / tổng tài sản
Hoàng Tùng (2011), Nguyễn Bảo Khang (2012)
Cơ cấu tài sản
Ghi chú: Dấu + : tác động cùng chiều; Dấu - : tác động nghịch chiều