Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 66)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đo lường tác động của các chỉ số tài chính đến nguy cơ phá sản các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Logistic để ước lượng các kết quả cần đạt được từ mô hình hồi quy. Phương pháp này được lựa chọn nhằm mục đích đảm bảo được sự phù hợp với cách xác định “nguy cơ phá sản” của một công ty (biến nhị phân chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1). Mẫu nghiên cứu bao gồm 471 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) trong giai đoạn 2012-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động bởi các yếu tố: (i) tính thanh khoản, (ii) hiệu quả hoạt động, (iii) đòn bẩy tài chínhvà (iv) kì vọng thị trường.

Kết quả đạt được từ nghiên cứu này có thể được sử dụng nhằm mục đích xác định được các tỷ số (biến) tài chính có tác động đến nguy cơ xảy ra phá sản công ty và chiều hướng ảnh hưởng của chúng đối với các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Kết quả này có thể được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, nguy cơ phá sản doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của hệ số thanh khoản ngắn hạn của doanh nghiệp. Mối quan hệ cùng chiều giữa hệ số thanh khoản ngắn hạn và nguy cơ phá sản doanh nghiệp được tìm thấy trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng hệ số thanh khoản càng cao thì nguy cơ phá sản cũng tăng theo và ngược lại. Kết quả hồi quy đạt được ngược với kỳ vọng giả thuyết, điều này cho thấy cần phải lưu ý khi phân tích tình hình thực tế trong giai đoạn khảo sát.

Thứ hai, các tỷ số có liên quan đến hiệu quả hoạt động (ROA, EBIT/doạnh thu thuần) có ảnh hưởng đến xác suất xảy ra phá sản công ty. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Beaver (1966), các nghiên cứu của Altman và các cộng sự

(1968, 1977, 2000), Ohlson (1980) và Zhang (2007). Kết quả hồi qui đạt được từ nghiên cứu này cho thấy rằng cả 2 tỷ số này có tác động ngược chiều với rủi ro xảy ra phá sản công ty. Điều này có nghĩa là khi lợi nhuận càng cao thì nguy cơ xảy ra phá sản càng thấp.

Thứ ba, phù hợp với kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước của Beaver (1966), Ohlson (1980), Sori (2004), Zhang (2007), Wang (2010), Hoàng Tùng (nghiên cứu về rủi ro tín dụng) hay Nguyễn Trọng Hoà (nghiên cứu về xếp hạng tín dụng), đòn bẩy tài chính (tổng nợ / tổng tài sản) có tác động và cùng chiều với nguy cơ xảy ra phá sản công ty. Kết quả này thể hiện rằng trong đòn bẩy tài chính nếu nợ chiếm tỷ lệ lớn thì nguy cơ phá sản của công ty sẽ tăng theo và ngược lại.

Thứ tư, bên cạnh các yếu tố có liên quan đến đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động công ty, kỳ vọng của thị trường như là vốn hoá thị trường trên tổng nợ cũng có tác động đến khả năng xảy ra phá sản công ty. Trong nghiên cứu này kỳ vọng của thị trường đối với công ty được thể hiện thông qua giá cổ phiếu của công ty đó trên sàn niêm yết. Kết quả đạt được dựa trên số liệu thực tế đã cung cấp bằng chứng khoa học định lượng để kết luận rằng: vốn hoá thị trường trên tổng nợ có tác động nghịch chiều với xác suất xảy ra phá sản công ty. Kết quả này mang hàm ý rằng nếu vốn hoá thị trường của công ty càng lớn hơn tổng nợ thì xác suất phá sản sẽ càng thấp, và ngược lại.

Cuối cùng, bên cạnh các tỷ số tài chính được trình bày ở trên thì cơ cấu nợ

cơ cấu tài sản cũng ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra phá sản. Kết quả hồi qui có được cơ cấu nợ có tác động cùng chiều với nguy cơ phá sản, trong khi đó cơ cấu tài sàn thì có tác động ngược chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)