CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.3 Hạn chế của đềtài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1 Hạn chế của đềtài
Thứ nhất, biến phụ thuộc của nghiên cứu là xác suất xảy ra phá sản của công ty. Việc phân loại công ty rơi vào diện có nguy cơ và không có nguy cơ phá sản đề tài đưa ra là: công ty có nguy cơ phá sản là công ty rơi vào ít nhất 1 trong 2 trường hợp. Thứ nhất, công ty có ROA âm và vốn hóa thị trường nhỏ hơn tổng nợ. Thứ
hai, công ty có vốn lưu động âm và vốn hóa thị trường nhỏ hơn tổng nợ. Ngoài ra các trường hợp còn lại thì xếp công ty vào diện không có nguy cơ phá sản. Trên thực tế thì có thể có công ty dựa vào các nhận định trên bị xếp vào diện có nguy cơ phá sản nhưng thực tế lại không phá sản. Ngược lại, có những công ty được xếp vào diện không có nguy cơ nhưng thực tế lại có nguy cơ phá sản rất cao. Có thể tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động loại hình công ty... vì thế các nhận định trên chỉ mang tính tương đối.
Thứ hai, các biến độc lập được đưa vào nghiên cứu thì do khó khăn trong việc thu thập số liệu, mẫu mà đề tài chưa xét đến các biến như là ngành hoạt động, loại hình công ty, tuổi đời, các biến và các loại chi phí, yếu tố tăng trưởng cũng chưa xét đến yếu tố tăng trưởng bền vững là tăng trưởng dựa trên lợi nhuận giữ lại... Ở đây đề tài chỉ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của các tỷ số tài chính. Vì thế việc bỏ qua một số biến giải thích như đã nêu sẽ làm giảm khả năng dự báo của mô hình nghiên cúu.
Thứ ba, thời gian khảo sát của nghiên cứu là từ năm 2012 đến năm 2014 là giai đoạn các công ty Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Đây là tình hình chung của nền kinh tế thế giới, do những nguyên nhân khách quan không phải chỉ do những khó khăn tồn tại bên trong công ty. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích các tỷ số tài chính là các biến phản ánh nội tại của công ty. Do đó, đề tài có thể đưa ra những nhận định chưa hoàn toàn chính xác nhất về mối liên hệ, tác động của các biến.
Thứ tư, nghiên cứu đã loại trừ công ty là các tổ chức tín dụng như: ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính vì các công ty này có cơ cấu về tài sản và vốn khác với các công ty sản xuất kinh doanh khác. Dữ liệu nghiên cúu có 417 công ty trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2014 bao gồm 1413 quan sát . Đây là mẫu tương đối lớn có thể chấp nhận để đại diện cho tổng thể nhưng thời gian nghiên cứu chỉ có 3 năm nên khá ngắn, số quan sát có nguy cơ phá sản là tương đối ít (chiếm 14,86%). Vì thế có thể chưa thấy được tác
động ảnh hưởng của các biến trong dài hạn, chưa xét đến tính trễ của các biến nếu có. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ tập trung các công ty trên sàn chứng khoán có báo cáo tài chính đã được kiểm toán mà chưa khảo sát các công ty có báo cáo tài chính chưa kiểm toán và không có báo cáo tài chính tham gia niêm yết... Trong khi đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với các công ty vừa và nhỏ. Vì vậy mô hình được xây dựng chưa phản ánh chính xác hoàn toàn được tình hình thực tế.
Thứ năm, dữ liệu nghiên cứu được thu thập hoàn toàn từ các báo cáo tài chính sau kiểm toán được công bố. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có tổ chức nào uy tín cung cấp số liệu có tính thống nhất và độ tin cậy cao để phục vụ công tác nghiên cứu. Do đó, trong một chừng mực nào đó thì việc tự thu thập số liệu có ảnh hưởng đến kết luận của nghiên cứu.