- Điều kiện tự nhiên
3.4. Những tồn tại, khó khăn và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ địa
sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
3.4.1 Những thuận lợi
Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Điện Biên, luôn được ưu tiên hàng đầu trong công tác đầu tư phát triển kinh tế. Theo đó các đơn vị quản lý nhà nước trong đó có Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố cũng được trú trọng trong việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phần mềm ứng dụng công nghệ cao để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai bao gồm cả công tác cấp GCNQSD đất. Cán bộ của đơn vị đến thời điểm hiện tại đa số là cán bộ trẻ, được đào tạo chính quy, có trình độ năng lực, chịu khó học hỏi. Được tham gia các chương trình tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cấp tỉnh, cấp huyện. Điều kiện kinh tế của Thành phố dần dần được tăng lên, theo đó nhận thức của người dân cũng tăng cao, việc phối hợp trong công tác cấp GCNQSD đất của công dân với UBND cấp xã và VPĐKQSD đất được tiến hành thuận lợi
thiện bản đồ địa chính theo hệ tọa độ VN-2000, đo vẽ bằng công nghệ kỹ thuật số nên rất thuận lợi cho việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSD đất.
3.4.2 Tồn tại, khó khăn
* Về công tác cán bộ của Văn phòng đăng ký nay là " Tổ quản lý đất đai thuộc Trung tâm quản lý đất đai thành phố Điện Biên Phủ".
Với khối lượng công việc lớn, xử lý hồ sơ về đất đai có tính chất nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội mà số lượng cán bộ được biên chế còn quá ít, chủ yếu là hợp đồng lao động, hiện tại số lượng cán bộ viên chức trong biên chế định biên chỉ 09 người (Tổ Quản lý đất đai thuộc Trung tâm quản lý đất đai thành phố Điện Biên Phủ). Trong đó có 01 đồng chí kế toán và 01 đồng chí trực tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả - UBND thành phố Điện Biên Phủ, còn lại là hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động không đúng chuyên môn nên chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Theo đó, thực chất chỉ có 06 đồng chí trực tiếp thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận và thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại 12 phường, xã. Lãnh đạo của đơn vị chỉ có 01 đồng chí Giám đốc, sẽ không quán xuyến được hết công việc chuyên môn.
* Về cơ sở vật chất
Hiện nay điều kiện phòng làm việc của VPĐK (Tổ Quản lý đất đai thuộc Trung tâm quản lý đất đai thành phố Điện Biên Phủ ) còn quá chật hẹp, các phòng làm việc không được bố trí gần nhau, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Có 01 phòng lưu trữ hồ sơ thì đã đầy trong khi số lượng hồ sơ lưu trữ quá lớn và liên tục tăng theo thời gian nên hồ sơ lưu phải để cả ở phòng làm việc chiếm diện tích làm việc của cán bộ, bên cạnh đó gây ra tình trạng thất lạc hồ sơ trong quá trình lưu trữ.
Trong việc thực hiện nhiệm vụ trích đo, trích lục, hiện tại VPĐKQSD đất mới chỉ có 02 máy toàn đạc điện tử phục vụ công tác trích đo, trích lục, trong khi nhu cầu của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực này rất lớn
nên không đảm bảo được tiến độ cần thiết. Kéo theo đó là việc thiếu triệt để và kịp thời trong công tác cập nhập, chỉnh lý hồ sơ địa chính dẫn đến việc quản lý hồ sơ địa chính chưa được hiệu quả, chưa có tính đồng bộ ở cả ba cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
* Tồn tại trong việc xác nhận hồ sơ của một số phường, xã
Do tính chất công việc hết sức phức tạp, nhạy cảm, trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính phường, xã còn hạn chế, không chịu cập nhật các chính sách, văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước nên cán bộ địa chính nhiều phường, xã chưa có thái độ và làm hết trách nhiệm trong việc xác nhận hồ sơ của công dân. Lập hồ sơ qua loa, đối phó với cấp trên dẫn đến hồ sơ khi chuyển lên cơ quan chuyên môn cấp trên thường bị trả đi trả lại nhiều lần gây tốn kém, mất thời gian, bức xúc cho nhân dân.
* Chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chính sách pháp luật chưa triệt để
Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, ban hành luật đất đai năm 1988 và thay đổi bằng Luật đất đai năm 1993, sau đó được thay thế bằng Luật đất đai năm 2003, và đến nay được áp dụng Luật Đất đai năm 2013, bên cạnh đó Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhiều lần chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm. Kèm theo đó là hàng trăm văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi qua các thời kỳ, cơ quan chuyên môn cấp trên triển khai đến cơ quan cấp dưới và đến người dân để hoàn chỉnh hồ sơ tại thời điểm mất một khoảng thời gian khá dài do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Khi làm xong thì đã có nhiều văn bản áp dụng không còn phù hợp nữa.
Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.
* Đối tượng giải quyết
Người sử dụng đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cải cách hành chính. Qua mô hình này, người dân nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số bộ phận chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và các quy định của pháp luật về tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất các cấp ở địa phương nói riêng chưa thường xuyên. Nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về tổ chức này chưa sâu. Dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải hướng dẫn bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
3.4.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Điện Biên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
3.4.3.1 Giải pháp chung
Để nâng cao hiệu quả trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ cần trú trọng vào hai yếu tố: yếu tố con người và yếu tố công nghệ. Cần phải trú trọng hơn nữa đến công tác tuyển dụng cán bộ đúng chuyên ngàng, có trình độ chuyên
môn sâu, liên tục triển khai tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo cán bộ để nắm bắt và thực hiện tốt các nội dung đề ra của các Văn bản quy phạm Pháp luật về Đất đai đặc biệt là đối với những cán bộ lâu năm, tuổi tác đã cao gặp nhiều hạn chế trong việc nắm bắt và ứng dụng công nghệ trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ứng dụng những phần mềm quản lý Nhà nước về đất đai mới nhất, tiên tiến nhất để tăng hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai đồng thời thực hiện tuyên truyền, phổ biến về chế độ chính sách, Pháp luật của Nhà nước về đất đai đến người dân từ cấp cơ sở. Nâng cao nhận thức của người dân về việc đăng ký đất đai, thực hiện tốt chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.
3.4.3.2 Giải pháp cụ thể
* Về tổ chức và công tác cán bộ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về số lượng và tốt về chất lượng. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn và cả về công nghệ thông tin. Mục tiêu của công tác đào tạo cán bộ là kiến thức chuyên sâu, có tinh thần trách nhiệm, linh hoạt trong xử lý tình huống, đồng thời đội ngũ này thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phê bình và tự phê bình. Đề xuất cái mới và có kế hoạch cụ thể nâng cao hiệu quả trong công việc. Đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành, đạt hiệu quả trong quá trình làm việc, có kinh nghiệm nên đề nghị với cấp trên xem xét cho ký hợp đồng dài hạn (chức danh viên chức) để tạo tâm lý làm việc ổn định, có trách nhiệm trong công việc mình làm.
* Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật
Hiện nay thành phố đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ địa chính nên cơ sở dữ liệu đất đai đa phần vẫn đang phải lưu trữ ở dạng giấy, phòng lưu trữ thì đã quá tải vì qua thời gian hồ sơ , sổ sách quá nhiều. Chính vì vậy đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tạo điều kiện bố trí, sắp xếp thêm phòng dành cho
lưu trữ hồ sơ, đề xuất mua một máy scan phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nói riêng.
* Về chính sách pháp luật
Tăng cường phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao động công tác tại VPĐK thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với nhau, tránh chồng chéo, ban hành không kịp thời giữa văn bản của UBND tỉnh ban hành, Ủy ban nhân dân thành phố với pháp Luật đất đai hiện hành của Trung ương.
* Giải pháp về tổ chức, phối hợp làm việc giữa các đơn vị
Hoàn thiện mô hình tổ chức của văn phòng đăng ký, trong đó phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của văn phòng đăng ký và các đơn vị liên quan.
Cụ thể phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thuế, các Phòng Công chứng và các Văn phòng công chứng, các phòng ban khác có liên quan để nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong quá trình xử lý hồ sơ, tránh trường hợp tham gia quá sâu vào công việc của nhau gây ách tắc công việc chung, phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục về đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
* Giải pháp về công nghệ
Trong thời buổi hội nhập, tất cả công việc đều phải sử dụng máy móc công nghệ, phần mềm tin học hóa mà hầu hết cán bộ của đơn vị đang còn rất hạn chế về tin học, tiếng anh chuyên ngành (nhất là đối với số cán bộ đã có tuổi làm việc lâu năm trong ngành) do vậy Văn phòng đăng ký phải thường xuyên tổ chức tập huấn, cử cán bộ chủ chốt tham gia các lớp đào tạo về công nghệ thông tin để đáp ứng cho nhu cầu công việc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Giai đoạn 2017 - 2019, thành phố đã cấp được 2295 Giấy chứng nhận lần đầu đối với các loại đất, đạt 97,01%, giúp cho công tác quản lý đất đai trở nên hiệu quả hơn, nắm chắc quỹ đất của thành phố Điện Biên Phủ nói riêng và của tỉnh Điện Biên nói chung. Vấn đề đăng ký đất đai đã được chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm. UBND thành phố Điện Biên Phủ đã thường xuyên tham vấn ý kiến chỉ đạo của cấp trên, kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai để điều chỉnh các giao dịch xảy ra thường xuyên: Tách thửa, chuyển mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho, thừa kế, cấp đổi, cấp lại, giao dịch đảm bảo, đăng ký bổ sung nhà ở và tài sản gắn liền với đất phù hợp với các văn bản quy phạm của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương.
Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ quản lý về công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố cho thấy: có 64,67% người dân cho rằng việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết. Đa số những người được điều tra đều hiểu đúng về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 90,67% số người được hỏi hiểu đúng về các nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả tổng hợp ý kiến của cán bộ chuyên môn cho thấy: ý kiến đánh giá tốt về công tác cấp GCNQSDĐ của VPĐKQSD đất chiếm tỷ lệ cao (90% đối với tiến độ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ, 94% đối với mức độ hướng dẫn của cán bộ VPĐKQSDĐ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, 90% đối với thái độ của cán bộ VPĐKQSDĐ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai), không có ý kiến đánh giá ở mức kém. Tuy nhiên vẫn có 11% ý kiến cho rằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ VPĐKQSDĐ
tại VPĐKQSDĐ thành phố Điện Biên Phủ không phải chuyên môn về quản lý đất đai.
Công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại cần phải có các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Các giải pháp của đề tài đưa ra là: giải pháp về công tác cán bộ; giải pháp về cơ sở vật chất; giải pháp về tổ chức và các giải pháp về công nghệ.
2. Kiến nghị
Cần nghiêm túc thực hiện một cách triệt để việc cập nhập, chỉnh lý hồ sơ địa chính đi đôi với công tác cấp GCNQSD đất để tăng hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố nói riêng và cả tỉnh nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi truờng Hà Nội (2014), Thông tư 23/2014/TT- BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2014), Thông tư 24/2014/TT- BTNMT về hồ sơ địa chính;
3. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
4. Chi cục Quản lý đất đai, Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về đất đai năm 2017, Điện Biên Phủ;
5. Chi cục Quản lý đất đai, Kết quả cấp GCN cho tổ chức tính đến 31/12/2019, Điện Biên Phủ;
6. Phòng kinh tế Thành phố Điện Biên Phủ (2019), Báo cáo tình hình kinh tế năm 2019, Điện Biên Phủ;
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Điện Biên Phủ, Báo cáo tình