Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất của thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2017 2019​ (Trang 39 - 41)

- Điều kiện tự nhiên

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất của thành

của thành phố Điện Biên Phủ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược về Quốc phòng an ninh của vùng Tây Bắc; có sân bay quốc tế và quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và giầu bản sắc văn hóa các dân tộc. Thành phố Điện Biên Phủ đã và đang trở thành một trung tâm du lịch của khu vực Tây bắc, là đầu mối giao thông quan trọng với các nước ASEAN và tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là: 9.554,107 km2, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông.

Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Điện Biên Phủ nằm trong lòng chảo Điện Biên, có cao độ biến thiên từ +473 m đến +563m

- Khu vực Điện Biên Phủ có cao độ nền tự nhiên trung bình khoảng 483m - Cao độ nền trung bình quanh các chân đồi khoảng +490m

- Cao độ đỉnh các đồi A1, C1, C2, Điện Biên Phủ trong khoảng 5%-536m Nhìn chung vùng thị trấn cũ và cánh đồng Mường Thanh có nền địa hình bằng phẳng (độ dốc <1%). Riêng các chân đồi cố độ dốc trung bình từ 10-20%

Địa hình thềm đồi phía Bắc nền sông Nậm Rốm có cao độ nền từ 410 đến 450m, có đỉnh cao tới 537m.

3.1.1.3. Khí hậu

Trạm khí tượng Điện Biên đại diện cho điều kiện khí tượng-khí hậu của thành phố. Đặc điểm tài nguyên nước của sông Nậm Rốm có ảnh hưởng đến khả năng cấp, thoát nước của thành phố.

3.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá kỹ. Qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,... nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã xác định được 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14 điểm mỏ than, trong đó có 2 điểm đã được đánh giá trữ lượng cấp C1 và nhiều điểm khoáng sản VLXD, nước khoáng... nhưng chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Sơ bộ cho thấy, các khoáng sản chính ở Điện Biên gồm có:

* Về khoáng sản kim loại: có sắt, chì, chì - kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân... - Sắt có phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng.

- Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ. hiện nay có điểm quặng chì kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang hoạt động.

- Đồng qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mường Chà với trữ lượng khá lơn nhưng chưa được thăm dò đánh giá cụ thể.

- Nhôm và nhôm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng

Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng rừng và đất rừng rất lớn. Toàn tỉnh có tới 757.937ha rừng và đất rừng, chiếm 79,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Năm 2004, tổng diện tích đất có rừng của Điện Biên chỉ có 367.398 ha, chiếm 48,5% tiềm năng đất rừng và đạt tỷ lệ che phủ 38,5%, trong đó rừng tự nhiên là 356.225 ha, chiếm 96,9% đất có rừng; rừng trồng là 11.225 ha chiếm 3,1%. Hầu hết rừng ở Điện Biên hiện nay là rừng phòng hộ. Trong số hơn 466 ngàn ha đất chưa sử dụng thì diện tích đất đã quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh là 397.989 ha

3.1.1.6. Tài nguyên du lịch

Điện Biên có vị trí chiến lược rất quan trọng, qua nhiều thời kỳ lịch sử còn để lại những di tích có giá trị nhân văn, trong đó nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2017 2019​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)