ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã vĩnh lợi, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 43 - 46)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các tiêu chí môi trường trong Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, như: Tình hình sử dụng nước sạch, thu gom rác thải, tình hình sử dụng đất, các thiên tai môi trường ...

2.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu

Địa điểm: Xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Phạm vi: Những vấn đề liên quan đến môi trường nông thôn trong Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2018 - 9/2019.

2.2. Nội dung nghiên cứu

1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên môi trường xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

+ Điều kiện tự nhiên.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội.

+ Tài nguyên thiên nhiên môi trường.

2. Khái quát tình hình thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Lợi huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang

3. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

+ Công tác xây dựng nông thôn mới.

+ Đánh giá tiêu chí số 17 – Môi trường và an toàn thực phẩm.

4. Đánh giá hiện trạng môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Lợi.

+ Về gia tăng dân số.

+ Về phát triển kinh tế các nghành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Về Trình độ dân trí.

+ Về Thực trạng môi trường. + Về tác động ô nhiễm môi trường.

5. Giải pháp thực hiện nhằm về đích tiêu chí môi trường tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.

+ Giải pháp chung cho công tác xây dựng nông thôn mới. + Giải pháp cụ thể cho việc thực hiện tiêu chí môi trường.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu.

+ Thu thập số liệu thứ cấp

- Các văn bản pháp quy phạm có liên quan.

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. - Các tài liệu về hiện trạng môi trường của địa phương.

- Các tài liệu khoa học đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Các đề tài luận văn.

+ Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra phỏng vấn.

- Yêu cầu phiếu điều tra: Thiết kế bộ câu hỏi có các câu hỏi về thông tin chung, câu hỏi thu thập thông tin nghiên cứu, sử dụng câu hỏi đóng và câu hỏi mở, câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời.

- Mục đích sử dụng bộ câu hỏi hộ cá nhân nhằm thu thập các thông tin số thành viên, trình độ học vấn, kinh tế hộ, các vấn đề về nguồn tài nguyên nước, đất, các vấn đề vệ sinh môi trường, các chính sách pháp luật, dự án phúc lợi xã hội hiểu biết của người dân về môi trường...

Bộ câu hỏi chi tiết và phiếu điều tra (phần phụ lục).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Với xã Vĩnh Lợi gồm 17 thôn, mỗi thôn sẽ điều tra 10 hộ, tổng điều tra là 170 phiếu. Trong khi điều tra kết hợp quan sát thu thập số liệu khách quan.

+ 17 thôn là: Gò Hu, Văn Minh, Tân Lập, Hồ Sen, Bờ Sông, Đồng Hèo, Vân Thành, Tam Tinh, Ninh Thái, Thái An, An Hòa, Đất Đỏ, Kim Ninh, Cầu Cháy, Ao Bầu, Bình Ca, Cây Đa. Để có kết quả điều tra khách quan nhưng chính xác và đầy đủ tôi chọn ngẫu nhiên các hộ trong từng thôn, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, thành phần dân tộc.

- Đối với cơ quan công sở: Thu thập thông tin từ các cán bộ tại UBND xã về dân số, tỷ lệ dân số, hiện trạng sử dụng đất đai, tình trạng kinh tế, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, vấn đề về đa dạng sinh học, các vấn đề môi trường, các chương trình, chính sách của địa phương...Có xác nhận của Chủ tịch UBND xã.

2.3.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Tiến hành nhập số liệu và mã hóa số liệu vào phần mềm Excel để xử lý số liệu. Sau đó tiến hành vẽ biểu đồ, bảng biểu đối với số liệu đã được xử lý.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tích

Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ internet, sách báo...) sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh, theo từng vấn đề phục vụ cho nội dung luận văn.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường như các cán bộ tại Phòng Tài nguyên & Môi trường, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Dương, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang để tìm hiểu về thực trạng và đưa ra các pháp giúp xã Vĩnh Lợi đạt tiêu chí môi trường.

- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các giáo viên trong nhà trường về các giải pháp giúp xã Vĩnh Lợi đạt tiêu chí môi trường.

2.3.5. Phương pháp điều tra thực địa

Khảo sát thực tế hiện trang môi trường ở các khu vực khác nhau trong địa bàn xã, chụp ảnh tư liệu...

Khu vực trung tâm xã, khu vực bãi rác, khu vực suối, khu vực xa trung tâm đồi núi...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã vĩnh lợi, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)