Thực trạng môi trường xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã vĩnh lợi, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 73 - 81)

3. Ý nghĩa

3.4.4. Thực trạng môi trường xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.4.4.1. Sử dụng nước sinh hoạt

Xã Vĩnh Lợi là xã có tiềm năng nước dồi dào phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp, công nghiệp của địa phương. Tuy nhiên vào mùa khô sảy ra thiếu nước cục bộ tại một số thôn, mùa mưa thì nước thường bị đục do mưa lũ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.12 Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Các nguồn cấp

nước sinh hoạt

Nước máy Nước tự nhiên (ao, sông, suối,..) Giếng khoan, giếng đào Lọc Không lọc Lọc Không lọc lọc Không lọc Sô hộ sử dụng - - 5 12 39 114 Tỷ lệ (%) - - 2,94 7,06 22,94 67,06

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Nhận xét: Qua thực tế điều tra trên địa bàn xã kết quả cho thấy hầu hết các hộ đều sử dụng nước giếng khoan, giếng đào chiếm 90%, Do là nước nguồn nên người dân hầu hết sử dụng trực tiếp ít qua hệ thống lọc. Nhìn chung chất lượng nguồn nước sinh hoạt tương đối tốt. Tuy nhiên cần có phân tích chất lượng nước để biết chính xác hơn. Năm 2007 có lắp đặt nước máy theo Dự án tại những thôn ở trung tâm xã nhưng hiện nay người dân không sử dụng nước máy nữa.

Bảng 3.13 Chất lượng nước dùng trong sinh hoạt xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Chất lượng Sô hộ gia đình Tỉ lệ (%)

Mùi 2 1,18

Vị 2 1,18

Khác 1 0,58

Không có vấn đề gì 165 97,06

Tổng 170 100 %

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình) 3.4.4.2. Nước thải và xử lý nước thải

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của nó. Đây chính là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của họ, có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (Cacbonhydrat protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nito, photphat,vi khuẩn có mùi khó chịu như H2S, NH4...). Đặc trưng của chất thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Các vi sinh vật trong nước thải phần lớn là các VSV gây bệnh (tả, thương hàn...). Việc sử dụng các loại cống thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

Bảng 3.14 Các loại cống thải của hộ gia đình tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Cống lộ thiên 95 55,88

Cống có nắp đậy 31 18,24 Không có nắp đậy 44 25,88

Tông số 170 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Tỷ lệ % các loại cống thải các hộ gia đình sử dụng

Hình 3.4 Tỷ lệ các loại cống thải các hộ gia đình xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét: Qua bảng 3.14 và hình 3.4 cho thấy hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn đều có cống thoát nước thải, nhưng chủ yếu các hộ gia đình chỉ dùng các loại cống thải lộ thiên chiếm 55,88%, Do địa bàn dân cư phân bố không tập chung cách xa nhau, mỗi nhà một nơi, địa hình dốc. Bên cạnh đó còn một số hộ gia đình không có cống thải chiếm tới 25,88%, những hộ gia đình này sau khi sử dụng nước thừa họ thải trực tiếp xuống ao nhà mình hoặc thải ra sông, mương, ruộng... cạnh nhà. Chủ yếu là các hộ ven suối, điều này ảnh hưởng đến cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường khu vực.

Hiện nay xã chưa quy hoạch được cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử lý nên nước thải sinh hoạt của người dân địa phương chủ yếu được thải ra các dòng sông, kênh, mương để pha loãng.

3.4.4.3. Vấn đề rác thải

- Thành phần rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt tại các nguồn phát sinh khác nhau thì thành phần rác thải cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Rác hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, thành phần rác thải này thường bao gồm chủ yếu là thực phẩm (rau, quả, thức ăn thừa...), túi nilon, giấy, gỗ, thủy tinh, chai lọ, nhựa, tro than tổ ong... Ngoài ra rác hộ dân còn chứa một phần nhỏ các chất nguy hại như pin...

+ Rác đường xá: Phát sinh từ các hoạt động đường xá, xe cộ đi lại vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do hoạt động giao thông đi lại trên đường và các hộ dân sống 2 bên đường xả bừa bãi. Thành phần chủ yếu là cành, lá cây, giấy vụn, nilon, xác chết động vật, cát, gạch, vôi vữa...

+ Rác khu cơ sở SXKD: Nguồn này phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, cửa hàng sửa chữa, các cơ sở sản xuất mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng... Các chất thải tại các khu này là gỗ vụn, vải vụn từ các cửa hàng may mặc, thực phẩm rau củ quả, cơm canh thừa, giấy lau từ các nhà hàng ăn uống...

+ Rác phát sinh từ các cơ quan công sở: Thành phần chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai lon nước, lá cây và một phần chất thải là thực phẩm...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Rác chợ: Nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: Rau, củ, quả hư hỏng, rơm rạ, giấy....

* Nguồn phát sinh:

Bảng 3.15 Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

TT Nguồn phát sinh Khối lượng

(tấn/ngày) Tỷ lệ (%)

1 Hộ dân 4,1 75,93

2 Đường xá 0,5 9,26

3 Cơ quan, trường học, công sở 0,15 2,78

4 Chợ 0,4 7,41

5 Các cơ sở sản xuất kinh doanh 0,25 4,62

Tông phát sinh 5,4 100,00

(Đề án thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương năm 2018)

Tỷ lệ % nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Hình 3.5 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét: Qua bảng 3.15 và hình 3.5 cho thấy nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã chủ yếu do hộ gia đình sinh hoạt, chợ và do hoạt động giao thông với lần lượt 75,93%, 7,41% và 9,26%. Trong khi đó Cơ quan trường học, công sở và các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Bảng 3.16 Đánh giá lượng rác của các hộ gia đình xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Lượng rác(kg/ngày) Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)

< 2kg 98 57,65

2-5kg 66 38,82

5-10kg 6 3,53

Khác 0 0

Tổng 170 100 %

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Trung bình các hộ thải ra một ngày khoảng 02 kg rác, với 2.176 hộ thì lượng rác một ngày rất lớn.

* Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

Bảng 3.17 Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của người dân tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

STT Hình thức đổ rác Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Hố rác riêng 155 91,18 2 Đổ rác ở bãi chung 0 0 3 Đổ rác tùy từng nơi 15 8,82 4 Được thu gom theo dịch vụ công ích 0 0

Tổng số 170 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét: Do đặc thù những hộ dân ở cách xa nhau, dân cư thưa thớt. Hiện nay theo chương trình nông thôn mới nhằm đảm bảo VSMT đang được nhà nước hỗ trợ xây những hố rác riêng là các lò đốt rác. Tuy nhiên vẫn còn một số không nhỏ các hộ vẫn chưa có hố rác và vứt bừa bãi: Vứt ra đường, khu đất trống, hoặc vứt xuống cống rãnh, đổ ra sông... không đảm bảo gây ô nhiễm môi trường chiếm 8,82%.

3.4.4.4. Vệ sinh môi trường xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Bảng 3.18 Thực trạng nhà vệ sinh xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

STT Kiểu nhà vệ sinh Sô hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Không có 2 1,17

2 Hố xí tạm (tre nứa…) 25 14,71 3 Nhà vệ sinh kiên cố 87 51,18 4 Nhà vệ sinh tự hoại 56 32,94

Tổng số 170 100,00

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Tỷ lệ % các hộ sử dụng nhà vệ sinh

Hình 3.6 Kiểu nhà vệ sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét: Đa số người dân đều có ý thức làm nhà vệ sinh tuy nhiên tỷ lệ nhà vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn còn cao chiếm 14,71% ở đây hố xí chỉ được kê lên bằng tấm ván, che kín xung quanh, thậm chí có hộ gia đình không che đậy gì cả mà núp đằng sau bụi cây. Khi trời mưa gió ẩm ướt, ruồi nhặng, côn trùng phát triển rất gây mất vệ sinh. Trong thời gian tới để đảm bảo đạt tiêu chí môi trường chính quyền xã cần hỗ trợ bà con xi măng để xây bể nước nhà tắm, nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Bảng 3.19 Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

STT Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Ngấm xuống đất 102 60

2 Sông suối... 12 7,06

3 Cống thải chung của địa phương 0 0

4 Bể tự hoại 56 32,94

Tổng số 170 100

[

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Tỷ lệ % nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

Hình 3.7 Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét: Do địa bàn dân cư thưa thớt phần lớn nước thải từ nhà vệ sinh được thải ra môi trường ngấm xuống đất. Một số hộ gia đình ven sông suối đã thải nước thải xuống thẳng sông suối đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nếu không có biện pháp xử lý.

* Vấn đề chuồng trại

Bảng 3.20 Tỷ lệ chuồng nuôi gia súc ở xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Kiêu chuồng trại Sô hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Không có chuồng trại 6 3,53 Chuồng trại tách riêng khu nhà ở 122 71,76 Chuồng trại liền kề khu nhà ở 27 15,88 Chuồng trại dưới sàn nhà 15 8,83

Toàn xã 170 100

(Số liệu điều tra thực tế 170 hộ gia đình)

Qua bảng tỉ lệ kiểu chuồng trại ta thấy vẫn có 3,53% hộ gia đình không có chuồng trại nuôi nhốt. Ở đây vật nuôi không được nuôi nhốt mà vẫn thả rông, người dân thường buộc dưới gốc cây không thu gom phân gia súc vì thế rất mất vệ sinh. Mặc dù đã có 96,47% hộ gia đình có chuồng trại nhưng chuồng trại đặt liền kề khu nhà ở chiếm 15,88%, điều này rất ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Ruồi nhặng phát triển, mùi phân bốc lên gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra do phong tục tập quán nhà sàn một số gia đình vẫn buộc gia súc dưới sàn nhà chiếm tới 8,83%. Trong thời gian tới cần tuyên truyền vận động các hộ dân làm chuồng trại gia súc ra xa nhà để đảm bảo vệ sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã vĩnh lợi, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)