Giải pháp cụ thể cho việc thực hiện tiêu chí môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã vĩnh lợi, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 85 - 95)

3. Ý nghĩa

3.5.2.Giải pháp cụ thể cho việc thực hiện tiêu chí môi trường

3.5.2.1. Cung cấp và vận động sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định

Xã Vĩnh Lợi là vùng đã xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung theo dự án năm 2007, nhưng hiện nay trạm cung cấp nước sạch đang ngừng hoạt động, tất cả các hộ dân trong xã đều sử dụng nước giếng đào và giếng khoan. Nhìn chung nước sử dụng trong toàn xã là hợp vệ sinh nhưng cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, nên trước mắt giải pháp được đưa ra về nước sinh hoạt cho người dân địa phương trong toàn xã là:

- Tuyên truyền liên tục, thường xuyên về nước sạch, lợi ích của việc sử dụng nguồn nước sạch cũng như mối nguy hại của việc sử dụng nước không hợp vệ sinh đối với sức khỏe của chính họ và gia đình. Đồng thời, biên soạn tài liệu giản đơn với các thông số cụ thể (khoảng cách so với nguồn gây ô nhiễm, thành giếng cao bao nhiêu, nền sân giếng như thế nào?...) để người dân trong toàn xã biết được thế nào là nguồn nước hợp vệ sinh, không hợp vệ sinh. Cần được tuyên truyền nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hàng ngày.

- Có tài liệu giới thiệu cho người dân về các công nghệ xử lý nước và vận động người dân ứng dụng các công nghệ xử lý nước ngay tại hộ gia đình như xây dựng bể lọc, mua máy lọc nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Vận động các hộ dân sử dụng nước không hợp vệ sinh trong toàn xã cải tạo, xây dựng mới giếng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh, rà soát và thực hiện hỗ trợ những hộ khó khăn xây dựng bể lọc, hỗ trợ mua máy lọc nước.

- Về lâu dài cần đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung theo quy mô xã hay liên xã nhằm đảm bảo khai thác nguồn nước hiệu quả, bền vững. Khuyến khích, thu hút, kêu gọi mọi hình thức đầu tư các công trình cấp nước sạch tập trung.

3.5.2.2. Giải pháp về các cơ sở sản xuất kinh doanh

- Xây dựng quy chế Bảo vệ môi trường, vận động các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các doanh nghiệp thực hiện tốt quy chế Bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung để thay thế gạch đất sét nung. Điều này nhằm tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

- Tuyên truyền cho chủ trang trại về ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp BVMT trong chăn nuôi. Khuyến khích chủ trang trại tham gia tập huấn đào tạo kỹ năng quản lý chất thải tổng hợp.

- Triển khai ứng dụng mô hình xử lý nước thải sau hệ thống biogas. Trang trại phải xây ngay hệ thống thu gom và xử lý nước thải, xử lý phân. Yêu cầu trang trại chăn nuôi lợn tập trung cam kết BVMT, thực hiện nghiêm các quy định BVMT.

- Bên cạnh đó cần thành lập tổ giám sát việc thực hiện các quy định BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, xử phạt nghiêm các cơ sở nếu vi phạm về BVMT. Thành viên của tổ giám sát là những người quản lý về MT của xã, và đặc biệt là phải có các tổ chức đoàn thể của thôn như: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi trưởng hội phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh, bí thư chi đoàn.

3.5.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và các hoạt động phát triển xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về xây dựng NTM, đối mới phương thức, cách thức tiếp cận, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Làm thay đổi tư duy của cán bộ, người dân về chương trình xây dựng NTM, đồng thời tuyên truyền vận động đẩy mạnh phong trào “chung tay xây dựng NTM”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Tại các thôn, ngõ cần tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông đặc biệt là trên loa phát thanh của các thôn, để phổ biến những kiến thức về BVMT, lắng nghe những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân. Cần được tuyên truyền nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hàng ngày.

- Phát động toàn dân tham gia phong trào xây dựng quê hương xanh, sạch, đẹp. Định kỳ mỗi tháng một lần tổ chức tổng vệ sinh môi trường với sự tham gia của người dân, các công việc thiết thực như: Khơi thông cỗng rãnh, quét dọn ngõ xóm, đường làng, hình thành thói quen và vệ sinh môi trường bắt đầu từ sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ đến sạch thôn, xóm, sạch môi trường sống xung quanh. Đồng thời tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, đường giao thông trong xã; thực hiện cải tạo vườn, xây dựng tường rào hoặc trồng cây làm hàng rào.

- Hằng năm, UBND xã có kế hoạch bảo vệ môi trường; trong đó, phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, tổ chức hội, đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân xã) phụ trách công tác vệ sinh môi trường tại các khu vực công cộng của thôn, xã và các khu dân cư.

- Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp: Khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, vận động người dân sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học, đồng thời tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng nhiều phân hóa học, lợi ích của việc áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng phân hữu cơ trong công tác BVMT. Tuyên truyền người dân không sử dụng bừa bãi thuốc BVTV. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đúng liều lượng và khi thật sự cần thiết mới sử dụng. Cần được tuyên truyền nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hàng ngày.

- Phát động các phong trào thi đua rộng khắp trong nhân dân gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, thực hiện thi đua giữa những hộ này với các hộ khác trong thôn. Thi đua giữa thôn này với thôn khác trong xã, giữa các tổ chức hội đoàn thể chính trị - xã hội với nhau, kịp thời làm tốt công tác biểu dương khen thưởng và ngược lại. Phát huy thực sự có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, dân chủ trong nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là việc tham gia xây dựng NTM xanh, sạch, đẹp.

- Đối với các trường học: Đưa vấn đề về BVMT vào chương trình học, nhằm hình thành và tạo ra ý thức BVMT cho mọi người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trường. Đặc biệt quan tâm đến việc hình thành thói quen BVMT cho đối tượng thiếu nhi như học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

3.5.2.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

Nghĩa trang nhân dân: Trước mắt, chôn cất tại các điểm chôn cất hiện có, chỉnh trang, cải tạo 8 nghĩa trang nhân dân đảm bảo đạt tiêu chuẩn VSMT và có quy chế quản lý. Các nghĩa trang do thôn trực tiếp quản lý phải thực hiện theo quy ước của thôn.

- Xây dựng các hàng rào bao quanh các khu nghĩa trang nhân dân, làm đường vào, làm rãnh thoát nước đặc biệt là tăng cường trồng hệ thống cây xanh.

- Quy hoạch lại, đóng cửa không cho chôn cất tiếp tại nghĩa trang thôn Bờ Sông do nghĩa trang đã hết phần diện tích chôn cất.

- Cần nghiêm túc tổ chức triển khai xây dựng nghĩa trang hoặc cải tạo lại nghĩa trang theo quy hoạch; thực hiện việc lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang với sự tham gia bàn bạc của các bậc cao niên trong làng, trong vùng. Nghĩa trang xây dựng phải bảo đảm các phân khu chức năng, phân lô, kích thước, khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường; khuyến khích việc xây dựng mộ mới cùng một kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện mai táng theo đúng quy định, trình tự cũng như tổ chức việc hiếu theo nếp sống mới. Ngoài ra, các cấp ủy, chính quyền xã còn phải đề cao tinh thần tự giác của mỗi đảng viên. Ðảng viên thuộc dòng họ, chi họ nào có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên trong dòng họ, chi họ của mình. Ðồng thời, xã đã đưa các quy định về thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang vào quy chế xét thi đua khen thưởng với các thôn làng.

- Ngoài quy định về việc tang, tu sửa mộ, chính quyền xã cần quan tâm đến việc quản lý và bảo vệ nghĩa trang: Mỗi nghĩa trang đều có quản trang đảm nhiệm việc giám sát, chôn cất, xây dựng và ra vào nghĩa trang; mỗi thôn đều có một ban tổ chức tang lễ theo nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; trước khi chôn cất và xây dựng, người thân phải ký cam kết thực hiện đúng quy chế.

- Đến hết năm 2019, phấn đấu 100% các khu nghĩa trang nhân dân theo đúng quy hoạch. Phù hợp với đặc điểm văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của từng dân tộc.

3.5.2.5. Giải pháp thu gom, xử lý chất thải, nước thải

Hiện nay, theo văn bản 1276/UBND-TNMT ngày 08/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn (Cụ thể, không chấp thuận đầu tư các lò đốt, bãi chôn lấp rác thải quy mô cấp thôn, xã). Vì thế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

UBND xã xây dựng Đề án thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Vĩnh Lợi trình UBND huyện Sơn Dương phê duyệt. Giải pháp thu gom, xử lý chất thải, nước thải cụ thể như sau:

Giải pháp về chất thải

* Nâng cao tỉ lệ, chất lượng thu gom và xử lý chất thải rắn tại các thôn trong toàn xã. Giải pháp cụ thể như sau:

- Hiện nay đã thành lập tổ tự quản xây dựng nông thôn mới với 17 tổ/17 thôn, ban hành Quyết định, Quy chế hoạt động tổ tự quản, phương án cấm bắt cá dưới mọi hình thức, phương án bảo vệ môi trường, triển khai bổ sung nội dung vào quy ước làng văn hóa 17 thôn, triển khai đặt biển cấm bắt cá, cấm vứt rác ở các vị trí trong thôn và biển tổ tự quản XD NTM tại 17 thôn.

- Tổ thu gom chất thải tại các thôn: Lịch trình và cách thức thu gom cần được thường xuyên theo dõi để lựa chọn phương thức phù hợp và giảm chi phí thu gom. Khuyến khích thành lập hợp tác xã phụ trách công tác thu gom rác thải.

- Đối với công nhân vệ sinh thu gom rác, cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về thành phần, cách phân loại, xử lý và bỏ rác thải hợp lý.

- Bên cạnh đó cần thành lập tổ giám sát việc thu gom, vận chuyển rác của tổ VSMT ở các thôn. Thành viên của tổ giám sát là những người thuộc các tổ chức đoàn thể của thôn như: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi trưởng hội phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh, bí thư chi đoàn.

- Về lâu dài cần tăng mức phí thu gom của các hộ dân hợp lý hơn, bổ sung xe chở rác để công tác thu gom, xử lý đạt hiệu quả cao nhất.

- Cải tạo, xây bờ bao cho khu tập kết, xử lý rác của các thôn trong toàn xã. * Để giảm thiểu lượng chất thải rắn cần thu gom xử lý, tăng cường năng lực tự xử lý rác của người dân. Giải pháp cụ thể như sau:

- Trước hết cần tiến hành thí điểm phân loại rác ngay tại nguồn, hộ gia đình, chứa trong thùng nhựa quy định tại một thôn nào đó, sau đó sẽ tự lan tỏa ra cộng đồng, từ đó nhân rộng mô hình trong toàn xã sẽ có hiệu quả cao. Việc phân loại rác tại nguồn là biện pháp quản lý chất thải rắn hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và tận dụng được lượng chất thải có thể tái sử dụng nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm chi phí xử lý chất thải. Để thực hiện một cách hiệu quả trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

phân loại rác tại nguồn trước hết cần tuyên truyền, phổ biến để người dân thấy được hiệu quả, lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, sau đó là cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, các ban ngành đoàn thể trong từng thôn để tạo cho người dân có thói quen phân loại rác tại nguồn như phát thùng đựng rác cho từng hộ dân và hướng dẫn các hộ phân loại một cách cụ thể, hiệu quả nhất.

- Tuyên truyền thường xuyên theo định kỳ trên đài phát thanh của thôn về công tác BVMT. Tập huấn phổ biến kiến thức xử lý rác thải tại nhà. Đồng thời phát tài liệu hướng dẫn về phân loại rác tại nguồn cho người dân, lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, tác hại, tổn thất của việc không phân loại rác tại nguồn. Cần được tuyên truyền nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hàng ngày.

- Dùng thùng nhựa quy định để đựng rác: hiện nay các gia đình trong xã thường dùng túi nilon, bao tải để đựng rác. Những loại đựng rác này không có nắp đậy, bốc mùi, thoát khí, nước rác thải chảy ra gây ô nhiễm cho chính gia đình các họ. Vì vậy cần khắc phục bằng việc thay thế các dụng cụ đựng rác trên bằng các thùng rác có nắp đậy đúng quy định. Để thực hiện ngay quá trình phân loại rác thì mỗi hộ nên có 2 thùng rác, một để đựng rác vô cơ, một để đựng rác hữu cơ.

- Bên cạnh đó cần thành lập tổ cộng đồng kiểm tra giám sát, tổ tuyên truyền, tổ quản lý thực hiện việc phân loại rác tại nguồn... Thành viên của tổ giám sát, tổ tuyên truyền, tổ quản lý là những người thuộc các tổ chức đoàn thể của thôn như: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi trưởng hội phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh, bí thư chi đoàn.

- Thí điểm, và nhân rộng các mô hình thu gom xử lý rác thải nông nghiệp: + Trước tiên thí điểm tại một trục đường chính nội đồng cứ 500m bố trí một thùng đựng rác thải nông nghiệp loại 50m3 (có dán băng rôn, khẩu hiệu về BVMT vào thùng đựng đó…) và định kỳ đội VSMT thu nhận và đưa đến điểm tập kết, xử lý.

+ Tuyên truyền, giáo dục về nguy hại của thuốc BVTV với sức khỏe con người, sự cần thiết phải thu gom loại rác thải này. Đồng thời xây dựng các quy chế quản lý, thu gom rác thải nông nghiệp và xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm.

+ Ưu tiên các biện pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Tại các nơi công cộng, trường học, nhà văn hóa các thôn: bố trí thùng đựng rác 50m3 tại nơi hợp lý và có định kỳ đội VSMT thu nhận và đưa đến điểm tập kết.

Xử lý rác thải:

- Đối với các hộ gia đình phân bố không tập trung: Hỗ trợ xây lò đốt rác thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã vĩnh lợi, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang​ (Trang 85 - 95)