2.4.2.1. Đánh giá quản lý rừng
- Phạm vi đánh giá: đánh giá toàn diện công tác quản lý rừng (kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh) thông qua các nguyên tắc.
- Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá: Bộ Tiêu chuẩn tạm thời QLRBV- FSC của Smartwood gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí và 160 chỉ số. Các nguyên tắc được cụ thể hoá bằng các tiêu chí và được thể hiện chi tiết bằng các chỉ số và các nguồn kiểm chứng.
Tiêu chuẩn này đã được Smartwood sử dụng để đánh giá QLRBV của 02 CTLN Đoan Hùng và Xuân Đài năm 2010.
1) Nguyên tắc 1- Tuân thủ luật và nguyên tắc FSC 2) Nguyên tắc 2-Quyền và trách nhiệm sử dụng đất 3) Nguyên tắc 3- Quyền của người dân sở tại
4) Nguyên tắc 4- Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân 5) Nguyên tắc 5- Những lợi ích từ rừng
6) Nguyên tắc 6- Tác động môi trường 7) Nguyên tắc 7- Quản lý rừng
8) Nguyên tắc 8- Giám sát và đánh giá
9) Nguyên tắc 9- Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao 10) Nguyên tắc 10- Rừng trồng
Về cơ bản tiêu chuẩn tạm thời của Smartwood cũng tương tự như tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam.
Phương pháp đánh giá quản lý rừng thông qua ba kênh thông tin: đánh giá trong phòng, đánh giá ngoài hiện trường, tham vấn.
- Thu thập các thông tin về các yếu tố tác động đến quản lý rừng.
+ Sơ đồ đánh giá quản lý rừng tại Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình tổng hợp như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ khung đánh giá quản lý rừng tại Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình
Phương pháp đánh giá - Trong phòng - Tham vấn - Hiện trường Đánh giá QLR (FM) Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)
Điều kiện cơ bản của Công ty
Lỗi không tuân thủ Giải pháp khắc phục
+ Các bước cụ thể để đánh giá QLR
Bước 1: Lập kế hoạch nội bộ ban đầu
Tổ chức cuộc họp nội bộ nhằm mục đích nắm bắt khái quát quá trình đánh giá; lên thời gian biểu và phân công nhiệm vụ các nhóm đánh giá; lập danh sách tổ chức cá nhân cần tham vấn; câu hỏi phỏng vấn; lịch phỏng vấn, đồng thời tiến hành lập danh sách hiện trường
Bước 2: Đánh giá trong phòng
- Mời những người có liên quan đến công tác quản lý rừng cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi có liên quan do họ phụ trách.
- Tìm hiểu các văn bản, tài liệu, sổ sách có liên quan đến quản lý rừng, sản xuất kinh doanh và so sánh đối chiếu các văn bản, tài liệu với yêu cầu của bộ Tiêu chuẩn FSC của Smartwood.
Bước 3: Tham vấn các bên liên quan
Sử dụng các câu hỏi đã được lập sẵn xoay quanh các vấn đề quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng theo các tiêu chuẩn QLRBV của FSC, chuỗi hành trình sản phẩm để tham vấn các đối tượng sau:
- Nhóm môi trường: Phòng tài nguyên môi trường, các tổ chức bảo tồn... - Cơ quan Nhà nước: Hạt kiểm lâm huyện, Tài chính, Thuế, UBND xã, các phòng ban chức năng của Công ty...
- Cộng đồng: dân cư sống quanh công ty, những hộ được giao đất lâm nghiệp liền kề, những hộ có tranh chấp đất đai với đơn vị
Bước 4: Khảo sát hiện trường
Công việc này được tiến hành sau khi đã xem xét các kế hoạch quản lý ban đầu và tham vấn các bên liên quan, không tới hiện trường khi không đủ những thông tin cơ bản về các hoạt động quản lý rừng. Các tài liệu cần mang: bản đồ hiện trạng, các bản thiết kế trồng rừng, khai thác, vận chuyển...làm cơ sở so sánh. Ngoài ra, cần ghi chép đầy đủ các thông tin về địa điểm đến như: vị trí, thực trạng rừng, đặc điểm đặc trưng...Các công việc cần thực hiện như sau:
- Kiểm tra, đánh giá những việc thực hiện ngoài hiện trường có đúng như trong kế hoạch, quy trình hướng dẫn và báo cáo đã cung cấp hay không.
- Phỏng vấn công nhân, người nhận khoán, UBND xã, trưởng thôn, người dân địa phương...
* Lưu ý: - Khi họp với cơ quan nhà nước cần bao quát các chủ đề pháp luật; sự tuân
thủ của chủ rừng (quy định quản lý đất đai, nộp thuế, BHXH...); danh sách loài quý hiếm địa phương; danh sách hóa chất bị cấm hoặc hạn chế dùng.
- Khi họp với các tổ chức môi trường, cộng đồng cần bao quát vấn đề: những khu vực có tranh chấp; các trường hợp có tác động liên quan đến hoạt động của chủ rừng và tổ chức khác; xem xét những loài có nguy cơ bị đe doạ; hóa chất bị cấm; kết quả nghiên cứu hiện tại có tác dụng gì với việc quản lý của chủ rừng...
- Câu hỏi đánh giá là những câu hỏi mở, không phải những câu hỏi dẫn dắt
(mớm lời), không thay 180 độ đổi chủ đề khi câu trả lời chưa rõ ràng. Khi hỏi cần kiên nhẫn và đưa cùng một câu hỏi cho nhiều người khác nhau (thu được ý kiến đa chiều cho cùng một sự việc).
Bước 5: Cho điểm các nguyên tắc
Đánh giá kết quả sơ bộ cho mỗi nguyên tắc (chấm điểm, cung cấp bằng chứng). Định ra điểm số ban đầu cho các tiêu chí đánh giá, ngay trong quá trình thảo luận tại thực địa. Điểm được tổng hợp theo qui trình như sau:
Điểm bằng chứng chỉ số tiêu chí tiêu chuẩn
Hệ thống chấm điểm
Mức độ thực hiện Điểm Ghi chú
Hoàn chỉnh 8,6 – 10 Việc thực thi rõ ràng, nổi bật
Khá 7,1 – 8,6 Việc thực thi có triển vọng
Trung bình 5,6 – 7,0 Việc thực thi đúng
Kém 4,1 – 5,5 Thực thi yếu, cần cải thiện
Rất kém < 4,1 Thực thi yếu kém, không có triển vọng, không có
- Đối với các tiêu chí liên quan tới thu thập, lưu trữ các tài liệu, văn bản pháp luật; văn bản cam kết; bản đồ; các loại hợp đồng chiến lược phát triển; kế hoạch quản lý; các báo cáo; danh mục; quy ước....thực hiện cho điểm đánh giá trong phòng.
- Đối với các tiêu chí cần kiểm tra việc thực hiện có đúng với kế hoạch, quy trình hướng dẫn và báo cáo đã nêu trước đó hay không tiến hành cho điểm đánh giá ngoài hiện trường.
- Đối với các tiêu chí cần ý kiến của các bên liên quan với chủ rừng để kiểm tra tình hình quản lý của chủ rừng như thế nào; kiểm tra mối liên hệ giữa chủ thể và chủ rừng, mối quan tâm của chủ thể và những hoạt động quản lý của chủ rừng và chủ rừng đã lý giải như thế nào để giải quyết tranh chấp hoặc làm rõ những mối liên hệ tiến hành cho điểm tham vấn.
Để đánh giá và cho điểm, người đánh giá sử dụng Phiếu đánh giá nguyên tắc tiêu chí và chỉ số QLRBV của Smartwood.
Mẫu phiếu 1: Phiếu đánh gía nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số
quản lý rừng bền vững tại Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình
Họ tên người đánh gía:... Ngày...tháng...năm 2010 Tiêu chí Chỉ số Nguồn kiểm chứng Thực hiện Điểm số Nhận xét TP HT TV TB (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Trong đó:
(4) mô tả việc thực hiện chỉ số: đã thực hiện/chưa thực hiện như thế nào. (5), (6), (7) là điểm số đánh giá trong phòng, hiện trường, tham vấn. (8) là điểm trung bình
(9) mô tả nguyên nhân lỗi không tuân thủ, khả năng khắc phục. - Thảo luận những tiền đề, điều kiện và khuyến nghị liên quan đến điểm
+ Điều kiện tiền đề: là những cải thiện bắt buộc mà chủ rừng cần có trước khi chứng chỉ được cấp.
+ Điều kiện hiện tại: là những cải thiện bắt buộc mà chủ rừng phải thực hiện đầy đủ theo lịch cụ thể trong suốt quá trình cấp chứng chỉ trong 5 năm.
+ Khuyến nghị: những cải thiện do nhóm đánh giá gợi ý, mà không bắt buộc hoặc yêu cầu.
Bước 6: Xác định các lỗi không tuân thủ
Kết luận những nội dung của từng nguyên tắc nào chưa làm được, hoặc còn yếu kém và đưa ra khuyến nghị khắc phục.
Lỗi lớn: điểm trung bình nguyên tắc <5,6 các tiêu chí ít được thực hiện Lỗi nhỏ: hầu hết các tiêu chí của nguyên tắc được thực hiện.
Mẫu phiếu 2
Kết quả tổng hợp lỗi không tuân thủ và khuyến nghị khắc phục cho Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình
Họ tên người tổng hợp:... Ngày...tháng...năm 2009
Chỉ tiêu Chỉ số Lỗi Bằng chứng Giải pháp khắc phục
Lớn Nhỏ
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Bước 7: Viết báo cáo đánh giá
2.4.2.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC.
Phương pháp đánh giá và hệ thống cho điểm của đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm tương tự với phương pháp đánh giá quản lý rừng.
Mẫu phiếu 3
Phiếu đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm
tại Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình
Họ tên người đánh gía:... Ngày...tháng...năm 2010
cầu số chứng TP HT TV TB
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
2.4.2.3. Lập kế hoạch quản lý rừng
Lập kế hoạch quản lý rừng bao gồm đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty và kế hoạch quản lý rừng.
a. Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty 1) Kế thừa tài liệu
Kế thừa tài liệu đảm bảo đầy đủ, chính xác và cập nhật.
2) Tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin cơ bản của Công ty
Tổng hợp, phân tích điều kiện tự nhiên, KTXH; hiện trạng tài nguyên rừng; các mặt được và chưa được của tình hình quản lý.
3) Đánh giá tác động môi trường
Nguyên tắc này do quan dịch vụ có chuyên môn cao tiến hành. Các tác động môi trường cần xem xét bao gồm: tác động trực tiếp; tác động gián tiếp; tác động tích cực; tác động tiêu cực cụ thể là:
- Không khí : mức độ ô nhiễm bụi, tiếng ồn, thành phần CO, CO2, SO2, NH3 cho phép.
- Nước: nước mặt, nước ngầm, số lượng, chất lượng, ô nhiễm, hoá chất (pH, DO, COD, TDS, SS, SO4, PO4 BOD5, N-NO3, Fe, Hg, As, Cd, Pb,Cu, Zn, Coliform..)
- Biến động môi trường như lũ lụt, hạn hán, cháy ...
- Đất: xói mòn, rửa trôi, bồi lắng, feralite, ô nhiễm hoá chất
- Môi trường sinh thái: đa dạng sinh học, nguy cấp tuyệt chủng, môi trường sống Đánh giá cụ thể về các tác động trực tiếp và gián tiếp của các hoạt động cụ thể và mức độ gây hại:
- Tác động có thể xảy ra ở trồng rừng: chất thải vô cơ, khí thải ô nhiễm... - Khai thác rừng: xói mòn, khí thải, tiếng ồn…
- Vận chuyển cây giống, duy tu bảo dưỡng đường: bụi, khí thải, cản trở giao thông đi lại trong khu vực, hư hỏng đường…
- Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: chất thải, chất độc… - Cháy rừng: ô nhiễm không khí, đa dạng sinh học…
4) Đánh giá tác động xã hội
Đánh giá tác động xã hội là sự phân tích những điều xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nó nhìn lại những tác động xã hội đã xảy ra do các hoạt động trước đây gây nên.
Cần tìm hiểu chính xác ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà quá trình sử dụng rừng gây ra đối với người khác bao gồm nhiều lĩnh vực như: tuyển dụng, sức khỏe, sử dụng đất, ô nhiễm, quản lý dòng nước..
Tham khảo ý kiến của người dân, những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ
hoạt động lâm sinh, không thu thập những thông tin không cần thảo luận giải quyết vấn đề.
- Đánh giá tác động xã hội bao gồm các hoạt động:
+ Thống nhất về các tác động xã hội tích cực mà bạn muốn đạt tới + Phát hiện có các tác động xã hội khác và ai ảnh hưởng đến chúng + Thảo luận những tác động này với những người bị ảnh hưởng . + Hành động giảm bớt các tác động tiêu cực theo quản lý rừng - Tham vấn để tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Đối tượng nào có thể bị ảnh hưởng + Mức độ ảnh hưởng
+ Cách giảm bớt tác động
b. Lập kế hoạch theo phương pháp tham gia
Công ty tự lập kế hoạch quản lý rừng, có sự hỗ trợ tư vấn của chuyên gia theo hướng đảm bảo sản lượng rừng ổn định và bền vững. KHQLR chủ yếu tập trung vào kế hoạch khai thác và trồng rừng cung cấp nguyên liệu theo phương pháp cấp tuổi.
Tính hiệu quả kinh tế: coi các yếu tố về chi phí và kết quả là mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.
T
Trroonnggđđóó:: --NNPPVVllààggiiááttrrịịtthhuunnhhậậpphhiiệệnnttạạiirròònng g
- Bt : Giá trị thu nhập tại thời điểm t bao gồm toàn bộ những gì mà DA
thu được.
-Ct :Giá trị chi phí tại thời điểm t bao gồm những gì mà DA bỏ ra - t : Thời gian ( t = 0,1,2,3..)
- n: Số năm hoạt động trong chu kỳ của dự án (7 năm)
- IRR: tỷ lệ thu hồi nội bộ là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. Khi NPV = 0 thì i = IRR.
- BCR: tỷ lệ thu nhập so với chi phí là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên đơn vị chi phí sản xuất.
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH TÂN LẠC, CTTNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH