Kế hoạch giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại chi nhánh tân lạc, công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hòa bình​ (Trang 82 - 88)

4.3.5.1. Giám sát các khu vực loại trừ

Khu vực loại trừ là khu vực được khoanh vẽ loại trừ không tác động. - Suối, khe cạn

+ Suối:

* Suối: Suối cấp 1: 30 – 40m hai bờ suối * Suối: Suối cấp 2: 20 – 30m hai bờ suối * Suối: Suối cấp 3: 10 – 20m hai bờ suối + Khe cạn: 10m

+ Rãnh nước: 5m - Vùng đất sạt lở: 50m

- Trên đỉnh dông, núi độ dốc >300: 100 – 200m

- Rừng tự nhiên, ở thực địa, khu vực này đã được xác định bằng các cột mốc và sơn đỏ đánh dấu.

- Khu dân cư, bệnh viện, trường học, đường đi.. - Ven sông suối chảy qua địa bàn

4.3.5.2.Giám sát năng suất, sản lượng rừng

- Mục tiêu: đánh giá khả năng đạt được sản lượng gỗ khai thác mà trong kế hoạch khai thác rừng đã xác lập và điều chỉnh kế hoạch khai thác gỗ cho phù hợp với năng suất rừng thực tế cho phép.

- Căn cứ thiết lập kế hoạch

+ Mục tiêu và yêu cầu của giám sát.

+ Kế hoạch khai thác rừng trong kế hoạch quản lý rừng và cường độ kinh doanh rừng của Công ty

- Giới hạn giám sát:giám sát mật độ; giám sát đường kính, chiều cao; giám sát tăng trưởng và năng suất rừng

4) Các bước thực hiện giám sát năng suất rừng

Bước 1: số lượng ô định vị cần thiết để thực hiện hoạt động giám sát và

- Số lượng ô định vị cần lập trong diện tích rừng phụ thuộc vào số loài cây trồng rừng, diện tích mỗi loài và tuổi lâm phần từ tuổi IV đến tuổi VII. Cụ thể:

Diện tích loài cây trồng (ha)

Tuổi lâm phần Cộng 4 5 6 7 ... 100 2 2 2 2 100-<500 4 4 4 4 500-<1000 6 6 6 6 >1000 8 8 8 8 Bước 2: Bố trí và lập ô định vị

- Ô định vị được bố trí dải đều ở các vị trí: chân, sườn và đỉnh đồi rừng trồng. Phân chia số lượng các ô cho các đội sản xuất theo diện tích.

- Ranh giới lô được đánh dấu bằng sơn đỏ và tại vị 4 góc của ô cần đóng cọc mốc làm bằng xi măng có kích thước 15cm

Bước 3: Đo đếm trong ô định vị các chỉ tiêu H, D, phẩm chất

Bước 4: Xác định thể tích thân cây, trữ lượng gỗ/ô định vị

Bước 5: Tính năng suất rừng theo tuổi cho từng loài cây trồng Kết quả tính bước 4 và 5 ghi vào mẫu biểu sau:

Biểu tính trữ lượng gỗ trên ha theo tuổi lâm phần

Công ty: Đội: Loài cây: Người ghi chép: Ngày tính toán:

Tuổi lâm phần (năm) Số hiệu ô Trữ lượng gỗ /ô (M/ô -m3) Trữ lượng gỗ bình quân/ô (Mbq/ô-m3) Trữ lượng gỗ bình quân/ha (Mbq/ha-m3) Diện tích rừng theo tuổi (ha) Trữ lượng gỗ theo tuổi (Mn-m3) 1 2

- Tính năng suất lâm phần theo tuổi lâm phần

Biểu tính năng suất lâm phần theo tuổi tổng hợp cho đội và cho cả công ty

Công ty: Huyện: Tỉnh: Người tổng hợp: Ngày tổng hợp: Loài cây Tuổi Đội 1 Đội 2 ... Cộng Mn Mn + 1 n Mn Mn + 1 n Keo lai 3 4 ...

Mn : Trữ lượng gỗ lâm phần ở tuổi n

Mn + 1 : Trữ lượng gỗ lâm phần ở tuổi n +1 (năm tiếp theo)

n : Lượng tăng trưởng hàng năm tại tuổi n của lâm phần Kế hoạch giám sát sẽ bắt đầu được thực hiện từ năm 2011.

4.3.5.3. Giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất quyền lợi và nghĩa vụ cán bộ công nhân viên

a. Giám sát các biện pháp kỹ thuật trong vườn ươm

Đóng bầu: kiểm tra thời điểm, khối lượng, kỹ thuật thực hiện. Kiểm tra tiêu chuẩn và chất lượng hom giống

Kiểm tra chất lượng cây đem trồng với các tiêu chuẩn: chiều cao cây, đường kính cổ rế, tuổi cây, số lượng lá, màu sắc rễ…

b.Trong trồng rừng

Nghiệm thu giai đoạn phát dọn thực bì, cuốc hố, bón phân, trồng rừng và tỷ lệ cây sống.

c. Khai thác

Giám sát quá trình khai thác thực tế với bản thiết kế khai thác trên từng lô về vị trí, diện tích, và sản lượng. Kiểm tra quá trình vệ sinh rừng sau khai thác.

4.3.5.4. Kế hoạch giám sát tác động môi trường a. Mục đích

- Nắm được tình hình tác động của các hoa ̣t đô ̣ng quản lý rừng đến các môi trường xung quanh; từ đó có biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong trồng rừng đến môi trường và xã hô ̣i đời sống cộng đồng.

- Việc giám sát môi trường thực hiện bằng biện pháp đơn giản, thủ công, kiểm tra thường xuyên; các OTC được đặt các điểm đại diện cho toàn bộ diện tích đảm bảo tính đại diện và khách quan.

- Các OTC đặt ở các dạng địa hình khác nhau cho từng lô rừng và khu vực, ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

b. Đối tượng giám sát : đối tượng là môi trường đất trồng rừng nguyên liệu giấy, ván dăm bao gồm tất cả các loài cây trồng ở năm tuổi ( từ năm 1 đến năm 7).

c. Nội dung: giám sát ảnh hưởng của rừng trồng tới xói mòn đất gây ảnh hưởng tới

quá trình thoái hoá đất và tới chất lượng, năng suất rừng chu kỳ sau.

Các bước thực hiện

- Bố trí OTC có diện tích là 200 m2 (10 m x 20 m)

- Bố trí ngay tại các OTC đã lập để giám sát năng suất hàng năm.

Hàng năm, định kỳ tại một thời gian nhất định sẽ thu thập và cân khối lượng đất xói mòn tụ lại tại mỗi OTC, từ đó căn cứ Tiêu chuẩn các cấp xói mòn của nhà nước số 579 TCVN 1995 để xác định thuộc cấp xói mòn nào.

Biểu các cấp xói mòn theo tiêu chuẩn 579-TCVN-1995

Cấp xói mòn ĐVT Chỉ tiêu

Cấp I Tấn/ha/năm 0 ÷ 10

Cấp II Tấn/ha/năm 10 ÷ 50

Cấp III Tấn/ha/năm 50 ÷200

Cấp IV Tấn/ha/năm > 200

- Kết quả phân tích xói mòn đất hàng năm được so sánh ở mỗi dạng địa hình, độ dốc, thực bì, tuổi cây.

- Kết hợp theo dõi sinh trưởng và năng suất của cây trồng trong chu kỳ sau, đánh giá ảnh hưởng của xói mòn đất đối với sinh trưởng và năng suất rừng trồng và môi trường khu vực trồng rừng.

Thời gian tiến hành cân đo vào tháng 9 hàng năm. Trường hợp vì các lý do khách quan trong tháng 9 không thực hiện được thì công tác đo đếm phải xong trước tháng 10 hàng năm. Vì tháng 9 hàng năm lượng mưa đã giảm, bắt đầu vào mưa khô xác định vào thời điểm này có thể đánh giá phản ánh được lượng ảnh hưởng để có kế hoạch giảm thiểu tác động vào năm tới )

- Lập OTC giám sát môi trường tổng số: 14 OTC, từ tuổi 1 đến tuổi 7 ( mỗi tuổi 2 ô)

1) Chi phí giám sát

- Tổng chi phí giám sát là 14 OTC x 4,5 triệu đồng /OTC= 63 triệu đồng. - Nguồn vốn hạch toán vào giá thành sản phẩm.

2) Quản lý, bảo vệ các OTC

- Giao cho các đội sản xuất quản lý và bảo vệ các OTC. Theo dõi kiểm tra phát hiện những hiện tượng xấu ảnh hưởng đến OTC, tổ chức nghiệm thu, thanh toán chi phí nhân công, thời gian vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

Bộ phận giám sát: cán bộ phòng Kỹ thuật.

Nội dung cụ thể

- Giám sát các tác động xấu tới môi trường trong các khâu: Gieo ươm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đốt dọn thực bì, xử lý túi bầu trong trồng rừng, khai thác rừng và bảo dưỡng sửa chữa đường.

- Giám sát độ che phủ của rừng đạt bao nhiêu %, mức độ xói mòn đất sau khi khai thác.

- Giám sát các loại thực bì tái sinh sau khi trồng rừng, giám sát mức độ nhiều ít khả năng cạnh tranh với cây trồng. Quan sát mức độ quay trở lại của một số loài chim, chuột, sóc … sau khi đã có tái sinh rừng.

- Giám sát việc mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rừng, về PCCR, phòng chống sâu bệnh hại; giám sát số lượng người tham gia các lớp tập huấn.

Kiểm tra giám sát

- Trong quá trình giám sát thực hiện các bước theo quy trình kỹ thuật có sự kiểm tra uốn nắn, chỉnh sửa những sai sót trong khi thực hiện.

- Thời gian kiểm tra:

+ Kiểm tra theo công đoạn: sau mỗi bước công việc kiểm tra việc thực hiện nếu đạt yêu cầu kỹ thuật cho phép thực hiện các bước công việc tiếp theo.

+ Kiểm tra theo định kỳ: Kiểm tra vào các quý, 6 tháng và cả năm.

+ Khâu khai thác: Kiểm tra về diện tích khai thác, sản lượng kỹ thuật khai thác đối chiếu với kế hoạch 6 tháng đầu năm và kế hoạch cả năm.

+ Khâu trồng rừng: Kiểm tra về diện tích trồng mới, diện tích rừng chăm sóc, về kỹ thuật thực hiện so sánh với kế hoạch đặt ra cho 6 tháng và cả năm.

+ Kiểm tra về công tác quản lý bảo vệ rừng: số vụ việc chặt phá xảy ra về PCCC, về sâu bệnh hại.

4.3.5.5. Kế hoạch giám sát tác động xã hội

Thường xuyên họp với cộng đồng dân cư để thảo luận về các tác động của việc sử dụng và quản lý rừng. Tại những buổi họp này, trình bày kết quả hoạt động giám sát. Ví dụ: giám sát chất lượng nước sinh hoạt, sự thay đổi các loại hoa quả, hạt giống hay động vật thu được trong rừng và giám sát tác động của việc săn bắn (hợp pháp và bất hợp pháp). Phát triển và điều chỉnh các quyết định ở cấp cộng đồng về các qui định tiếp cận và sử dụng rừng. Đây là hình thức đơn giản để kết hợp chặt chẽ kết quả giám sát vào các hoạt động quản lý.

Nội dung giám sát cụ thể

- Số cán bộ công nhân được ký hợp đồng nhận khoán.

- Giá trị ngày công thực tế mà người lao động đạt được theo hợp đồng giao khoán. - Việc đóng góp các cơ sở hạ tầng như: mở đường vận xuất, sửa chữa tuyến đường vận chuyển; đóng góp quỹ từ thiện và xây dựng điện, đường, trường, trạm trong địa phương. - Mối quan hệ với các tổ chức và cộng đồng địa phương: Các chế độ về tiền lương tới người lao động, kế hoạch hóa gia đình, tham gia các phong trào văn hoá, thể thao do địa phương phát động và giao lưu giữa các đơn vị với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại chi nhánh tân lạc, công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hòa bình​ (Trang 82 - 88)