Kế hoạch kinh doanh lợi dụng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại chi nhánh tân lạc, công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hòa bình​ (Trang 65 - 82)

4.3.4.1. Kế hoạch kinh doanh lợi dụng rừng trồng Keo lai cung cấp nguyên liệu giấy và ván dăm

a. Kế hoạch khai thác

Kế hoạch khai thác bao gồm thiết kế khai thác, kỹ thuật khai thác và vận xuất vận chuyển.

Hình 4.2. Sơ đồ lập kế hoạch khai thác Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình

1) Mục tiêu

- Dùng các biện pháp điều chỉnh sản lượng nhằm tính toán lượng khai thác hàng năm theo diện tích và theo trữ lượng nhằm điều chỉnh kết cấu rừng đều về diện tích và trữ lượng đưa rừng đến trạng thái ổn định, năng suất cao và cho phép lợi dụng lâu dài liên tục.

- Tối thiểu hoá tác động xấu của quá trình khai thác đến môi trường, xã hội. - Nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Không vi phạm luật pháp và quy định của Nhà nước.

2) Cơ sở để lựa chọn phương thức khai thác chính

Căn cứ vào ý nghĩa kinh tế của tài nguyên rừng; mục đích kinh doanh là cung cấp nguyên liệu giấy và ván dăm; điều kiện tự nhiện của Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình ; đặc tính sinh vật học và sinh thái học của loài cây chủ yếu (Keo lai); phương thức tái sinh.

Tiến hành lựa chọn phương thức khai thác chính là phương thức khai thác trắng.

3) Chu kỳ kinh doanh (tuổi khai thác chính)

Chu kỳ kinh doanh đối với Keo làm nguyên liệu giấy và ván dăm là 7-8 năm (trên cơ sở kết quả của Viện nghiên cứu Xenlulô và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy). Tuổi khai thác chính được xác định phù hợp với tuổi thành thục công nghệ khi đó cây đạt mức tăng trưởng cao nhất và cho chất lượng gỗ làm bột giấy, ván dăm tốt nhất.

4) Nguyên tắc đưa đối tượng vào khai thác

Đối tượng được đưa vào khai thác phải đảm bảo đạt được các quy cách sản phẩm. Khai thác cần tuân thủ nguyên tắc gần trước - xa sau, dễ trước - khó sau. Bố trí khai thác các lô trong khoảnh, hết khoảnh này mới tiến hành sang khoảnh khác. Diện tích các lô khai thác liền kề nhau không vượt 5 ha. Phân bố diện tích rừng cân đối với số công nhân tham gia sản xuất.

5) Xác định khu vực loại trừ

- Đây là những khu vực thuộc khu vực loại trừ và vùng đệm. Do đó, không chặt cây trong khu vực, không có các hoạt động đào phá đất trong khu vực; không để gỗ, cành ngọn…đã khai thác vào khu vực.

- Yêu cầu cụ thể như sau:

+ Khu vực có giá trị, ý nghĩa văn hoá, chiều rộng tối thiểu vùng đệm là 30 m.

+ Khu vực gần nguồn nước chuyên dụng, vùng đệm đối với suối cấp 1, cấp 2, cấp 3 tương ứng tối thiểu là 30m, 20m, 10m mỗi chiều.

+ Khu đất sạt lở (khảo sát trước khai thác) + Khu vực dân cư, văn hóa.

Điều chỉnh diện tích khai thác thực tế về diện tích khai thác chuẩn trong 1 chu kỳ kinh doanh tạo ra lượng khai thác bằng nhau trên các diện tích bằng nhau ở chu kỳ kinh doanh sau.

Diện tích mỗi tuổi đạt tới mô hình chuẩn là 562,2 /7 = 80,3 (ha). So sánh với kết cấu diện tích theo tuổi của rừng trồng Keo lai thực ta có bảng sau:

Tuổi đvt 1 2 3 4 5 6 7 Cộng

Diện tích thực ha 78,5 72,1 79,3 76,2 75,6 81,4 99,1 562,2 Diện tích chuẩn ha 80,3 80,3 80,3 80,3 80,3 80,3 80,3 562,2

Cân đối ha -1,53 -8,2 -1 -4,1 -4,7 1,1 18,8 0 Trên cơ sở diện tích chuẩn khai thác hàng năm sẽ tiến hành điều chỉnh diện tích khai thác giai đoạn 2011 – 2017.

Bảng 4.5. Điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng Keo giai đoạn 2011 – 2017

Tuổi Diện tích rừng (ha)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 78,5 2 72,1 3 79,3 4 76,2 5 75,6 6 81,4 7 99,1 80,3 61,5 60,4 65,1 69,2 70,2 78,4 8 18,8 19,9 15,2 11,1 10,1 1,9 Trong đó:

- Năm 2011, khai thác 80,3 ha ở tuổi 7. Trồng lại 80,3 ha - Năm 2012, khai thác 61,5 ha ở tuổi 7 và 18,8 ha ở tuổi 8. Trồng lại 80,3 ha - Năm 2013, khai thác 60,4 ha ở tuổi 7 và 19,9 ha ở tuổi 8. Trồng lại 80,3 ha - Năm 2014, khai thác 65,1 ha ở tuổi 7 và 15,2 ha ở tuổi 8. Trồng lại 80,3 ha - Năm 2015, khai thác 69,2 ha ở tuổi 7 và 11,1 ha ở tuổi 8. Trồng lại 80,3 ha

- Năm 2016, khai thác 70,2 ha ở tuổi 7 và 10,1 ha ở tuổi 8 Trồng lại 80,3 ha - Năm 2017, khai thác 78,4 ha ở tuổi 7 và 1,9 ha ở tuổi 8 Trồng lại 80,3 ha

Từ các chu kỳ kinh doanh sau, sẽ điều chỉnh được diện tích khai thác bằng nhau ở các cấp tuổi.

Kế hoạch khai thác một chu kỳ kinh doanh được tổng hợp như sau:

Bảng 4.6. Kế hoạch khai thác một chu kỳ kinh doanh rừng trồng

Năm

Tổng diện tích

(ha)

Diện tích (ha) Dự kiến khi khai thác

Tuổi 7 Tuổi 8 M Sản lượng (m

3) /ha /tổng d.tích 2011 80,3 80,3 8391,4 65,8 5286,6 2012 80,3 61,5 18,8 8504,2 66,7 5357,6 2013 80,3 60,4 19,9 8510,8 66,8 5361,8 2014 80,3 65,1 15,2 8482,6 66,6 5344,0 2015 80,3 69,2 11,1 8458,0 66,4 5328,5 2016 80,3 70,2 10,1 8452,0 66,3 5324,7 2007 80,3 78,4 1,9 8402,8 65,9 5293,7 Tổng 562,2 464,5 37296,9

Tổng sản lượng khai thác một chu kỳ kinh doanh: 37296,9m3. Lượng khai thác bình quân hàng năm: 5328,1 m3

7) Kế hoạch khai thác hàng năm

Căn cứ để lập vào lập kế hoạch khai thác hàng năm:

Căn cứ vào tổng lượng khai thác trong cả chu kỳ; hiện trạng phân bố tài nguyên rừng; điều kiện khai thác, vận chuyển; nguyên tắc trong khai thác rừng; kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; các hợp đồng thu mua;

Bảng 4.7. Kế hoạch khai thác rừng trồng Keo lai năm 2011 Đội SX Vị trí Năm trồng Diện tích (ha) Hiện trạng rừng Sản lượng (m3) Khoảnh Dtb (cm) Htb (m) M(m 3) 2 2 16a 2004 1,2 12,3 15,9 132,25 105,80 2 2 4b 2004 0,5 12,9 15,5 141,81 43,63 ... .... .... ... .... .... ...

2 2 24 2004 1,7 12,56 15,6 135,30 108,24 1 1 5b 2004 1,2 13,80 17,25 180,61 144,49 1 4 10a 2004 1,4 12,3 15,9 132,25 122,18 3 6 2b 2004 0,7 12,3 15,9 132,25 61,01 ... .... .... ... .... .... ... Tổng cộng 80,3 65,8 5286,6 Ơ

8) Kỹ thuật và công nghệ khai thác

Kỹ thuật và công nghệ khai thác chú ý những vấn đề sau: - Bảo vệ quyền lợi người dân địa phương (tiêu chí 3.2) - Bảo vệ khu vực tránh khai thác.

- Bảo vệ sức khỏe và an toàn người lao động (tiêu chí 4.2)

- Không gây tác động xấu đến môi trường, sinh trưởng và phát triển rừng. * Trước khai thác:

- Khoanh khu vực không được phép khai thác. - Đánh dấu vùng đệm.

- Luỗng phát dây leo trước khi chặt cây. - Xác định hướng đổ của cây.

- Xác định kích thước và bố trí băng chặt, đám chặt.

- Phổ biến kỹ thuật khai thác cho công nhân, đảm bảo an toàn lao động cùng những yêu cầu cơ bản về lâm sinh.

- Làm đường vận xuất xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, giảm đến mức thấp nhất phá rừng, tránh gây xói mòn và tạo thành khe rãnh.

* Hoạt động khai thác:

- Giám sát các hoạt động khai thác gỗ và vận xuất vận chuyển gỗ - Hoạt động khai thác:

+Chuẩn bị các thiết bị khai thác như: cưa cung, cưa xăng, dao phát.... + Tiến hành khai thác:

Kiểm tra các điều kiện khai thác, kiểm tra hướng đổ của cây, chuẩn bị hiện trường, thông báo cho mọi người tránh khu vực cây đổ.

Chặt ngọn và cành cây đã được chặt

Cắt bỏ bạnh vè

Cắt khúc gỗ:

+ Nếu trong khi khai thác, ngọn cây đổ vào khu vực dòng chảy, cần phải thu dọn ngay, không làm ảnh hưởng đến dòng chảy

+ Máng lao theo một đường nhất định.

+ Sau khai thác tổ chức dọn vệ sinh rừng, tận thu cây đổ gãy, cụt ngọn và tiến hành băm chặt cành ngọn còn lại và rải đều trên diện tích đất rừng tại địa điểm chặt hạ, dọn cành ngọn vùi lấp dòng chảy nguồn nước.

* Hoạt động tổ chức vận xuất, vận chuyển gỗ

+ Phương tiện: vận xuất gỗ bằng trâu, vận chuyển bằng ôtô.

+ Đường vận xuất: không cố định, tùy theo địa hình, địa thế khai thác của từng lô khai thác.

+ Hệ thống mạng lưới đường vận chuyển: tận dụng tối đa hệ thống đường sẵn có trong Công ty và khu dân cư đã được xây dựng trong những năm trước đây.

+ Nhân lực: Công nhân các đội sản xuất, thuê thêm lao động thời vụ.

+ Gỗ sau khi cắt khúc vận xuất bằng xe trâu ra bãi 1. Trường hợp đường vận chuyển thuận lợi thì bãi 1 sẽ là nơi bốc vác, phân loại gỗ để vận chuyển đi thẳng nhà máy, không qua bãi 2.

9) Chi phí thực hiện khai thác

Đi ̣nh mức khai thác 1m3 gỗ là 186,642 đồng/m3 (xem phụ biểu 3).

Tổng chi phí cho hoạt động khai thác rừng giai đoạn 2011-2017 là 10690,9 triệu đồng.

Chi phí khai thác trung bình hàng năm: 1527,3 triệu đồng.

Bảng 4.8. Tổng hợp chi phí khai thác giai đoạn 2011 -2017

` (Đơn vị: triệu đồng) Hạng mục Tổng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Chi phí k/thác 6961,17 986,7 1000 1000,7 997,4 994,5 993,8 998

2. Vận chuyển 3729,7 528,7 535,8 536,2 534,4 532,9 532,5 529,4

10) Kế hoạch vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm

- Kế hoạch vận chuyển: các đội khai thác đến đâu, tự tổ chức vận xuất bằng súc vật ra bãi gỗ 1 rồi tiến hành vận chuyển đến bãi 2 và nơi tiêu thụ bằng ô tô.

- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng năm: căn cứ vào hợp đồng mua bán gỗ nguyên liệu giấy và ván dăm giữa Chi nhánh Tân Lạc, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình và các nhà máy giấy, nhà máy ván dăm.

- Loại sản phẩm chủ yếu: Gỗ Keo lai

- Khối lượng sản phẩm chủ yếu: 37296,9 m3

- Địa chỉ tiêu thụ: các nhà máy giấy, nhà máy ván dăm bằng toàn bộ khối lượng khai thác hàng năm theo kế hoạch được phê duyệt, trong đó thời gian và khối lượng từng quý thể hiện cụ thể trong hợp đồng tiêu thụ.

b. Kế hoạch trồng rừng

1) Chọn loài cây trồng chủ yếu

- Căn cứ để chọn: + Mục đích kinh doanh

+ Điều kiện lập địa

+ Phương thức khai thác và phương thức tái sinh Chọn loài cây trồng rừng chủ yếu là cây Keo lai

2) Phương thức trồng rừng

- Căn cứ để chọn:

+ Năng lực của Công ty: vốn, trình độ kỹ thuật, tổ chức thực hiện + Địa hình, địa thế; thổ nhưỡng

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm

+ Phương thức trồng rừng đã áp dụng

Xác định phương thức trồng rừng là: trồng rừng thuần loài Keo lai và áp dụng một số biện pháp thâm canh rừng trồng.

3) Phương pháp trồng

Trồng rừng bằng cây con có bầu, mật độ 1667 cây/ha, cự ly 2 x 3 m, kích thước hố 40 x 40 x 40 cm, mật độ giữ lại sau tỉa thưa là 1400 cây/ha.

Chăm sóc nuôi dưỡng trong 2 năm đầu kết hợp với các biện pháp bảo vệ rừng.

4) Kế hoạch trồng rừng

Trồng rừng trên những diện tích rừng sau khai thác và diện tích đất trống với mục đích trồng rừng. Chi tiết về kế hoạch trồng rừng được thể hiện ở Biểu 4.9 Nguyên tắc trồng rừng là gần trước xa sau, dễ trước khó sau.

Bảng 4.9. Kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2011 -2017

Năm trồng Diện tích (ha) Đơn giá (triệu đồng/ha) Tổng kinh phí (triệu đồng) 2011 80,3 8,74 702,5 2012 80,3 8,74 702,5 2013 80,3 8,74 702,5 2014 80,3 8,74 702,5 2015 80,3 8,74 702,5 2016 80,3 8,74 702,5 2017 80,3 8,74 702,5 Tổng 562,1 4917,6

Đơn giá trồng rừng là 8,74 triệu đồng/ha (xem phụ biểu 4).

Bảng 4.10. Kế hoạch trồng rừng năm 2011 Đội sx Số kh Số Diện tích (ha) Số lượng cây con (+10% trồng dặm) Phân bón, liều lượng 0,2 kg/hố (kilôgam) Công lao động (công) Dự trù kinh phí (tr.đồng)

(../ha) (.../lô) (../ha) (…/lô) (../ha) (../lô) (../ha) (../lô)

2 2 16a 1,2 1834 2201 333 339,6 70,85 85,02 8,748 10,498 2 2 4b 0,5 1834 917 333 166,5 70,85 35,43 8,748 4,374 ... .... .... .... 2 2 24 1,7 1834 3117,8 333 566,1 70,85 120,45 8,748 14,872 1 1 5b 1,2 1834 2201 333 339,6 70,85 85,02 8,748 10,498 1 4 10a 1,4 1834 2567,6 333 466,2 70,85 99,19 8,748 12,247 3 6 2b 0,7 1834 1283,8 333 233,1 70,85 49,60 8,748 6,124 .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... Tổng 80,3 147270,2 26739,9 5689,26 702,464

5) Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

Thực hiện chăm sóc rừng trồng trong ba năm đầu sau khi trồng rừng

Bảng 4.11. Vốn đầu tư trồng và chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2011 – 2017

(Định mức chăm sóc theo phụ biểu 5, 6, 7). (Đơn vị: triệu đồng)

6) Kế hoạch cung ứng và sản xuất cây con

- Loài cây con là loài cây Keo lai với xuất xứ đã được khảo nghiệm và công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật

- Phương thức nhân giống: giâm hom - Sản xuất cây con:

Nhu cầu cây con trồng giai đoạn 2011 - 2017: 1,1 triệu cây

Nhu cầu cây con sản xuất cung ứng nhu cầu thị trường: 8,8 triệu cây

7) Kế hoạch sản xuất và vốn đầu tư

Định mức nhân công giá thành gieo ươm cây giống là 238,894 đồng/1000 cây (xem phụ biểu 8).

Bảng 4.12. Kế hoạch sản xuất cây giống và vốn đầu tư giai đoạn 2011-2017

(Đơn vị: triệu đồng) Hạng mục Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nhu cầu cây trồng rừng Nghìn cây 150 150 150 150 150 150 150 Số lượng cây sản xuất Nghìn cây 1250 1250 1250 1250 1250 1250 1250 Nhu cầu vốn tr.đồng 334,5 334,5 334,5 334,5 334,5 334,5 334,5 Hạng mục/Năm Năm Tổng (triệu đồng) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 I. Trồng rừng (ha) 4917,57 702,51 702,51 702,51 702,51 702,51 702,51 702,51

II. Chăm sóc rừng (ha) 6063,82 866,26 866,26 866,26 866,26 866,26 866,26 866,26

1. Năm thứ nhất (N1) 2603,37 371,91 371,91 371,91 371,91 371,91 371,91 371,91

2. Năm thứ hai (N2) 2382,10 340,30 340,30 340,30 340,30 340,30 340,30 340,30

4.3.4.2. Kế hoạch khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên

Thực hiện khoanh nuôi và bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên IIIA1, IIA và IIB và diện tích rừng trồng phòng hộ.

- Thông báo với chính quyền địa phương, người dân sở tại tránh các biện pháp xâm hại đến diện tích rừng được khoanh nuôi bảo vệ.

- Lập các biển báo, xây dựng các cột mốc bằng bêtông để xác định ranh giới hành lang bảo vệ trên thực địa tại khu vực khoanh nuôi bảo vệ.

- Thường xuyên theo dõi và cảnh báo các nguy cơ về cháy rừng và dịch sâu bệnh hại đồng thời phát hiện những hiện tượng xấu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tài nguyên rừng.

- Tổ chức nghiệm thu, thanh toán chi phí nhân công cho việc quản lý bảo vệ, thời gian vào tháng 12 hàng năm. Kinh phí hỗ trợ là 50.000đ/ha/năm (rừng tự nhiên và rừng phòng hộ), 60.000đ/ha/năm (rừng trồng sản xuất).

Tổng chi phí bảo vệ giai đoạn 2011 – 2017 là 645,974 triệu đồng.

Bảng 4.13. Kế hoạch bảo vệ rừng giai đoạn 2011 - 2017

Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Rừng tự nhiên (ha) 194,4 194,4 194,4 194,4 194,4 194,4 194,4 - Phòng hộ 0 0 0 0 0 0 0 - Sản xuất 194,4 194,4 194,4 194,4 194,4 194,4 194,4

Tiền khoán (triệu đồng) 9,720 9,720 9,720 9,720 9,720 9,720 9,720

2. Rừng trồng phòng hộ 976,6 976,6 976,6 976,6 976,6 976,6 976,6

Tiền khoán (triệu đồng) 48,830 48,830 48,830 48,830 48,830 48,830 48,830

3. Rừng trồng sản xuất 562,2 562,2 562,2 562,2 562,2 562,2 562,2

Tiền khoán (triệu đồng) 33,732 33,732 33,732 33,732 33,732 33,732 33,732 Tổng tiền khoán (triệu đồng) 92,282 92,282 92,282 92,282 92,282 92,282 92,282

4.3.4.3. Kế hoạch bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học a. Kế hoạch bảo vệ rừng

1) Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR)

* Kế hoạch phòng cháy: đặc biệt chú ý thời điểm mùa khô (tháng 10 đến tháng 3

năm sau).

- Tuân thủ theo Luật và các quy định PCCCR , xây dựng phương án PCCCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại chi nhánh tân lạc, công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hòa bình​ (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)