a. Giáo dục
Thực hiện tốt công tác giảng dạy, học tập, hệ thống trƣờng lớp học ổn định; các hoạt động giảng dạy đƣợc nâng lên, từng bƣớc đổi mới nâng cao chất lƣợng giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động và phòng trào thi đua toàn ngành, thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng
toàn diện, hòan thành chƣơng trình giảng dạy, học tập năm học 2017 - 2018, chuẩn bị tổ chức xét lên lớp cho học sinh lớp 9, tổ chức tổng kết năm học. Đồng thời phối hợp với ban chấp hành Đoàn để triển khai các hoạt động hè. Tiếp tục kiểm tra chấn chỉnh kỷ cƣơng, nề nếp trong nhà trƣờng, chú trọng công tác tu bổ, xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học.
Củng cố cơ sở vật chất trƣờng lớp và tiếp tục thực hiện chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng học theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.
b. Hoạt động văn hóa, thể thao, truyền thanh
Triển khai tuyên truyền đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của các cấp, tuyên truyền về truyền thống các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm, ngày thành lập Đảng, ngày sinh chủ tịch Hồ Chí minh; thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống, bán buôn các hàng hóa phục vụ sinh hoạt.
Công tác tuyên truyền đƣợc cải tiến hơn, bằng nhiều hình thức nhƣ tổ chức hội nghị, tuyên truyền hệ thống truyền thanh xã đến khu, tuyên truyền panô áp píc.
c. Công tác y tế, dân số KHHGĐ
Y tế: Làm tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, triển khai đầy đủ các chƣơng trình của ngành y tế, tăng cƣờng công tác giám sát và phòng chống các loại dịch bệnh. Công tác khám chữa bệnh cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhất là khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi, cho đối tƣợng chính sách, bà mẹ mang thai.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án
Đánh giá môi trƣờng nền là quá trình xác định hiện trạng môi trƣờng khu vực dự kiến quy hoạch xây dựng, xác định và dự báo những những thách thức lớn mang tính chất vùng hay khu vực, các thành phần môi trƣờng chủ yếu của môi trƣờng tiếp nhận sẽ chịu tác động trực tiếp của quá trình thiết lập và thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị nói riêng và quá trình đô thị hóa nói chung.
Ngoài ra, đánh giá môi trƣờng nền dự án còn là căn cứ khoa học để so sánh chất lƣợng môi trƣờng khu vực dự án trƣớc và sau khi dự án đi vào vận hành.
4.1.1. Hiện trạng môi trường đất
- Kết quả phân tích: Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng đất khu vực dự án đƣợc thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả quan trắc môi trƣờng đất khu vực dự án TT Chỉ tiêu
phân tích Đơn vị Mẫu Đ1 Mẫu Đ2 Mẫu Đ3 QCVN 03 MT:2015/BTNMT 1 Asen mg/kg đất khô 3,12 3,16 3,10 25 2 Cadimi mg/kg đất khô 1,21 1,28 1,26 10 3 Kẽm mg/kg đất khô 35,4 37,4 35,3 300 4 Đồng mg/kg đất khô 45,6 43,6 42,8 300
* Ghi chú: QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
- Mẫu Đ1:
+ Vị trí lấu mẫu: Khu vực khu vực thực hiện dự án; + Tọa độ: X = 2365245.075 ; Y = 520943.379. - Mẫu Đ2:
+ Vị trí lấu mẫu: Khu vực thực hiện dự án; + Tọa độ: X = 2365110.075 ; Y = 520525.379. - Mẫu Đ2:
+ Vị trí lấu mẫu: Khu vực thực hiện dự án; + Tọa độ: X = 2365315.075 ; Y = 520730.379.
* Nhận xét:
Kết quả quan trắc môi trƣờng đất trên cho thấy, các chỉ tiêu kim loại đều đạt quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT, nhƣ vậy chất lƣợng đất chƣa bị ô nhiễm kim loại nặng.
4.1.2. Hiện trạng môi trường nước
Kết quả phân tích chất lượng nước: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt khu vực dự án đƣợc thể hiện ở bảng 4.2.
Môi trường nước mặt
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực dự án
TT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu NM 1 Mẫu NM 2 QCVN 08 - MT:2015/BT MT/A2 1 pH - 7,2 7,0 6 - 8,5 2 Mùi vị - Mùi nhẹ Không mùi - 3 Nhiệt độ o C 24,1 22,9 -
4 Nhu cầu ôxy sinh
hóa (BOD5) mg/L 13,4 5 6
5 Nhu cầu oxi hóa học
TT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu NM 1 Mẫu NM 2 QCVN 08 - MT:2015/BT MT/A2 6 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 13,6 12,8 30 7 NH4 + mg/l 0,56 0,1 0,2 8 Tổng Nitơ mg/L 0,76 0,04 - 9 Tổng Photpho mg/L < 0,05 < 0,05 - 10 Sunfua (S2-) mg/L < 0,04 < 0,04 - 11 Dầu mỡ khóang mg/L < 0,3 < 0,3 0.5 12 Coliform MPN/100 ml 1.500 1.100 5.000 * Ghi chú:
- QCVN 08-MT:2015 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt.
Cột A2: Dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt nhƣng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng nhƣ loại B1 và B2.
- NM1: Mẫu nƣớc mặt tại vị trí kênh tiêu phía Bắc dự án. Toạ độ: Xm1 = 2365389.347 ; Ym1 = 520735.807
- NM2: Mẫu nƣớc mặt tại sông Hồng, khu vực phía Đông dự án. Toạ độ: Xm2 = 2364750.434 ; Ym2 = 521312.720
*Nhận xét:
Từ kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt tại kênh nội đồng thời điểm lấy mẫu cho thấy: các thông số trong mẫu nƣớc mặt phân tích đa số có nồng độ đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt, cột B1: Dùng cho mục đích tƣới tiêu thủy lợi. Chất lƣợng nƣớc tại kênh này đạt tiêu chuẩn môi trƣờng quy định, có khả năng tiếp nhận nƣớc thải của dự án.
Kết quả phân tích nƣớc mặt cho thấy các thông số chất lƣợng nƣớc sông đều đạt chỉ tiêu QCVN 08-MT:2015/BTMT, cột A2: Dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt. Nhƣ vậy sông Hồng có thể tiếp nhận nƣớc thải của dự án.
Môi trường nước ngầm
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm khu vực dự án
TT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu nƣớc ngầm NN1 QCVN 09 MT:2015/BTN MT 1 pH - 6,8 5,5 - 8,5 2 Độ cứng mg/l 342 500 3 Chỉ số Pemanganat mg/l 1,06 4 4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 557 1500 5 Clorua (Cl-) mg/l 47,35 250 6 Florua (F-) mg/l 0,032 1 7 Amoni (NH4 + ) mg/l 0,563 1 8 Nitrit (NO2 - ) mg/l 0,674 1 9 Nitrat (NO3 - ) mg/l 3,687 15 10 Xyanua (CN-) mg/l < 0,002 0,01 11 Sunphat (SO42-) mg/l 10,56 400 12 Sắt (Fe) mg/l 0,21 5 13 Asen (As) mg/l < 0,0023 0,05 14 Mangan (Mn) mg/l < 0,0015 0,5 15 Crom (VI) mg/l 0,004 0,05 16 Đồng (Cu) mg/l 0,006 1 17 Kẽm (Zn) mg/l 0,015 3 18 Nilen (Ni) mg/l 0,002 0,02 19 Thủy ngân (Hg) mg/l < 0,0003 0,001 20 Coliform MNP/100 ml < 3 3
* Ghi chú:
- QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc dƣới đất;
- NN1: Mẫu nƣớc ngầm;
- Vị trí lấy mẫu: Tại giếng khoan trong nhà dân gần khu vực dự án. Toạ độ: Xn= 2365493.793 ; Yn= 520646.383
*Nhận xét:
Kết quả phân tích nƣớc ngầm khu vực dự án có chất lƣợng đạt QCVN 09- MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm.
4.1.3. Hiện trạng môi trường không khí
Giá trị các chỉ tiêu chất lƣợng môi trƣờng không khí trong khu vực dự án đƣợc tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lƣợng không khí quanh khu vực dự án
TT Thông số Đơn vị Mẫu QCVN 05:201 3/BTN MT K1 K2 K3 K4 K5 1 Nhiệt độ o C 25,3 24,1 25,1 24,5 24,9 - 2 Độ ẩm % 52,4 53,6 52,4 52,9 53,3 - 3 Tốc độ gió m/s 0,3 0,4 0,3 0,4 0,2 - 4 SO2 µg/m3 17 12 28 <10 0,016 350 5 CO µg/m3 < 2.500 < 2.500 < 2.500 < 2.500 1,83 30.000 6 NO2 µg/m3 16 14 17 21 0,012 200 7 Bụi lơ lửng µg/m 3 74 168 103 96 0,131 300 8 H2S µg/m3 < 5 < 5 < 5 < 5 < 0,005 421
*Ghi chú:
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).
- (1) QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- (-): Chƣa có quy định.
- Mẫu K1 - Vị trí lấu mẫu: Cách dự án 50 m về phía Đông. Tọa độ: X1= 2365411.655 ; Y1 = 521334.890
- Mẫu K2 - Vị trí lấu mẫu: Cách dự án 50 m về phía Tây. Tọa độ: X2= 2365063.213 ; Y2 = 520618.129
- Mẫu K3 - Vị trí lấu mẫu: Cách dự án 50 m về phía Nam. Tọa độ: X3 = 2364811.372 ; Y3 = 520877.691
- Mẫu K4 - Vị trí lấu mẫu: Cách dự án 50 m về phía Bắc Tọa độ: X4= 2365524.909 ; Y4 = 520928.614
- Mẫu K5 - Vị trí lấu mẫu: Khu vực trung tâm dự án. Tọa độ: X5= 2365245.075 ; Y5= 520943.379
* Nhận xét:
So với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh (QCVN05:2013/BTNMT), các kết quả quan trắc môi trƣờng không khí khu vực Dự án đều nằm trong giới hạn cho phép.
4.2. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án
4.2.1. Đánh giá sự phù hợp về phương án lựa chọn vị trí dự án
Để đánh giá sự phù hợp về phƣơng án lựa chọn vị trí của dự án, luận văn dựa theo các tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn vị trí thực hiện dự án và các phƣơng pháp khác.
Việc đánh giá mức độ phù hợp của dự án với các tiêu chí này đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.5. Mức độ phù hợp của việc lựa chọn vị trí dự án Tiêu chí quy hoạch xây dựng Đặc điểm vị trí của dự án Mức độ phù hợp Phù hợp với quy hoạch
Dự án “Đầu tƣ hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh, thị xã Phú Thọ” tại khu 4, xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ đƣợc UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận đầu tƣ tại Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2017; Diện tích đất dự án đã đƣợc UBND tỉnh Phú Thọ thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất bằng Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2018 và bàn giao lại cho chủ đầu tƣ tại biên bản bàn giao đất ngoài thực địa ngày 07 tháng 03 năm 2018;Chủ đầu tƣ nhận đƣợc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Thanh Minh - thị xã Phú Thọ ngày 16 tháng 11 năm 2018 tại Quyết định số 5577/QĐ- UBND của UBND thị xã Phú Thọ cấp.
Do đó, khu đất dự án dự kiến xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất.
Phù hợp
Điều kiện địa hình, địa chất công trình và
thuỷ văn
Địa chất xây dựng công trình là đất ruộng, có nền đất yếu phải tiến hành san nền. Ngoài ra dự án làm thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, không có khả năng phục hồi.
Trung bình
Tiêu chí quy hoạch xây dựng Đặc điểm vị trí của dự án Mức độ phù hợp Điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu xây dựng
Dự án nằm ngay cạnh tuyến đƣờng bờ đê tả Thao, thuận lợi cho công tác vận chuyển vào dự án, ở trong khu vực dồi dào về nguồn vật liệu xây dựng nhƣ xi măng, sắt thép, đá... Do vậy, sẽ giảm thiểu đƣợc quãng đƣờng vận chuyển nguyên vật liệu thi công, giảm phát tán bụi và khí thải do hoạt động giao thông.
Phù hợp
Cấu trúc hạ tầng
Khu vực vị trí dự án ngay gần đƣờng giao thông, cạnh tuyến đƣờng bờ đê tả Thao chạy qua, cách tuyến đƣờng tỉnh lộ 3.13 1,5 km nên có điều kiện giao thông rất thuận lợi, sẵn có hệ thống mạng lƣới điện, nƣớc của địa phƣơng nên rất thuận tiện để phục vụ xây dựng và vận hành.
Phù hợp
Hiệu quả kinh tế
Dự án nằm xa khu dân cƣ tập trung đông đúc và có hệ thống giao thông thuận lợi, vị trí nằm trên tuyến đƣờng liên xã. Đây là vị trí thuận lợi để xây dựng cụm công nghiệp tập trung, phát triển kinh tế sản xuất tập trung.
Phù hợp
Nguồn lao động, và chất
lƣợng lao động
Phía Tây Bắc và Đông Nam dự án tập trung khá đông dân cƣ của xã Thanh Minh nên nguồn lao động dồi dào và đa dạng về trình độ.
Phù hợp
Khả năng tiêu thoát nƣớc
Dự án nằm tại khu vực đất nông nghiệp cạnh lƣu vực sông Hồng nên có hệ thống kệnh nội đồng bao quanh dự án rất thuận lợi cho công tác thu gom và thoát nƣớc thải.
Nhận xét chung:
Dự án nằm trong khu vực thuận lợi cả về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện giao thông... Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và hoạt động cần quan tâm nghiêm túc tới vấn đề môi trƣờng phát sinh từ dự án tác động đến khu vực dân cƣ.
4.2.2. Đánh giá tác động của việc giải phóng mặt bằng
Công tác giải phóng mặt bằng để phát triển CCN có tác động rất phức tạp đến môi trƣờng kinh tế - xã hội của ngƣời dân trong khu vực: Làm thay đổi mục đích sử dụng đất, đất nông nghiệp thành đất công nghiệp.
Việc giải phóng mặt bằng của dự án và thu hồi 22..925,7 ha đất, khi dự án đi vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho ngƣời dân địa phƣơng, mà còn cho các vùng lân cận, góp phần làm tăng dân trí và văn minh đô thị cho ngƣời dân trong khu vực. Bên cạnh đó, việc phát triển cụm công nghiệp sẽ thúc đẩy nâng cao trình độ tay nghề, khả năng quản lý, điều hành của các cán bộ địa phƣơng và tạo nhiều sản phẩm hơn cho xã hội.
Bên cạnh những hiệu quả trên, việc triển khai dự án cũng có ảnh hƣởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của những hộ dân trong khu vực dự án, cụ thể nhƣ sau:
- Triển khai giải phóng mặt bằng nếu không đƣợc giám sát thì có khả năng thực hiện không đúng so với kế hoạch cũng nhƣ ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời dân, số tiền đền bù có khả năng chênh lệnh với quyền lợi thực tế;
- Lớp đất hữu cơ bị mất gây suy giảm độ phì nhiêu của đất, thay đổi cấu trúc lớp đất, không có khả năng phục hồi;
- Ngoài ra, hoạt động san nền đất gây ảnh hƣởng đến kết cấu hạ tầng khu vực, làm thay đổi kết cấu địa tầng, cỏ thể gây sụt lún, trƣợt lỡ đất khu vực xung quanh; ngoài ra tại các hộ dân nằm trong khu đât dự án sẽ bị ảnh hƣởng từ nền móng nhà, tƣờng nhà…
4.3. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
4.3.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
4.3.1.1. Tác động đến môi trường không khí
Nguồn phát sinh
- Bụi sinh ra do quá trình san lấp.
- Bụi sinh ra do khuếch tán theo các phƣơng tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và thi công xây dựng.
- Khí thải từ các phƣơng tiện vận tải vật liệu xây dựng và thiết bị thi công xây dựng.
Đặc trƣng gây ô nhiễm môi trƣờng không khí là: bụi, SO2, NO2, CO, VOC…
* Thành phần, tải lƣợng các chất ô nhiễm
Bụi:
- Bụi từ hoạt động san nền, đào đắp.
Quá trình san nền đƣợc xem là nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất trong