Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh các trường THPT thành phố Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học lịch sử địa phương theo hướng tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông thành phố hải phòng​ (Trang 43 - 44)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.2. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh các trường THPT thành phố Hả

Phòng khi học tập lịch sử địa phương

Học sinh là một nhân tố quan trọng của quá trình dạy học, tìm hiểu đặc điểm nhận thức, tâm lý lứa tuổi của HS sẽ giúp GV biên soạn nội dung bài học LSĐP, lựa chọn hình thức dạy học và thiết kế những hoạt động dạy học hiệu quả. Cũng như HS THPT trên cả nước, HS các trường THPT ở thành phố Hải Phòng có đặc điểm nhận thức và tâm, sinh lý ở độ tuổi từ 15 đến 18. Các em có mong muốn tự tìm hiểu, tự khám phá, tự khẳng định mình trong học tập cũng như các hoạt động khác. Ở lứa tuổi này, HS đã nhận thức được các vấn đề tương đối phức tạp, khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập đã phát triển. Đối với HS trường THPT thành phố Hải Phòng khi học LSĐP, các em sẽ có những tình cảm thân thuộc, gắn bó như làng mình, gia đình mình từ đó khơi gợi những cảm xúc thiêng liêng, trân trọng, tự hào, khao khát được trải nghiệm, muốn đến tham quan các di tích lịch sử. Từ tình cảm yêu mến đó, HS xác định trách nhiệm, mong muốn gìn giữ, phát huy các giá trị của truyền thống

hay di sản văn hóa địa phương. Ví như, các em HS thành phố Hải Phòng sẽ thích thú với những tiết LSĐP gắn với tham quan di tích lịch sử, thực địa hay trải nghiệm ở Bạch Đằng Giang, Bảo tàng Hải Quân,…. Đó là sự tự hào, sự hứng thú, sự rung động sâu sắc trong tình cảm của HS. Tâm lí đặc biệt này sẽ không thể có trong bất kì bài học lịch sử nào khác. Vì vậy, những bài học LSĐP thực sự có tác dụng giáo dục tình yêu quê hương một cách nhẹ nhàng và sống động.

Ngoài ra, nhận thức của HS các trường THPT thành phố Hải Phòng không đồng đều theo điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi vùng khác nhau tạo cho học sinh THPT thành phố Hải Phòng bên cạnh nét chung cơ bản còn có những nét đặc thù của địa phương. HS ở các trường trung tâm thành phố Hải Phòng là nơi có điều kiện kinh tế tốt, lại có điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài liệu, sách báo, Internet… nên đa số các em thích chủ động tìm kiếm kiến thức, thích các phương pháp dạy học tích cực, không ngại trình bày, trao đổi thảo luận trong giờ học. HS các vùng ở phía Bắc và phía Nam trung tâm thành phố Hải Phòng…do điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, xa trung tâm, điều kiện giao thông không thuận lợi, đa phần học sinh ở đây gặp nhiều khó khăn trong học tập. Hơn nữa, cơ sở vật chất thiếu thốn khiến các thầy cô giáo cũng không có điều kiện tìm kiếm, thiết kế và tổ chức thường xuyên những hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

Như vậy, tâm lí đặc biệt của HS lứa tuổi 15-18 ở THPT thành phố Hải Phòng khi học về lịch sử quê hương mình là một thế mạnh để GV khai thác làm cho bài học trở nên hấp dẫn và cuốn hút HS vào các hoạt động nhận thức trong giờ học LSĐP. Bên cạnh đặc điểm nhận thức chung, HS các trường THPT thành phố Hải Phòng có đặc điểm nhận thức không đồng đều. Đây cũng là một lưu ý cho chúng tôi trong quá trình thiết kế bài học, lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cần phù hợp để phát huy được thế mạnh của địa phương cũng như phù hợp đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học lịch sử địa phương theo hướng tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông thành phố hải phòng​ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)