7. Nội dung nghiên cứu
1.3. Ƣu và nhƣợc điểm của điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Ƣu điểm
Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất
Ưu điểm lớn nhất mà cơ chế điều chuyển vốn nội bộ mang lại là quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất; với cơ chế này, chi nhánh chỉ chú trọng thực hiện chiến lược kinh doanh, tập trung vào công tác marketing, phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ để xây dựng một thị trường khách hàng rộng lớn, bền vững… hướng đến một giá trị lợi nhuận cao nhất, chuyển toàn bộ rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất về Hội sở chính.
Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản
Khi áp dụng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ thì mọi nghiệp vụ phát sinh của Chi nhánh đều được tâp trung về Hội sở chính thông qua Trung tâm vốn, hạn chế tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản. Nghĩa là khi huy động được nguồn tài sản Nợ, Chi nhánh sẽ bán về trung tâm vốn và ngược lại khi có nhu cầu cho tài sản Có thì Chi nhánh sẽ mua từ trung tâm vốn. Trung tâm vốn đóng vai trò trung gian, luân chuyển vốn giữa các Chi nhánh trong hệ thống. Trên cơ sở đó, sự dư thừa hay thiếu hụt về tính thanh khoản của các Chi nhánh sẽ bù đắp cho nhau.
Phƣơng pháp quản lý nguồn vốn thống nhất nhƣng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh
Với vai trò là một tổ chức điều hành Hội sở chính sẽ thông qua Trung tâm vốn và quy trình “mua/bán” vốn để xây dựng một môi trường kinh doanh rộng lớn, độc lập và mang tính cạnh tranh lành mạnh cho các Chi nhánh. Hội sở chính tuyệt đối không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh cụ thể của từng Chi nhánh.
Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, loại bỏ đƣợc một số báo cáo, giảm thiểu các báo cáo thủ công
Hiện đại hóa bộ máy tổ chức, hình thành một bộ máy gọn nhẹ, linh động, loại bỏ được một số công tác, báo cáo thủ công. Việc huy động vốn cũng như thanh khoản của Chi nhánh sẽ được khai báo trực tiếp Trung tâm vốn thông qua quy trình công nghệ hiện đại. Từ Hội sở chính đến các Chi nhánh sẽ được trang bị máy móc, phần mềm chuyên dụng trong công tác điều chuyển vốn nội bộ. Những báo cáo về nguồn vốn, tiền tệ, báo cáo thanh khoản mỗi ngày… đều được cắt giảm, những báo cáo cần thiết khác đều cơ thể tự động tổng hợp thông qua chương trình báo cáo FTP và có thể được chiết xuất ra file excel.
Có thể nói Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết gia nhập WTO. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống Ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh trạnh, hoat động có hiệu quả, an toàn và có khả năng huy động vốn tốt hơn. Như vậy, việc xây dựng một cơ chế điều chuyển vốn nội bộ và thống nhất là một giải pháp phù hợp với sự phát triển của tình hình tài chính hiện tại và trong tương lai của Việt Nam.
1.3.2. Nhƣợc điểm
Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh
Chênh lệch về mức độ công việc và nguồn năng lực; xét trong hệ thống Ngân hàng, việc tập trung tất cả những quản lý mang tầm vĩ mô về Hội sở chính đòi hỏi hải có một nguồn nhân lực thật sự có năng lực để giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ của cả hệ thống. Trong tương lai, các chi nhánh chỉ đóng vai trò là nơi giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận nhu cầu khách hàng và đưa về Trung tâm xử lý.
Chi phí ứng dụng cao; do cơ chế phải được triển khai đồng bộ trên tất cả các Chi nhánh trong hệ thống vì vậy chi phí đầu tư ban đầu là khá lớn. Đây là lý do khiến những Ngân hàng nhỏ hay những Ngân hàng có quá nhiều Chi nhánh khó có thể tiếp cận nhanh chóng.
Việc có nhiều chi nhánh và phủ rộng mạng lưới hoạt động trên nhiều địa bàn không tương đồng như tại Việt Nam là trở ngại trong áp dụng điều chuyển vốn nội bộ, khi mà ý nghĩa cốt lõi của cơ chế là định giá mua bán vốn để áp dụng cho toàn hệ thống và như vậy trong trường hợp này thì mức giá sẽ rất khó để xây dựng. Nếu phải điều chỉnh để hài hoà thì vô tình phá vỡ cơ chế hệ thống, gây ra sự không đồng tình. Lấy ví dụ một chi nhánh ngân hàng hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn phải có những khác biệt với đơn vị hoạt động tại Nghệ An hay Thái Bình, đồng thời cũng không đồng nhất với chi nhánh trên địa bàn Cà Mau hay Bạc Liêu. Cơ chế FTP về nguyên tắc sẽ phát huy lợi ích trong trường hợp đảm bảo tính cân đối hài hoà và phù hợp ở mỗi địa bàn kinh doanh, tuy nhiên lại là thách thức lớn đối với thị trường Việt Nam.
Bảng 1.1: Bảng so sánh sự khác biệt giữa hoạt động quản lý vốn phân tán và hoạt động điều chuyển vốn nội bộ
Tiêu chí Quản lý vốn phân tán Quản lý vốn tập trung ( Điều chuyển vốn nội bộ)
Lãi suất
-Chi nhánh tự quy định về lãi suất huy động – cho vay
-Hội sở chính không định hướng được lãi suất trên toàn bộ nguồn vốn huy động toàn ngành.
-Lãi suất luôn được điều chỉnh bám sát thị trường, thực sự trở thành định hướng lãi suất đối với hoạt động cho vay, huy động vốn tại chi nhánh.
Quản trị rủi ro
-Chi nhánh phải chịu hoàn toàn mọi rủi ro thanh khoản, lãi suất
- Chi nhánh không cần quan tâm đến việc quản lý chênh lệch kỳ hạn giữa
khi lãi suất thị trường thay đổi. vốn huy động và vốn cho vay, đầu tư Hội sở chính sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất thông qua điều hành lãi suất FTP Điều chuyển vốn trong hệ thống
-Quản lý vốn phân tán, tại chi nhánh thường tồn đọng vốn tại tài khoản tiền gửi Ngân hàng nha nước tỉnh, thành phố với số dư lớn, gây lãng phí vốn, gia tăng chi phí.
- Phí chuyển tiền giữa chi nhánh – hội sở chính.
-Không kiểm soát được chi phí vốn phát sinh từ các khoản huy động lãi suất cao.
-Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước phải chịu chi phí FTP, do đó, chi nhánh đã chú ý hơn trong tiết giảm vốn tồn đọng và chuyển về Hội sở chính, vừa tập trung nguồn vốn đảm bảo thanh khoản, vừa tiết kiệm chi phí vốn.
-Không mất phí chuyển tiền.
- FTP đã hỗ trợ đắc lực trong việc khống chế chi phí vốn đầu vào ở mức nhất định, hạn chế tình trạng chi nhánh huy động vốn lãi suất quá cao, đặc biệt là trong tình trạng chênh lệch giá, hoặc cạnh tranh nội bộ.
Hiệu quả hoạt động
-Không đánh giá được kết quả đóng góp thực tế của các đơn vị kinh doanh một cách công bằng
-Không thấy rõ được thu nhập của chi nhánh đối với từng hoạt động, từng giao dịch.
-Đánh giá mức độ đóng góp của chi nhánh vào lợi nhuận chung toàn ngành là công bằng.
-Xác định ngay được lãi/lỗ của từng giao dịch nghiệp vụ, có thể xác định mức lợi nhuận đóng góp của từng bộ phận/chi nhánh.
1.4. Tiêu chí đánh giá về hiệu quả điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng Một là, đánh giá mức sinh lời của Chi nhánh và Hội sở chính Một là, đánh giá mức sinh lời của Chi nhánh và Hội sở chính
Xét với ngân hàng, hoạt động điều chuyển vốn nội bộ cho phép phân bổ doanh thu nội bộ của ngân hàng cho các nhà cung cấp vốn và chi phí nội bộ cho người dùng vốn. Trong trường hợp này, việc áp dụng điều chuyển vốn nội bộ có thể dẫn đến một báo cáo về lợi nhuận của chi nhánh/sản phẩm thể hiện một thước đo hợp lý về sự đóng góp của chi nhánh/sản phẩm vào lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng đó. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự hiệu quả của hoạt động điều chuyển vốn.
Giá điều chuyển vốn nội bộ là công cụ tốt nhất để phân tích thu nhập lãi ròng, là thành phần lớn nhất trong lợi nhuận của ngân hàng. Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ là nền tảng cho các tổ chức tài chính và không ngân hàng nào có thể được quản lý tốt mà không sở hữu một hệ thống điều chuyển vốn hiệu quả.
Hai là, mức độ phân tán rủi ro lãi suất rủi ro, lãi suất thanh khoản khi tập trung về Hội sở chính.
Khi áp dụng hoạt động điều chuyển vốn, việc quản lý các rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất sẽ được chuyển về trụ sở chính quản lý. So sánh với cơ chế quản lý vốn phân tán, các chi nhánh hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong vận hành nên sẽ dẫn đến sự phân tán nguồn lực trong quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh. Khi đó, trụ sở chính sẽ không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với hoạt động quản lý vốn tập trung, các chi nhánh chỉ hướng vào công việc chính là kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về trụ sở chính quản lý. Gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành hệ thống là điều tất cả các Ngân hàng đều muốn hướng đến
Ba là, hệ thống định giá điều chuyển vốn đảm bảo đánh giá toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh tại Ngân hàng
Xây dựng được một hệ thống điều chuyển vốn nội bộ đồng bộ trong hệ thống Ngân hàng, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đầy đủ và cập nhật kịp thời các thông tin lãi suất. Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ cơ bản tương đối đơn giản và cách dễ nhất để thực hiện một hệ thống điều chuyển vốn nội bộ ban đầu là thông qua việc sử dụng phương pháp đơn giá. Hệ thống này rẻ và dễ áp dụng, thực sự không cần đầu tư vào công nghệ thông tin hoặc nền tảng quá phức tạp. Để khắc phục những hạn chế thì nó có thể được nâng cấp dần lên thành các phiên bản phát triển hơn, phương pháp hai nhóm giá rồi đến phương pháp đa nhóm giá, với những tinh chỉnh bổ sung. Việc lựa chọn phương pháp tính giá điều chuyển vốn phụ thuộc phần lớn vào các nguồn lực sẵn có như nguồn nhân lực, chất lượng cơ sở dữ liệu, năng lực hệ thống công nghệ thông tin và ngân sách dành cho hệ thống điều chuyển vốn Các ngân hàng hầu như đang tìm cách phát triển cơ chế điều chuyển vốn nội bộ hoàn hảo trên cơ sở phương pháp khớp kỳ hạn. Đây là một phương pháp phức tạp, đòi hỏi đầu tư và nguồn lực phân bổ đáng kể.
Bốn là, vận hành hệ thống điều chuyển vốn và chi phí hoạt động
Để hoạt động được trơn tru, hiệu quả cần đánh giá tính vận hành, tính thực tiễn khi áp dụng tại các Đơn vị kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động cần phải tiết kiệm, tiết giảm so với cơ chế cũ để phát huy được tối đa những lợi ích mà cơ chế điều chuyển vốn mang lại.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về hoạt động điều chuyển vốn nội bộ, các phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ, ưu và nhược điểm và sự khác biệt của hoạt động điều chuyển vốn nội bộ. Từ đó, khẳng định tính cần thiết trong việc ứng dụng điều chuyển vốn nội bộ vào hoạt động quản trị nguồn vốn của các ngân hàng thương mại Phần nghiên cứu Chương 2 sẽ trình bày chi tiết hơn những lợi ích mang lại từ hoạt động điều chuyển vốn thông qua các minh họa cụ thể đồng thời những tồn tại cần khắc phục và đề xuất các giải pháp thích hợp ở Chương 3.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM GIA LAI
2.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai. TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai. nhánh Nam Gia Lai.
Tổng quan về BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai
Quá trình hình thành và phát triển: BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ ngày 01/07/2013, Chi nhánh được thành lập mới trên cơ sở chia tách từ Chi nhánh BIDV Gia Lai; có trụ sở tại 117 Trần Phú, Phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng và các quy định của ngành. Chức năng cơ bản nhất là huy động vốn, cấp tín dụng và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác.
Về mô hình hoạt động: Chi nhánh Nam Gia Lai hoạt động với định hướng là
Chi nhánh hỗn hợp, trong đó ưu tiên hoạt động Ngân hàng bán lẻ.
Về phân vùng hoạt động: Chi nhánh Nam Gia Lai thực hiện hoạt động kinh
doanh khu vực phía Nam và Tây Nam Tỉnh Gia Lai gồm các địa bàn Tây Nam TP Pleiku, các huyện Chư Sê, Chư Pưh, ChưPrông, Iagrai và Đức Cơ
Mô hình tổ chức: BIDV-Chi nhánh Nam Gia Lai được tổ chức một cách khoa
học và có hệ thống. Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức, cơ cấu của BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai
Ban giám đốc: đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là người quyết định cao nhất và cũng là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BIDV về mọi hoạt động và quản lý của chi nhánh.
Tiếp theo là các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau: BIDV Nam Gia Lai bao gồm các Phòng ban như sau:
Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp 1 và 2: Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ,… Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định; tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng; theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng; thực hiện việc xử lý nợ xấu.
Phòng quan hệ khách hàng cá nhân 1 và 2: Trực tiếp tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện
các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Thực hiện các tác nghiệp về mua bán ngoại tệ theo các quy trình, quy định hiện hành của BIDV; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...); cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý