7. Nội dung nghiên cứu
2.2. Tình hình hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV – Chi nhánh Nam Gia
2.2.1. Quy trình hoạt động điều chuyển vốn tại BIDV
Hội sở chính xây dựng kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn chủ yếu của toàn hệ thống và tiến hành phân khai các chỉ tiêu cụ thể giao cho từng chi nhánh, bao gồm:
- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, tăng trưởng: tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn (cuối kỳ/bình quân), thị phần tín dụng, thị phần huy động;
- Các chỉ tiêu hạn mức: Giới hạn tín dụng; Giới hạn dư nợ tín dụng trung, dài hạn; Hạn mức đầu tư kinh doanh trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn;
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả: Lợi nhuận trước thuế; Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA); Tỷ suất lợi nhuận/Vốn Chủ sở hữu (ROE); Tỷ lệ thu nhập lãi ròngcận biên - NIM (Net Interest Margin);
- Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ nhóm II/Tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ; Tỷ lệ giảm lãi treo; Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm/tổng dư nợ;
- Các chỉ số thanh khoản: Giá trị tối đa, tối thiểu của chỉ số dự trữ thanh toán, trong đó có chỉ số dự trữ sơ cấp; Giá trị tối thiểu chỉ số thanh khoản trong 1 ngày, 7 ngày, 1 tháng; tỷ lệ tối đa dư nợ/số dư nguồn vốn huy động (hệ số Q); Tỷ lệ tối đa dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ; Hệ số bù đắp rủi ro (hệ số CAR)...
Hội sở chính ban hành bảng giá mua và bán vốn FTP áp dụng cho từng thời kỳ
HSC sẽ “mua” toàn bộ các khoản vốn huy động từ các chi nhánh và “bán” toàn bộ vốn cho các nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tư của chi nhánh. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện “mua – bán” vốn với HSC. Các chi nhánh phải trả lãi đối với hoạt động mua vốn và được nhận lãi khi bán vốn cho HSC (gọi chung là giá chuyển vốn nội bộ - FTP). Giá chuyển vốn nội bộ sẽ do HSC quy định từng thời kỳ. Cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ sẽ chấm dứt việc điều chuyển vốn bằng tiền giữa Hội sở chính và chi nhánh, chuyển chức năng của chi nhánh thành các đơn vị kinh doanh thực sự còn Hội sở chính là bộ phận quản lý, thực hiện điều hành, điều hoà vốn trong toàn hệ thống.
Định kỳ, HSC xác định và thông báo FTP “mua-bán” vốn tới các đơn vị kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh căn cứ vào giá FTP cùng với các chỉ tiêu kế hoạch được giao quyết định thực hiện các hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình.
FTP là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh và cũng là công cụ để HSC điều hành vốn trong toàn ngành nhằm hỗ trợ công tác quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất. FTP được điều chỉnh đối với các giao dịch đặc biệt, chi nhánh thực hiện theo chỉ định của HSC như nợ vay được khoanh, cho vay chỉ định, cho vay theo kế hoạch, cho vay theo các chương trình, mục tiêu, theo cam kết của Tổng giám đốc BIDV…