7. Nội dung nghiên cứu
1.4. Tiêu chí đánh giá về hiệu quả điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng
Một là, đánh giá mức sinh lời của Chi nhánh và Hội sở chính
Xét với ngân hàng, hoạt động điều chuyển vốn nội bộ cho phép phân bổ doanh thu nội bộ của ngân hàng cho các nhà cung cấp vốn và chi phí nội bộ cho người dùng vốn. Trong trường hợp này, việc áp dụng điều chuyển vốn nội bộ có thể dẫn đến một báo cáo về lợi nhuận của chi nhánh/sản phẩm thể hiện một thước đo hợp lý về sự đóng góp của chi nhánh/sản phẩm vào lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng đó. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự hiệu quả của hoạt động điều chuyển vốn.
Giá điều chuyển vốn nội bộ là công cụ tốt nhất để phân tích thu nhập lãi ròng, là thành phần lớn nhất trong lợi nhuận của ngân hàng. Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ là nền tảng cho các tổ chức tài chính và không ngân hàng nào có thể được quản lý tốt mà không sở hữu một hệ thống điều chuyển vốn hiệu quả.
Hai là, mức độ phân tán rủi ro lãi suất rủi ro, lãi suất thanh khoản khi tập trung về Hội sở chính.
Khi áp dụng hoạt động điều chuyển vốn, việc quản lý các rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất sẽ được chuyển về trụ sở chính quản lý. So sánh với cơ chế quản lý vốn phân tán, các chi nhánh hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong vận hành nên sẽ dẫn đến sự phân tán nguồn lực trong quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh. Khi đó, trụ sở chính sẽ không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với hoạt động quản lý vốn tập trung, các chi nhánh chỉ hướng vào công việc chính là kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về trụ sở chính quản lý. Gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành hệ thống là điều tất cả các Ngân hàng đều muốn hướng đến
Ba là, hệ thống định giá điều chuyển vốn đảm bảo đánh giá toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh tại Ngân hàng
Xây dựng được một hệ thống điều chuyển vốn nội bộ đồng bộ trong hệ thống Ngân hàng, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đầy đủ và cập nhật kịp thời các thông tin lãi suất. Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ cơ bản tương đối đơn giản và cách dễ nhất để thực hiện một hệ thống điều chuyển vốn nội bộ ban đầu là thông qua việc sử dụng phương pháp đơn giá. Hệ thống này rẻ và dễ áp dụng, thực sự không cần đầu tư vào công nghệ thông tin hoặc nền tảng quá phức tạp. Để khắc phục những hạn chế thì nó có thể được nâng cấp dần lên thành các phiên bản phát triển hơn, phương pháp hai nhóm giá rồi đến phương pháp đa nhóm giá, với những tinh chỉnh bổ sung. Việc lựa chọn phương pháp tính giá điều chuyển vốn phụ thuộc phần lớn vào các nguồn lực sẵn có như nguồn nhân lực, chất lượng cơ sở dữ liệu, năng lực hệ thống công nghệ thông tin và ngân sách dành cho hệ thống điều chuyển vốn Các ngân hàng hầu như đang tìm cách phát triển cơ chế điều chuyển vốn nội bộ hoàn hảo trên cơ sở phương pháp khớp kỳ hạn. Đây là một phương pháp phức tạp, đòi hỏi đầu tư và nguồn lực phân bổ đáng kể.
Bốn là, vận hành hệ thống điều chuyển vốn và chi phí hoạt động
Để hoạt động được trơn tru, hiệu quả cần đánh giá tính vận hành, tính thực tiễn khi áp dụng tại các Đơn vị kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động cần phải tiết kiệm, tiết giảm so với cơ chế cũ để phát huy được tối đa những lợi ích mà cơ chế điều chuyển vốn mang lại.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về hoạt động điều chuyển vốn nội bộ, các phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ, ưu và nhược điểm và sự khác biệt của hoạt động điều chuyển vốn nội bộ. Từ đó, khẳng định tính cần thiết trong việc ứng dụng điều chuyển vốn nội bộ vào hoạt động quản trị nguồn vốn của các ngân hàng thương mại Phần nghiên cứu Chương 2 sẽ trình bày chi tiết hơn những lợi ích mang lại từ hoạt động điều chuyển vốn thông qua các minh họa cụ thể đồng thời những tồn tại cần khắc phục và đề xuất các giải pháp thích hợp ở Chương 3.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM GIA LAI