III. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
2. BẢO ĐẢM CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ CÁC THÔNG TIN TRONG QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ DAĐT:
ĐỊNH ĐÁNH GIÁ DAĐT:
Khi chủ đầu tư lập DAĐT xin vay cũng đã tiến hành thu thập thông tin. Nhưng đối với công tác thẩm định của ngân hàng, việc thu thập thông tin, thẩm định dự án là một công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Các DAĐT xin vay hoặc là không đủ thông tin để dự kiến chính xác các yếu tố tính toán của dự án hoặc là được cố ý “xếp đặt” “dàn xếp” cho có vẻ khả quan, lạc quan để tranh thủ sự chấp thuận cho vay vốn. Do đó nếu ngân hàng không có đầy đủ thông tin, chính xác để thẩm định trước khi cho vay thì rủi ro không thu hồi được vốn
---
đúng hạn hoặc mất vốn sẽ rất lớn. Thẩm định cần một khối lượng thông tin phong phú hơn, chi tiết hơn và chính xác hơn.
2.1. Những thông tin cần bảo đảm có thể được tổng hợp và liệt kê cơ bản như sau
- Thông tin về tính năng, đặc điểm hoạt động của máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất,… để đánh giá công suất, sản lượng bảo đảm cho doanh thu dự án cũng như góp phần thẩm định chi phí sản xuất kinh doanh (vì công suất máy móc thiết bị càng lớn thì khả năng hạ giá thành càng nhiều).
- Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, thị trường nguyên liệu,… để thẩm định giá cả tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu.
- Thông tin về biến động giá cả, tỷ giá hối đoái để bổ sung cho việc thẩm định giá bán sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh, xác định lãi suất vay ngân hàng (là cơ sở cho việc xác định lãi suất chiết khấu).
- Thông tin có tính bao quát như chính sách đầu tư, chính sách thuế xuất nhập khẩu.
2.2. Tổ chức thu nhập khai thác các loại thông tin nói trên
Hệ thống ngân hàng lâu nay đã quan tâm xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro. Song hệ thống này chỉ cung cấp thông tin về khách hàng như tình hình tài chính, dư nợ,… nên có hạn chế nhất định. Một mặt ngân hàng cần tăng cường hoàn thiện về hệ thống này. Mặt khác ngân hàng cần phải nghiên cứu chọn lựa, khai thác đầy đủ các loại thông tin đầy đủ, chính xác, hiệu quả nhất qua các kênh thông tin:
- Kênh thông tin về định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư của ngành chuyên môn, quản lý Nhà nước,… thuộc lĩnh vực mà dự án đang đầu tư (ngành công nghiệp, ngành đánh bắt hải sản, ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành khách sạn du lịch,…).
- Kênh thông tin của các cơ quan quản lý chức năng (thống kê, tài chính, thuế,…). - Kênh thông tin từ các báo cáo, nghiên cứu và hội thảo khoa học chuyên đề về từng ngành nghề, các dự án cùng loại.
- Kênh thông tin về những vấn đề có tính vĩ mô có thể ảnh hưởng đến DAĐT như tình hình thị trường tiền tệ, tình hình xuất nhập khẩu,…
- Kênh thông tin của các phương tiện truyền thông, tin tức như báo chí, truyền hình,… đặc biệt chú ý khai thác các thông tin qua các phương tiện Multimedia, mạng Internet (việc tạo ra nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên qua mạng là điều quan trọng và phổ biến).
Việc khai thác các kênh thông tin còn liên quan đến sự hỗ trợ về mặt tổ chức của các cơ quan hữu quan của Nhà nước.