càng hơn.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DAĐT THẨM ĐỊNH DAĐT
1. Cần thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nhất là bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của chủ đầu tư.
2. Nâng cao trách nhiệm của những cán bộ làm công tác thẩm định ở các cơ quan tham mưu phê duyệt dự án đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của từng ngành, khu vực, địa phương có tính khả thi thực sự nhất là có hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội.
---
3. Khi tính toán thời gian cho vay phải căn cứ thực sự vào nguồn trả nợ từ dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư chứ không nên gò ép thời gian.
4. Cần hệ thống hóa các định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư của một số ngành nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành để trang bị cho cán bộ thẩm định có những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định để làm cơ sở xác định, so sánh, đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của dự án và hoạt động chung của doanh nghiệp để hạn chế được rủi ro khi đầu tư.
5. Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định DAĐT trong đó có phần áp dụng tin học Excel để tính toán các chỉ tiêu NPV, NPV/PVI, IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu và phân tích độ nhạy. Ban hành quy trình thẩm định thống nhất trong hệ thống nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thẩm định theo phương châm: “Đầu tư phải an toàn, an toàn để đầu tư”.
6. Cung cấp kịp thời những thông tin về diễn biến của nền kinh tế, những điều chỉnh về cơ chế chính sách có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Nâng cao chất lượng thông tin và dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
7. Nên chăng cần có hướng dẫn cụ thể về thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp có ngành nghề xây dựng, các DAĐT mở rộng sản xuất, cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn.
8. Trong khi thẩm định cần có mối quan hệ với hiệp hội ngành nghề, chính quyền địa phương, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp (nếu có), cơ quan thuế,… để biết được phần nào khía cạnh phi tài chính của chủ đầu tư như uy tín, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để bổ sung vào phần thẩm định chung.
9. Cập nhật tích luỹ các thông tin có liên quan đến định hướng phát triển kinh tế, các ngành nghề ưu tiên mở rộng hoặc hạn chế đầu tư, thông tin về giá cả máy móc thiết bị giúp cán bộ thẩm định nhanh chóng hiệu quả và an toàn.
10. Trong quá trình cho vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay có thể bị thay đổi về mặt giá trị không còn phù hợp với dư nợ vay. Do đó cần phải kiểm tra định kỳ tài sản thế chấp cầm cố làm đảm bảo món vay.
11. Trong quá trình thực hiện dự án cần nêu ra các giải pháp, biện pháp xử lý trong trường hợp có rủi ro xảy ra để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra của dự án hầu giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
12. Rút kinh nghiệm thẩm định DAĐT đã bị gặp rủi ro khách hàng không trả được nợ gốc hoặc khách hàng lừa đảo để hoàn thiện hơn đầy đủ các bước đúng theo quy trình thẩm định.