thường xuyên.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán lớp 5 tại nước CHDCND Lào thông qua các tình huống dạy học cụ thể, chúng tôi thu được kết quả như sau (Bảng 1.5):
Bảng 1.5. Tình huống dạy học có sử dụng SĐTD
Tình huống dạy học Số lượng Tỉ lệ
Ôn bài cũ 5GV 20%
Dạy bài mới 2GV 8%
Luyện tập 1GV 4%
Củng cố 7GV 28%
Tất cả các tình huống trên 10 GV 40%
Như vậy, nhiều GV (40%) nhận thấy được tiềm năng khai thác SĐTD trong dạy học ở tất cả các tình huống, đặc biệt là trong các pha củng cố kiến thức cho học sinh (28%). Tuy nhiên, trong các pha dạy học Luyện tập, nhiều giáo viên chưa đánh giá cao tính ứng dụng của SĐTD (4%).
Bên cạnh việc nhận thức đúng về cơ hội sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán lớp 5, các giáo viên được hỏi cũng đưa ra nhận định của mình về ưu điểm của SĐTD như sau:
- Tạo hứng thú trong học tập cho HS.
- Giảm căng thẳng, nhàm chán trong học tập. - HS dễ hiểu bài học và nhớ lâu hơn.
- Rền kĩ năng trình bày cho HS. - Phát triển, mở rộng tư duy của HS.
- Dễ dàng trong việc hệ thống hóa kiến thức bài học, bài ôn ... - Rèn kĩ năng hợp tác và trao đổi ý kiến.
- Tạo tình huống cho HS vận dụng kiến thức để tìm ra giải pháp vấn đề.
Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán lớp 5 ở nước CHDCND Lào, chúng tôi thu được kết quả khảo sát từ phía học sinh như sau:
Trong 215 HS, có đến 178 HS (82.80%) chưa được quan sát SĐTD trong học tập bao giờ. Chỉ có 37 HS còn lại (17.20%) đã từng tiếp cận SĐTD. Cho nên, trong những câu hỏi tiếp theo (câu 2-3) sẽ là câu trả lời của 37 HS mà đã được tiếp cận với SĐTD.
Cụ thể, tỉ lệ HS được tiếp cận với SĐTD trong các môn học như sau (Bảng 1.6.):
Bảng 1.6. Thống kê sử dụng SĐTD trong các môn học Môn học Số lượng Tỉ lệ
Tiếng Lào 26 HS 70.27%
Toán học 0 HS 0%
Thế giới quanh ta 11 HS 29.73%
Đạo đức 0 HS 0%
Tỉ lệ trên cho thấy: Phần lớn HS (70.27%) từng quan sát SĐTD trong học tập môn Tiếng Lào, 11 HS (29.73%) được tiếp cận với SĐTD trong học tập môn Thế giới quanh ta và chưa có một HS nào từng được quan sát GV sử dụng SĐTD vào dạy học môn Toán (Bảng 1.6).
Sau khi được chúng tôi giới thiệu một số SĐTD, nhiều học sinh tỏ ra thích thú và mong muốn được tiếp cận với các SĐTD trong dạy học môn Toán (Bảng 1.7)
Bảng 1.7. Hứng thú của HS với SĐTD trong dạy học môn Toán
Rất thích Thích Bình thường Không thích
90% 10% 0 0
Những kết quả phân tích thu được từ phía HS trên đây cho thấy mặc dù HS rất hào hứng và mong muốn được quan sát, vẽ SĐTD trong quá trình dạy học môn Toán nhưng điều này chưa được giáo viên quan tâm và triển khai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Kết luận chương 1
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực trạng sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán lớp 5 nước CHDCND Lào, chương 1 của luận văn chúng tôi đã trình bày được những nội dung cơ bản sau:
- Khái quát hóa tình hình nghiên cứu về SĐTD;
- Làm rõ hơn quan niệm, các giai đoạn và thao tác của tư duy thông qua những ví dụ minh họa cụ thể trong dạy học môn Toán;
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về SĐTD;
- Trình bày đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 (nước CHDCND Lào); - Hệ thống hóa mục tiêu, nội dung môn Toán lớp 5 (nước CHDCND Lào);
- Phân tích và làm rõ thực trạng sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán lớp 5 (nước CHDCND Lào).
Những kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy SĐTD là một trong số ít những công cụ “vạn năng’’ mà GV và HS có thể sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học, trong đó có môn Toán. Tuy nhiên, thực tế của sử dụng SĐTD trong học tập tại nước Lào vẫn còn hạn chế và chưa phát triển rộng rãi. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu và tìm hiểu kĩ lưỡng hơn về việc thiết kế và sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán ở lớp 5 của nước CHDCND Lào. Điều này sẽ được chúng tôi trình bày trong chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở LỚP 5 (NƯỚC CHDCND LÀO) 2.1. Các bước vẽ sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một bản đồ được xây dựng theo phong cách riêng của người thiết kế, là một quá trình thú vị và vô cùng vui vẻ. Không bắt buộc về kích thước hay màu sắc của hình ảnh, các nhánh của chúng và cũng không tồn tại một giới hạn nào ngăn cản bạn khai triển ý tưởng. Nhưng, đối với người bắt đầu học vẽ SĐTD thì cần phải lưu ý tuân thủ các bước vẽ như sau:
Bước 1. Chọn từ trung tâm (xác định chủ đề chính)
Từ trung tâm hay còn gọi là từ khóa và trong tiếng Anh còn gọi là “Central idea’’ sẽ luôn là tên của một chủ đề, một nội dung kiến thức hay có thể là một hình ảnh nào đó mà người thiết kế muốn khai thác, làm rõ. Từ trung tâm, chủ đề có thể là một hình ảnh, một từ khóa là tên một chương hay một chủ đề kiến thức.
Ví dụ 2.1: Trong một tiết học giáo viên muốn hệ thống hóa lại kiến thức về tính chu vi và diện tích của các hình học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình bình hành, hình thang,hình tròn,...) cho học sinh bằng SĐTD nên từ khóa hay từ trung tâm đó sẽ là Chu vi và Diện tích
Hình 2.1. Chọn từ trung tâm
Lưu ý: Từ trung tâm hay ảnh trung tâm sẽ luôn được viết hay vẽ to và đậm hơn, nổi hơn từ hay ảnh trong các nhánh cấp 1 hay nhánh con khác.
Bước 2. Vẽ nhánh cấp 1
Các nhánh cấp 1 sẽ thể hiện nội dung chính của chủ đề (từ trung tâm) đã đặt ra. Các nhánh cấp 1 thường được bố trí đều, cân đối quanh hình ảnh trung tâm. Đó có thể là các đề mục của bài học hay các tiêu đề, nội dung chính của chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề “Chu vi và Diện tích’’ chúng ta có thể vẽ lên nhiều nhánh cấp 1 theo số hình hình học muốn khai thác và bên cạnh các nhánh cấp 1 này ta có thể kèm theo hình vẽ của chúng (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình bình hành, hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 2.2. Vẽ nhánh cấp 1 Bước 3. Vẽ nhánh cấp 2, 3…
Bước 3 là quá trình lặp lại của bước 2, các cụm từ ghi trên mỗi nhánh cấp 1 bây giờ đóng vai trò là từ khóa của nhánh đó. Các nhánh con cấp 2, 3,… của mỗi nhánh cấp 1 chính là các nhánh con của nhánh con trước nó, hay nói rõ hơn là các ý của nội dung của các nhánh con trước đó (nếu có). Chẳng hạn từ nhánh cấp 1 “Hình chữ nhật” ta có thể đưa ra hai nhánh cấp 2 là: Diện tích và chu vi. Vậy, trên các nhánh con tiếp theo sẽ là công thức và nêu ví dụ.
Hình 2.3. Vẽ nhánh cấp 2, 3… Bước 4. Hoàn thiện sơ đồ tư duy
SĐTD là một sơ đồ mở, mỗi người có thể vẽ theo mỗi cách khác nhau theo ý tưởng của mình, dùng hình ảnh khác nhau, màu sắc khác nhau sao cho vừa truyền tải
được nội dung kiến thức, vừa phù hợp với năng khiếu thẩm mỹ riêng. Vì vậy, ta có thể bổ sung, thêm, bớt nhánh, tô màu... nếu cần thiết.
Tiếp tục hoàn thiện SĐTD trên:
Hình 2.4. Hoàn thiện sơ đồ tư duy 2.2. Cách đọc sơ đồ tư duy
Cách viết trên SĐTD không giống như cách viết thông thường, không xuất phát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như kiểu truyền thống. SĐTD được vẽ, viết, đọc theo hướng bắt nguồn từ từ khóa (Central idea). Tiếp theo chúng ta di chuyển ra đọc các nhánh cấp một, cấp hai, cấp ba,...Nhưng trong khi đọc hãy ngẫm nghĩ những mối liên hệ và cách phối hợp các thông tin và đọc với tinh thần luôn hướng tới từ khóa sẽ rất hữu ích cho chúng ta.
Đây cũng chỉ là một định hướng dành cho những người bắt đầu học về SĐTD. Nhưng mà, đối với những người mà đã từng sử dụng SĐTD rồi sẽ có thể thiết kế, sắp xếp theo trật tự khác riêng mình.
2.3. Các mức độ sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở lớp 5
Dựa vào từng trường hợp hay từng các tình huống cụ thể trong học tập. Khi chúng ta sẽ sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán ở lớp 5 thì cần phải lưu ý đến 3 mức độ theo thứ tự như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Mức độ 1: Giáo viên chuẩn bị sẵn và thuyết trình về SĐTD
Đây chính là mức độ dễ nhất trong sử dụng SĐTD. Giáo viên chuẩn bị sẵn SĐTD ở nhà và thuyết trình, giới thiếu đầy đủ kiến thức muốn truyền đạt cho học sinh.
Ví dụ 2.2: Trong khi dạy học giải toán có lời văn. GV thuyết trình cách giải toán bằng SĐTD đã chuẩn bị sẵn. Chẳng hạn, bài tập 4 (bài 51 SGK Toán 5 - Lào): Trong một giỏ đu đủ có 55% số quả đã chín. Biết rằng trong giỏ có tất cả180 quả đu đủ. Hỏi, trong đó có bao nhiêu quả đu đủ chín?
Hình 2.5. Mức độ 1 trong sử dụng SĐTD Mức độ 2: Phát triển và hoàn thiện SĐTD từ nhánh cấp 1
Đây là mức độ cao hơn mức độ 1, ở mức độ này HS sẽ không chỉ quan sát GV thuyết trình hoặc chỉ đơn thuần đòi hỏi HS điền nội dung vào nhánh con đã cho sẵn mà yêu cầu HS biết cách hệ thống kiến thức để từ nhánh cấp 1, triển khai tiếp nhánh cấp 2 và từ đó hoàn thiện SĐTD.
Ví dụ 2.3: Khi GV muốn hệ thống kiến thức cho HS về thể tích các hình hình học không gian. GV chỉ cần vẽ SĐTD với từ trung tâm là “Thể tích’’ và vẽ ra bốn nhánh cấp 1 là: Hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ tròn và hình lăng trụ tam giác. Nhờ các nhánh cấp 1 đó, GV yêu cầu HS khai thác các nhánh cấp 2 (GV có thể gợi ý cho, chẳng hạn ở nhánh cấp 1 là hình lập phương; Cho nên ở hai nhánh con cấp 2 sẽ là “công thức”và “ví dụ”).
Hình 2.6. Mức độ 2 trong sử dụng SĐTD Mức độ 3: HS tự thiết kế SĐTD
Đây chính là mức độ cao nhất trong sử dụng SĐTD. Ở mức độ này GV sẽ không cần phải đưa ra bất kì một gợi ý nào mà chỉ đặt ra chủ đề (từ trung tâm) và yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tư duy của mình. Mức độ này yêu cầu HS nắm được cách thiết kế SĐTD, đồng thời biết hệ thống lại kiến thức đã học để hoàn thiện SĐTD của mình.
Ví dụ 2.4: Sau khi học xong chương 6 “Cộng, trừ hai phân số” GV muốn HS hệ thống lại kiến thức về cộng, trừ hai phân số bằng SĐTD. GV chỉ cho mỗi từ trung tâm là “Cộng, trừ hai phân số” để HS tự thiết kế ra SĐTD theo tư duy của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.4. Thiết kế một số sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán lớp 5
2.4.1. Thiết kế sơ đồ tư duy mạch nội dung số học
Mức độ 1: Sau học xong chương 1. Đưa HS ôn tập và hệ thống lại kiến thức về số tự nhiên (phân tích cấu tạo số tự nhiên).
Trong một số tự nhiên bất kì, ta có thể đọc, viết chúng dưới nhiều cấu tạo như sau:
Ví dụ 2.5: Số 4.567.450 ta có thể viết dưới dạng các cấu tạo như sau:
= 4.000.000 + 500.000 + 60.000 + 7.000 + 400 + 50
= (4 × 1.000.000) + (5 × 100.000) + (6 × 10.000) + (7 × 1000) + (4 × 100) + (5 × 10)
= (4 × 106) + (5 × 105) + (6 × 104) + (7 × 103) + (4 × 102) + (5 × 10)
Hướng dẫn học sinh cách đọc số: Bốn triệu năm trăm sáu mươi bảy ngàn bốn trăm năm mươi.
Từ cách phân tích cấu tạo số trên, giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hành viết số đó dưới dạng số Lào.
Từ số tự nhiên trên, ta có thể trình bày được bằng SĐTD sau:
Mức độ 2:
Sau học xong chủ đề về tỉ lệ nghịch và tỉ lệ thuận, GV đưa học sinh phân tích và so sánh sự khác biệt giữa chúng. GV lập
SĐTD với từ trung tâm là “Tỉ lệ’’rồi cho 2 nhánh cấp một là “Tỉ lệ nghịch’’ và “Tỉ lệ thuận’’. Sau đó yêu cầu học sinh tìm ra các quy tắc và nêu ví dụ.
Hình 2.9. Thiết kế SĐTD với mức độ
2 trong mạch nội dung số học Mức độ 3:
Ví dụ 2.7: Sau học xong chủ đề tỉ lệ phần trăm, GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức. GV chỉ gợi ý cho HS với từ trung tâm “ Tỉ lệ %’’. Sau đó, HS tự vẽ ra các nhánh cấp 1 và định tiêu đề cho chúng, sau đó giới thiệu các bước tính vào các nhánh con tiếp theo và nêu ví dụ. Sau đây là ví dụ minh họa sơ đồ tư duy học sinh có thể vẽ được:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.4.2. Thiết kế sơ đồ tư duy mạch nội dung hình học
Mức độ 1:
Ví dụ 2.8: Sau học xong bài 63 về chủ đề “Tính thể tích” khi GV muốn giúp HS ghi nhớ và hệ thống lại kiến thức về các công thức tính thể tích và ứng dụng của chúng. GV vẽ ra SĐTD có từ trung tâm là “Tính thể tích” sau đó vẽ thêm bốn nhánh cấp một và đặt tiêu đề cho mỗi nhánh là: Hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ và hình lăng trụ tam giác. Yêu cầu học sinh viết ra công thức và nêu ví dụ. HS có thể thiết kế, trang trí thêm theo ưa thích và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện SĐTD.
Hình 2.11. Thiết kế SĐTD với mức độ 1 trong mạch nội dung hình học Mức độ 2:
Ví dụ 2.9: GV tổ chức cho học sinh hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương và hình hộp chữ nhật dựa trên công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật bằng cách triển khai các mặt của hình. Giáo viên có thể thiết kế sơ đồ tư duy theo hướng gợi mở như sau: GV đặt từ trung tâm “ Hình hộp chữ nhật và hình lập phương”; Đặt tiêu đề trên các nhánh cấp 1 cho HS và sau đó yêu cầu HS vận dụng kiến thức và thông qua thực hành triển khai các mặt của hình hộp chữ nhật, hình lập phương để hoàn thiện sơ đồ.
Mức độ 3:
Ví dụ 2.10: Muốn giúp HS khả năng ghi nhớ các tên hình tứ giác khi nhìn thấy chúng và giúp HS có thể hình dung ra khi nghe thấy tên các hình tứ giác đó. GV yêu cầu HS lập SĐTD với từ trung tâm “Hình tứ giác”, trên mỗi nhánh cấp một thì yêu cầu HS viết tên hình tứ giác các loại mà đã học. Rồi yêu cầu HS vẽ hình cho mỗi nhánh để hoàn thiện sơ đồ.
Khi đó học sinh sẽ vẽ được sơ đồ sau:
Hình 2.13. Thiết kế SĐTD với mức độ 3 trong mạch nội dung hình học
2.4.3. Thiết kế sơ đồ tư duy mạch nội dung giải toán có lời văn
Mức độ 1:
Sau học xong về tính chu vi và diện tích. Để giúp HS dễ dàng hình dung ra các bước giải toán lời văn liên quan một cách hấp dẫn. GV đưa ra một SĐTD, yêu cầu HS điền nội dung vào các nhánh con để hoàn thiện.
Ví dụ 2.11: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 100m và có chiều rộng 20m.