Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.5.5. Phân tích kết quả khảo sát
1.5.5.1. Thực trạng nhận thức của GV về việc phát triển MHH toán học trong dạy
học theo hướng liên hệ thực tiễn cho HS lớp 5.
Chúng tôi tìm hiểu quan điểm của GV về việc tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn. Khi được hỏi về việc tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn cho HS thì 91,2% GV đều trả lời là rất cần thiết. Từ đó có thể thấy, GV đều nhận thức được sự cần thiết của việc tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn trong quá trình dạy học.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với các GV về việc dạy học môn Toán lớp 5 theo định hướng MHH ở một số trường tiểu học và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1. Mức độ thường xuyên của việc dạy học theo định hướng MHH toán học ở một số trường Tiểu học hiện nay
Khía cạnh đánh giá Tần số xuất hiện (%) Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
Tạo cơ hội phát triển mô hình toán học
cho HS vào dạy học môn toán. 0 15,38 65,38 19,24
Mức độ thường xuyên tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về những ứng dụng của MHH toán học trong dạy học môn toán.
0 34,62 57,69 7,69
Thiết lập mệnh đề toán học, chuyển bài toán thực tế sang ngôn ngữ toán học ở môn toán.
0 15,38 73,07 11,5
Tổ chức cho HS giải quyết những tình
huống thực tế ngoài SGK. 0 50 46,16 3,84
Tổ chức cho HS kiểm nghiệm nhận xét, đánh giá vấn đề qua thực tiễn cuộc sống trong dạy học.
Dựa vào kết quả ở bảng trên tôi nhận thấy, mặc dù nhận thức được việc phát triển mô hình toán học cho HS là cần thiết nhưng GV vẫn lưỡng lự đưa vào chương trình dạy học, họ vẫn chưa có thói quen liên hệ toán học với thực tiễn thông qua dạy học MHH, GV vẫn chưa hiểu rõ về MHH toán học nên trong quá trình dạy học GV chưa tìm được phương pháp phù hợp cho HS. Có thể thấy việc phát triển mô hình toán học cho HS vào dạy học môn Toán chỉ có 19,24% GV thường xuyên thực hiện và 65,38% GV thỉnh thoảng quan tâm đến việc phát triển MHH toán học cho HS vào dạy học môn toán cho cho HS lớp 5. Sự tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về những ứng dụng của MHH toán học trong dạy học môn toán chỉ có 7,69% GV thường xuyên tìm hiểu. Việc thiết lập mệnh đề toán học, chuyển bài toán thực tế sang ngôn ngữ toán học ở môn toán chỉ có 11,5% GV thường xuyên đưa vào bài dạy, chính vì thế nên việc tổ chức cho HS giải quyết những tình huống thực tế ngoài sách giáo khoa lại càng ít hơn,chỉ có 3,84% GV thường xuyên tổ chức còn một nửa số GV còn lại hiếm khi tổ chức. Việc tổ chức cho HS kiểm nghiệm nhận xét, đánh giá vấn đề qua thực tiễn cuộc sống trong dạy học số GV thường xuyên tổ chức chỉ chiếm 15,38% phần đông GV thỉnh thoảng tổ chức và rất hiếm khi tổ chức.
Để tìm hiểu rõ hơn việc dạy học môn Toán lớp 5 theo định hướng MHH toán học của GV, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số GV đang đứng lớp về việc hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động MHH toán học, thì 76,92% GV đều khẳng định có thể chuyển rất nhiều tình huống thực tiễn sang một vấn đề toán học ở các bài của môn Toán lớp 5. Nhưng GV lại gặp khó khăn trong xử lý số liệu thực tế, khó dự đoán trước cách giải quyết của HS cũng như khó hướng dẫn HS trong toàn bộ quá trình MHH, cũng như khó khăn trong việc đánh giá cách giải quyết trong ngữ cảnh thực tế của học sinh. Đặc biệt, GV thiếu tài liệu để tìm hiểu về các ứng dụng thực tiễn của toán học, sách giáo khoa, sách bài tập cũng như sách tham khảo có rất ít bài tập MHH vấn đề thực tiễn dẫn tới nhiều GV không hiểu về mô hình toán học hoặc không đủ kiến thức để giải thích cho HS hiểu về mô hình đó. Khi đánh giá khả năng chuyển tình huống thực tiễn sang một vấn đề toán học của HS lớp đang giảng
dạy thì 77,15% HS được đánh giá ở mức độ bình thường; 22,85% HS được đánh giá ở mức độ tốt. Từ kết quả này trên cho thấy việc dạy học theo định hướng MHH toán học chưa thực sự được giáo viên quan tâm và chú trọng.
Những nguyên nhân trong quá trình dạy học môn Toán lớp 5 theo định hướng MHH rất nhiều và để lý giải những nguyên nhân trên chúng tôi đã tìm hiểu những khó khăn GV đã gặp phải và thu được kết quả như sau:
Bảng 1.2. Những khó khăn khi thực hiện phát triển dạy học môn Toán theo định hướng MHH ở một số trường tiểu học hiện nay
TT Khó khăn Tỉ lệ %
1 Chưa thực sự sử dụng công nghệ thông tin trong MHH các bài
toán thực tiễn vào quá trình dạy học. 69,23
2 Chưa có việc giáo dục tích hợp cho HS thông qua các mô hình
toán học trong trong dạy học môn Toán lớp 5. 80,76
3 Chưa có việc trải nghiệm sử dụng kiến thức toán học để giải
quyết các vấn đề thực tiễn. 84,61
4 Chưa thực sự khai thác mối liên hệ giữa toán học với thực tiễn
thông qua dạy học MHH. 57,69
Kết quả phân tích cho thấy GV gặp nhiều khó khăn khi thực hiện phát triển dạy học môn Toán theo định hướng MHH. Với việc sử dụng công nghệ thông tin trong MHH các bài toán thực tiễn vào quá trình học còn hạn chế. GV không thường xuyên liên hệ giữa toán học với thực tế thông qua dạy học MHH hoá vì trong quá trình dạy học GV chỉ tập trung hướng vào lý thuyết mà không hướng tới liên hệ toán học với thực tiễn thông qua dạy học MHH cho HS. Điều này dẫn đến việc các hoạt động trải nghiệm sử dụng kiến thức toán học với thực tiễn hầu như không tồn tại. Giáo dục tích hợp liên môn thông qua các MHH trong trong dạy học môn Toán còn rất ít khi được GV sử dụng.
Từ những kết quả khảo sát trên, có thể thấy việc dạy học theo định hướng MHH là rất cần thiết và cần được phát triển hơn nữa. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần phát triển việc dạy học theo định hướng MHH cũng như khắc phục được những khó khăn và hạn chế nói trên.
1.5.5.2. Thực trạng nhận thức của HS về việc phát triển MHH toán học trong dạy học theo hướng liên hệ thực tiễn cho HS lớp 5
Chúng tôi tìm hiểu Thực trạng nhận thức của HS về việc phát triển MHH toán học trong dạy học theo hướng liên hệ thực tiễn cho HS lớp 5. Khi được hỏi về chuyển các tình huống thực tiễn sang toán học cho HS thì 89,2% HS đều trả lời là rất thích đưa vào các tiết học môn toán.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với HS về việc dạy học môn Toán lớp 5 theo định hướng MHH ở một số trường tiểu học và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1.3. Mức độ thường xuyên về việc nhận thức của HS theo định hướng MHH toán học ở một số trường Tiểu học hiện nay
Khía cạnh đánh giá Tần số xuất hiện (%) Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
Em hãy đánh giá mức độ vận dụng tri thức toán học để giải quyết những tình huống thực tiễn của mình?
0 29,58 59,17 11,24
Em hãy đánh giá mức độ linh hoạt trong việc tìm ra phương pháp giải mô hình toán đã xây dựng.
0 39,49 55,02 5,4
Dựa vào kết quả trên ta có thể thấy mức độ vận dụng tri thức toán học để giải quyết những tình huống thực tiễn của HS còn rất thấp, chỉ có 11,24% thường xuyên vận dụng, có thể HS quên kiến thức cũ hoặc có thể HS chưa hiểu tình huống cũng như không biết nên đưa tình huống đó vận dụng vào dạng toán nào. Mức độ thường xuyên linh hoạt trong việc tìm ra phương pháp giải mô hình toán đã xây dựng chiếm tỉ lệ rất thấp là 5,4 %; HS gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp cũng như HS bị chi phối bởi những kiến thức cũ chỉ tập trung tìm lời giải của bài toán nên ít có bước liên hệ với thực tế cuộc sống. Những khó khăn trên chính là rào cản làm hạn chế tư duy cũng như hạn chế năng lực giải quyết vấn đề của HS.
Bảng 1.4. Những khó khăn về việc nhận thức của HS theo định hướng MHH toán học ở một số trường Tiểu học hiện nay
TT Khó khăn Tỉ lệ
%
1 Chưa có mối liên hệ giữa các bài toán thực tiễn với các môn học
khác qua các bài học trên lớp 76,33
2 Mức độ hạn chế giảng giải mối liên hệ toán học với thực tiễn của GV. 73,22 3 HS chưa được trải nghiệm, tham gia các hoạt động thực tiễn của
toán học. 83,43
Kết quả phân tích cho thấy HS gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quá trình MHH tình huống thực tiễn. Mức độ mối liên hệ giữa các bài toán thực tiễn với các môn học khác qua các bài học trên lớp của HS còn hạn chế, chiếm 76,33%; mức độ hiếm khi giảng giải mối liên hệ toán học với thực tiễn của GV chiếm tới 73,33%. Cũng vì lí do HS ít được tham gia trải nghiệm các hoạt động thực tiễn của toán học nên khả năng liên kết liên môn trong quá trình giải quyết vấn đề của HS còn yếu.
Ngoài ra HS còn gặp rất nhiều khó khăn như: thời gian học trên lớp không đủ, HS không biết đơn giản hoá bài toán, HS dễ gặp sai lầm trong tính toán,suy luận, xem xét tính hợp lí của bài toán. Những khó khăn này có thể khắc phục nếu các em nắm vững kiến thức lý thuyết của bài học để từ đó chuyển đổi những tình huống thực tiễn thành bài tập từ đó giúp thấy được vai trò của toán học, toán học rất gần gũi với cuộc sống của các em.
Thông qua điều tra ta cũng thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn của HS là rất lớn.Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận định cần thiết phải có những biện pháp phát triển mô hình hóa toán học cho HS lớp 5.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khá cụ thể về toán học, MHH toán học, quy trình MHH toán học, tìm hiểu thực trạng dạy học môn Toán theo định hướng MHH ở một số trường Tiểu học hiện nay. Mỗi chủ đề đều gồm định nghĩa khái niệm, đưa ra các mối quan hệ giữa khái niệm đó với khái niệm khác giúp làm rõ hơn bản chất của khái niệm, đồng thời giới thiệu sơ lược lịch sử cùng với các kết quả nghiên cứu liên quan để mô tả phần nào xu hướng phát triển của chủ đề này trong nghiên cứu toán học hiện nay.
Luận văn cũng đề cập vấn đề liên quan đến chương trình, mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi tìm hiểu chương 2 về dạy học môn Toán lớp 5 theo định hướng MHH giáo dục.
Chương 2
DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH HOÁ TOÁN HỌC