Bài học cho ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 4 (Trang 36 - 39)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

1.5.2. Bài học cho ngân hàng tại Việt Nam

Từ thực tế những kết quả đạt được trong việc tăng cường hoạt động cho vay KHDN của các ngân hàng TMCP trong nước cũng như tại một số quốc gia trên thế giới, luận văn rút ra những bài học cần nghiên cứu vận dụng đối với các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam, Eximbank nói chung và Eximbank CN Q4 nói riêng, như sau:

Nguồn vốn của Ngân hàng: Các NHTM cần phải nhanh chóng đa dạng các hình

thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho DN trong nước, từ đó tạo môi trường kinh doanh ổn định thuận lợi cho kinh tế phát triển, tác động tích cực đến chất lượng tín dụng đối với DN;

Chính sách cho vay: Các NHTM tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm các sản

phẩm phù hợp, tạo điều kiện cho khu vực DNNVV tiếp cận được nguồn vốn vay. Cụ thể, các ngân hàng cần có quy trình cấp tín dụng riêng với những thủ tục đơn giản; Đẩy mạnh thiết kế các gói sản phẩm tín dụng tín chấp riêng phù hợp đối với nhóm đối tượng là DNNVV; Phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi. Đẩy mạnh cho vay và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát vốn;

14

Thông tin tín dụng: NHTM cần tăng cường công tác phân tích thông tin tín dụng,

nhằm phân tích tín dụng khách quan, chính xác để có những quyết định cho vay phù hợp, các khoản vay được đảm bảo giám sát chặt chẽ, xuyên suốt ở bất cứ giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay;

Chính sách marketing của ngân hàng: Lập kế hoạch Marketing cụ thể mà Ngân

hàng cần hướng tới, qua đó giúp các ngân hàng chủ động với những thay đổi của thị trường; Đưa ra các phương pháp để đánh giá, đo lường hiệu quả của hoạt động marketing, từ đó các ngân hàng có thể mạnh dạn đưa ra những chiến dịch Marketing hiệu quả trong tương lai và còn giúp loại bỏ những hoạt động marketing không phù hợp, không mang lại hiệu quả cho ngân hàng; Xác định rõ đối tượng khách hàng mà ngân hàng muốn tập trung đến để từ đó đưa ra những sản phẩm cụ thể, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc xác định đúng đối tượng khách mong muốn hướng tới còn giúp các Ngân hàng trong việc tiến hành định giá một cách chính xác các sản phẩm ứng với các phân khúc thị trường mà chúng được mang đến với người sử dụng, cũng như kênh phân phối sản phẩm và các hình thức quảng cáo tiếp thị sao cho đạt được hiệu quả cao nhất;

Trang thiết bị công nghệ: các ngân hàng cần tăng cường đầu tư và ứng dụng

công nghệ hiện đại tiên tiến trong khu vực và trên thế giới nhằm thúc đẩy các giao dịch diễn ra nhanh chóng, chính xác, qua đó đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, hình thức huy động vốn, thu hút khách hàng vay vốn;

Chất lượng nhân sự: NHTM cần chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng

giỏi chuyên môn trong tình hình cạnh tranh như hiện nay và tính chất của các DN ngày càng phức tạp hơn.

Đối thủ cạnh tranh: các NHTM cần nghiên cứu, học tập điểm mạnh về sản phẩm

dịch vụ cho vay KHDN của các đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã giới thiệu sơ lược các vấn đề cơ bản về cho vay KHDN, qua đó cũng cho thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN của một ngân hàng, tóm tắt như sau:

 Thứ nhất, chương này nghiên cứu những lý luận chung về cho vay ngân hàng đối với KHDN bao gồm các khái niệm, phân loại cho vay đối với KHDN, vai trò và sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN.

 Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN, từ đó đề xuất hướng đẩy mạnh cho vay phù hợp.

 Thứ ba, tìm hiểu kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, từ đó rút ra được kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam.

Những lý luận cơ bản tại Chương 1 được sử dụng làm cơ sở để đưa ra các cách thức giải quyết trong chương 2 và chương 3.

16

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH

QUẬN 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 4 (Trang 36 - 39)