Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 4 (Trang 70 - 81)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ

Nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN tại Eximbank CN Q4, không chỉ có sự nỗ lực trong nội bộ Eximbank, mà còn rất cần đến những chính sách, chủ trương hỗ trợ phù hợp theo từng thời kỳ của NHNN, các cơ quan chức năng và các hiệp hội doanh nghiệp cho cả phía ngân hàng và doanh nghiệp. Theo đó, tác giả đề xuất những kiến nghị như sau:

 NHNN cần nghiên cứu để tiết giảm các thủ tục về giao dịch đảm bảo, công chứng, tập trung phân cấp giao quyền cho chính quyền cơ sở xác nhận tình trạng tài sản, đất đai của người dân và doanh nghiệp làm cơ sở để làm tài sản đảm bảo vay vốn;

 NHNN cần tăng cường rà soát đảm bảo các TCTD tuân thủ đầy đủ các quy định về huy động lãi suất tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống nói chung, đặc biệt là khả năng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh;

 NHNN cần tiếp tục duy trì, ban hành các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như Chương trình cho vay KHDN xuất khẩu, cho vay nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ,…;

 Các cơ quan nhà nước, Bộ ngành liên quan cần liên tục cập nhật chính sách, ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tăng cường yếu tố nội lực, làm động lực phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế;

 Nhiều doanh nghiệp mới có ý tưởng công nghệ mới rất hay nhưng chưa có sản phẩm thực tế nên không có tài sản đảm bảo vay vốn theo đúng quy định được. Do đó, nhà nước cần có chính sách cụ thể về vấn đề công nghệ mới giống như các quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro trong lĩnh vực công nghệ mới, từ đó tạo điều kiện cho cả ngân hàng và doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận vốn;

48

 Các nhà quản lý cần sớm xây dựng hệ thống thông tin thị trường, thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, đối tác trợ giúp DN, cùng với đó là việc đôn đốc quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh - đầu tư, nhất là thủ tục thuế, hải quan… Bởi theo chia sẻ của các doanh nghiệp hiện nay, rào cản lớn nhất đối với họ chính là thủ tục thuế, hải quan, từ đây gây phát sinh nhiều chi phí, làm giảm sức cạnh tranh;  UBND Quận, Thành phố, các Hiệp hội doanh nghiệp nên tổ chức các hội thảo

định kỳ liên quan đến vấn đề vay vốn ưu đãi, xây dựng các chương trình trình ưu đãi vốn dành cho DN như: Chương trình kết nối ngân hàng - DN, chương trình hỗ trợ ưu đãi kích cầu, chương trình hỗ trợ DN đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp phụ trợ..., tạo môi trường cầu nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thông qua các chương trình này, phía ngân hàng có thể giới thiệu các sản phẩm tín dụng của mình, qua đó có thể nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, mở rộng được thị phần tín dụng, khai thông được nguồn vốn và doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để phát triển kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng hoạt động cho vay KHDN, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc đẩy mạnh công tác cho vay KHDN đã trình bày ở Chương 2 và định hướng, mục tiêu phát triển của NHNN nói chung và Eximbank nói riêng trong thời gian tới, chương 3 của Luận văn đã đưa ra các kiến nghị tương đối thực tế và có tính khả thi đối với: Ngân hàng nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức/hiệp hội doanh nghiệp, Eximbank Hội sở và đối với chính Eximbank CN Q4 nhằm đạt được mục tiêu đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN của Eximbank CN Q4, thực hiện kế hoạch kinh doanh từng thời kỳ và khẳng định được vị thế, thương hiệu của Eximbank CN Q4 trên địa bàn cũng như trong hệ thống Eximbank.

50

KẾT LUẬN

Trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế xã hội TP.HCM nói riêng có những tín hiệu phục hồi nhất định nhưng vẫn còn nhiều thách thức, tình hình hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn do thiếu vốn sản xuất,…Vì vậy, việc thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nói chung, cho vay doanh nghiệp nói riêng là điều hết sức cần thiết đối với nền kinh tế.

Là một thành viên trong đại gia đình Eximbank, một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, mặc dù trong nhiều năm qua có những tiến bộ tích cực trong việc cho vay KHDN nhưng nhìn chung là vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế có được.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về tín dụng đối với KHDN, các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay đối với KHDN, từ dó đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay KHDN của Eximbank CN Q4.

Luận văn đã phân tích và cho thấy được việc phát triển thị phần cho vay KHDN tại Eximbank CN Q4 vẫn còn nhiều hạn chế như: Số lượng KHDN vay vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ tại chi nhánh (bình quân chỉ 25%) và nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chủ yếu xuất phát từ yếu tố nội tại của Eximbank CN Q4, ảnh hưởng từ sự lạc hậu công nghệ của Eximbank, thiếu hụt nhân sự về chất và lượng, Chi nhánh chú trọng phát triển mảng cá nhân hơn là doanh nghiệp,….và tất nhiên có cả yếu tố khách quan từ tình hình kinh tế,…

Để khắc phục các hạn chế nêu trên, luận văn cũng đã đưa ra được các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN của Eximbank CN Q4, theo đó:

 NHNN cần tiếp tục duy trì, ban hành các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như Chương trình cho vay KHDN xuất khẩu, cho vay nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ,…;

 UBND Quận, Thành phố, các Hiệp hội doanh nghiệp nên tổ chức các hội thảo định kỳ liên quan đến vấn đề vay vốn ưu đãi, xây dựng các chương trình trình ưu

đãi vốn dành cho DN như: Chương trình kết nối ngân hàng - DN, chương trình hỗ trợ ưu đãi kích cầu, chương trình hỗ trợ DN đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp phụ trợ..., tạo môi trường cầu nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

 Đối với Eximbank Hội sở: Xem xét điều chỉnh quy định về hạn mức cho vay tối đa của các chi nhánh để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn lớn của khách hàng; thực hiện giao chỉ tiêu phù hợp với năng lực của từng chi nhánh; bổ sung nhân sự/tăng biên chế cho chi nhánh đảm bảo việc triển khai mô hình kinh doanh mới đạt hiệu quả cao; không ngừng nâng cấp công nghệ và các dịch vụ ngân hàng điện tử.

 Đối với Eximbank CN Q4: thực hiện phân chia thành các khu vực phục vụ chuyên biệt đối với KHCN, KHDN; thực hiện phân tán rủi ro tín dụng; nâng cấp, cải tạo trụ sở chi nhánh và các phòng giao dịch, hướng đến hình ảnh khang trang nhằm tạo lòng tin cho khách hàng khi đến giao dịch; thường xuyên mở các lớp đào tạo về tin học và khuyến khích toàn thể cán bộ nhân viên trau dồi kỹ năng tin học nhằm tiếp thu và ứng dụng hiệu quả, nhanh nhạy các chương trình mới; bổ sung nhân sự quản lý cho Phòng Khách hàng Doanh nghiệp; xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp; tổ chức các lớp tập huấn riêng biệt phù hợp cho từng đối tượng nhân viên; triển khai chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút người giỏi.

Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Bùi Quang Tín, tác giả mong rằng luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc đẩy mạnh hoạt động cho vay KHDN của Eximbank CN Q4 nói riêng và của Eximbank nói chung. Tuy nhiên, vì lượng kiến thức có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và những người quan tâm tới khóa luận để tác giả có thể học thêm được những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, góp phần hoàn thiện luận văn này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An Chi 2018, ‘Chuyên gia Thái Lan: Ngân hàng cần 'dũng cảm' hơn trong cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ’, TheLEADER ngày 30 tháng 03, truy cập tại <https://theleader.vn/chuyen-gia-thai-lan-ngan-hang-can-dung-cam-hon-trong- cap-von-cho-doanh-nghiep-nho-20180330140701241.htm>, [truy cập ngày 20/04/2018].

2. Cao Văn Huyền 2015, Phát triển thị phần cho vay KHDN của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.Cục Thống kê TP.HCM 2018, Thông tin kinh tế - xã hội

tháng 8 năm 2018, truy cập tại

<http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/nam- 2018?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_ p_col_id=column- top&p_p_col_pos=2&p_p_col_count=3&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action =%2Fext%2Farticleview%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=18&_EX T_ARTICLEVIEW_articleId=1669922&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0 &_EXT_ARTICLEVIEW_i=1&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fnam-2018>, [truy cập ngày 15/09/2018].

3. Hà Thành 2018, ‘Hiệu ứng giảm lãi suất đang lan tỏa’, Thời báo ngân hàng ngày 02 tháng 03, truy cập tại <http://thoibaonganhang.vn/hieu-ung-giam-lai-suat- dang-lan-toa-73341.html>, [truy cập ngày 26/03/2018].

4. Khuất Vũ Linh Nga 2012, ‘Marketing trong ngân hàng và một số giải pháp’, Tạp chí Tài chính ngày 21 tháng 12, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu- trao-doi/marketing-trong-ngan-hang-va-mot-so-giai-phap-18996.html>, [truy cập ngày 26/10/2018].

5. Kiều Linh 2018, ‘Bức tranh kinh tế Việt Nam 2018: Dự báo nhiều gam màu sáng’,

te-viet-nam-2018-du-bao-nhieu-gam-mau-sang-20180904142351566.htm>, [truy cập ngày 20/09/2018].

6. Kim Tiền 2017, ‘Thu nhập của hàng loạt ngân hàng đang phải lệ thuộc trên 70% vào hoạt động tín dụng’, Báo điện tử Trí thức trẻ ngày 08 tháng 02, truy cập tại <http://ttvn.vn/kinh-doanh/thu-nhap-cua-hang-loat-ngan-hang-dang-phai-le- thuoc-tren-70-vao-hoat-dong-tin-dung-4201782121531293.htm>, [truy cập ngày 8/4/2018].

7. Mai Phương 2018, Dự báo kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam năm 2018 và một số

tác động, truy cập tại

<http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?idTin=39232&idcm=188>, [truy cập ngày 26/03/2018].

8. Mẫn Nhi 2018, ‘Tăng trưởng tín dụng 2019 có thể chậm lại, vì đâu?’, Baomoi ngày 06 tháng 12, truy cập tại <https://baomoi.com/tang-truong-tin-dung-2019- co-the-cham-lai-vi-dau/c/28750666.epi>, [truy cập ngày 10/12/2018].

9. Minh Thu 2014, ‘Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng - kênh đầu tư “ăn chắc, mặc bền”’,

Tạp chí thuế online ngày 24 tháng 03, truy cập tại < http://tapchithue.com.vn/van- hoa-xa-hoi/158-van-hoa-xa-hoi/4536-gui-tiet-kiem-an-chac-mac-ben.html>, [truy cập ngày 26/10/2018].

10.Monetary Authority of Singapore 2018, Corporate exposure classification, Available from https://www.guidemesingapore.com/business-guides/managing- business/banking-funding-and-finances/debt-financing-options-for-singapore- companies, [26/10/2018].

11.Nguyễn Thị Hồng Yến và Nguyễn Chí Dũng 2017, Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng, Tạp chí tài chính ngày 11 tháng 04, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/mot-so-kinh-nghiem-phat-trien-dich-vu- ngan-hang-106607.html>, [truy cập ngày 26/10/2018].

12.Nguyễn Thùy Linh và Nguyễn Việt Anh 2014, Những khó khăn trong tiếp cận tín dụng của các DNNVV và một số giải pháp khơi thông dòng vốn cho loại hình

<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/hdk/hdkhcn/htnc/h tnc_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocNa me=CNTHWEBAP0116211771340&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25 &_afrLoop=1060080108340000#%40%3F_afrLoop%3D1060080108340000%2 6centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP011621177134 0%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3D false%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D17aed252np_9>, [truy cập ngày 8/4/2018].

13.Reserve Bank of India 2018, Annual Report, Available from <https://rbi.org.in/scripts/AnnualReportPublications.aspx?Id=1231>, [truy cập ngày 26/10/2018].

14.Tổng Cục Thống Kê 2018, Thông cáo báochí tình hình kinh tế - xã hội quý I năm

2018, truy cập

tại<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=406&idmid=6&ItemID=18786> , [truy cập ngày 8/4/2018].

15.Trần Trọng Huy 2013, Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. 16.Trương Văn Phước 2018, ‘Tái cấu trúc thị trường tài chính phục vụ tăng trưởng

cao và bền vững’, Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2018, Báo Đầu tư. 17.Tùng Lâm 2018, ‘Chóng mặt với lãi suất tiền gửi’, Báo điện tử Trí thức trẻ ngày

13 tháng 03, truy cập tại <http://ttvn.vn/kinh-doanh/chong-mat-voi-lai-suat-tien- gui-42018133183029296.htm>, [truy cập ngày 8/4/2018].

18.Võ Thị Hoàng Nhi 2017, Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính chào Quý Công ty!

Tôi tên Đào Thị Phương Thúy, học viên lớp cao học CH18A của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đồng thời đang công tác tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Với mong muốn được hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Quận 4”. Rất mong Quý Công ty dành chút thời gian để trả lời vài câu hỏi dưới đây. Những thông tin cung cấp của Quý Công ty đều là những thông tin quý giá và có ý nghĩa quan trọng đối với luận văn của tôi.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Quý Công ty!

1. Vui lòng cho biết loại hình doanh nghiệp của Quý Công ty:

Doanh nghiệp nhà nước Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Khác:……….

2. Vui lòng cho biết lĩnh vực hoạt động của Quý Công ty:

Sản xuất Thương mại Đầu tư xây dựng

Dịch vụ Khác:……..

3. Quý Công ty đã giao dịch với Eximbank Chi nhánh Quận 4 trong thời gian:

Dưới 1 năm 1-3 năm

4. Quý Công ty vui lòng cho biết đánh giá về chất lượng dịch vụ khi giao dịch tại Eximbank Chi nhánh Quận 4

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Chưa hài lòng 1. Thái độ phục vụ của nhân

viên Eximbank

2. Thời gian phục vụ

3. Không gian giao dịch

4. Thủ tục

5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (khuyến mãi, quà tặng,..)

6. Phí dịch vụ, lãi suất

5. Hiện tại, Quý Công ty có đang vay vốn tại Eximbank Chi nhánh Quận 4

không?

Có Không

Nếu có vui lòng trả lời tất cả các câu hỏi 6 -12. Nếu không vui lòng trả lời câu 11- 12.

6. Quý Công ty đang sử dụng dịch vụ nào sau đây của Eximbank Chi nhánh

Quận 4?

Cho vay từng lần Bao thanh toán

Cho vay theo hạn mức tín dụng Tài trợ dự án

Bảo lãnh Khác:………

7. Mục đích vay vốn của Quý Công ty:

Bổ sung vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh

Tài trợ dự án đầu tư mới và/hoặc mở rộng quy mô kinh doanh (xây dựng/nâng cấp nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, …)

Đáp ứng các nhu cầu vay khác

8. Quý Công ty vui lòng đánh giá mức độ quan trọng khi sử dụng các tiêu chí

sau khi lựa chọn vay vốn của ngân hàng:

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Lãi suất Hạn mức tín dụng Phí dịch vụ (Phí phạt quá hạn, trả trước hạn) Thủ tục vay Dịch vụ Bảo mật

Thương hiệu của NH Khác:………

9. Quý Công ty biết đến dịch vụ tín dụng của Eximbank Chi nhánh Quận 4 qua

kênh nào:

Qua phương tiện Internet, báo, tạp chí Bạn bè, người thân giới thiệu

Tại ngân hàng khi đến thực hiện các giao dịch khác

10.Quý Công ty gặp khó khăn gì khi vay vốn:

Thủ tục phức tạp

Yêu cầu tài sản đảm bảo Định giá tài sản đảm bảo thấp Khác:………..

11.Tiêu chí lựa chọn ngân hàng của Quý Công ty:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 4 (Trang 70 - 81)