Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 4 (Trang 68 - 70)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Ở cấp độ Hội sở, Eximbank CN Q4 cần có sự hỗ trợ về chính sách cụ thể như sau:  Xem xét điều chỉnh quy định về hạn mức cho vay tối đa của các chi nhánh để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn lớn của khách hàng, việc nhiều chi nhánh cho vay đối với một khách hàng nhằm đảm bảo việc ngăn chặn tình trạng lôi kéo khách hàng nội bộ;

 Thực hiện giao chỉ tiêu phù hợp với năng lực của từng chi nhánh, tốc độ tăng của năm sau sẽ được so với giá trị kế hoạch của năm liền trước. Như vậy, đối với chi nhánh năm nay không đạt thì chỉ tiêu năm sau sẽ bao gồm cả phần không đạt của năm nay; đối với chi nhánh vượt thì chi nhánh vẫn có thể phấn đấu thực hiện vượt chỉ tiêu mà không lo ngại kế hoạch năm sau nữa sẽ quá nhiều, hơn nữa trường hợp này chi nhánh sẽ không bị áp lực tăng trưởng nên

46

sẽ phân bổ thời gian hợp lý cho việc rà soát lại khách hàng hiện hữu đảm bảo việc tăng trưởng gắng liền với đẩy mạnh chất lượng tín dụng;

 Bổ sung nhân sự/tăng biên chế cho chi nhánh đảm bảo việc triển khai mô hình kinh doanh mới đạt hiệu quả cao, đồng thời tạo điều kiện để Eximbank CN Q4 có thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng nói riêng và các mục tiêu hoạt động kinh doanh do Eximbank giao nói chung;

 Không ngừng nâng cấp công nghệ và các dịch vụ ngân hàng điện tử: Điều này góp phần quan trọng trong việc theo dõi quản lý, giảm thiểu thời gian tác nghiệp trên hệ thống nhưng vẫn đảm bảo được khả năng kiểm soát, qua đó đẩy mạnh chất lượng dịch vụ của Eximbank;

 Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật chính sách của đối thủ cạnh tranh về lãi suất, mức cho vay đối với KHDN nhằm ban hành kịp thời các sản phẩm cho vay, tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của Eximbank trên thị trường, qua đó tạo điều kiện để các chi nhánh Eximbank nói chung, Eximbank CN Q4 nói riêng có thể tăng trưởng được thị phần cho vay KHDN;

 Thiết kế các sản phẩm đặc thù đối với từng loại hình DN, xây dựng phương thức thẩm định phù hợp với DNNVV. Bên cạnh đó, cần tăng cường cung cấp các dịch vụ như tư vấn, đào tạo, thông tin hỗ trợ cho đối tượng khách hàng là DNNVV;

 Nghiên cứu triển khai sản phẩm cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp căn cứ vào xếp hạng tín nhiệm và hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, sau khi đánh giá, phân loại khách hàng, xác minh tài chính, kế hoạch sử dụng vốn vay hợp lý... doanh nghiệp sẽ được vay tín chấp với lãi suất tùy theo thời điểm và tiềm lực của doanh nghiệp, độ rủi ro của từng khoản vay;

 Tổ chức các lớp đào tạo với các chuyên gia trong ngành về các chủ đề sát với quy trình thực tế trong mảng Cho vay KHDN nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ Chi nhánh;

 Mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài như IFC, ADB, JICA nhằm tranh thủ tiếp cận các nguồn vốn trung dài hạn với chi phí hợp lý, từ đó triển khai các gói lãi suất cho vay KHDN cạnh tranh, mở rộng danh mục KHDN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 4 (Trang 68 - 70)