CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG.

Một phần của tài liệu CẤP CỨU ĐA CHẤN THƯƠNG (Trang 40 - 42)

Trong trường hợp nghi ngờ chấn thương cột sống, điều chủ yếu là loại bỏ một gãy cột sống cổ trước khi lấy đi minerve.

Bilan hoàn toàn đòi hỏi 3 phim chụp : tư thế bên (vue latérale), đi từ đáy của xương chẩm đến phần trên của đốt sống ngực thứ nhất ; tư thế trước-sau (vue antéro-postérieure) đi từ đốt sống cổ thứ hai đến đốt sống ngực thứ nhất ; và tư thế odontoide (mở miệng), cho thấy đốt sống cổ thứ nhất. Cần phải thực hiện một CT scan của cột sống cổ, hoặc trong trường hợp nghi có thương tổn trên các hình chụp chuẩn, hoặc trong trường hợp phần dưới của cột sống nhìn thấy kém rõ. Trong trường hợp bại liệt thần kinh tương hợp với một thương tổn đốt sống cổ, cần phải làm RMN vùng bị liên hệ. Nếu các phim chụp bình thường nhưng bệnh nhân có đau cổ quan trọng, thì phải chụp bổ sung với gấp và duỗi cổ.

CT scan cột sống cổ là thăm khám tốt nhất.

Trong trường hợp bại liệt thần kinh tương hợp với một thương tổn cổ, cần phải thực hiện một RMN vùng

cổ.

Sự cho sớm các liều corticostéroides đã được đề nghị để làm giảm các di chứng thần kinh :

méthylprednisolone (Solu-Médrol) : tiêm truyền tấn công 30 mg/kg trong 1 giờ, tiếp theo bởi tiêm truyền liên tục 5,4mg/kg/giờ trong tổng cộng 24 giờ (trong trường hợp điều trị được bắt đầu trong 3 giờ) đến 48 giờ (trong trường hợp điều trị được bắt đầu giữa 3 đến 8 giờ sau tai nạn).

Tuy nhiên lợi ích là đáng ngờ, vì vậy điều trị này chỉ còn được áp dụng một cách hiếm hoi.

Choáng tủy (choc spinal) là một biến chứng thường xảy ra, nhất là trong trường hợp thương tổn cao.

Choáng tủy là do thương tổn của trung tâm kiểm soát giao cảm, với sự duy trì hoạt tính phó giao cảm.

Choáng tủy được biểu hiện bởi :

• Một hạ huyết áp do mất sự kiểm soát trương lực huyết quản (vasoplégie).

• Một khuynh hướng tim nhịp chậm, có thể trầm trọng với các ngừng xoang (pauses sinusales) và bloc nhĩ thất. Tim nhịp chậm có thể được làm gia tăng lúc làm thủ thuật kích thích phế vị, như khi hút khí quản.

Biến chứng này đôi khi có thể cần cho lâu dài các thuốc tăng áp mạch.

Những nhu cầu thông khí cơ học lâu dài tùy thuộc mức của các thương tổn tủy sống cổ. Trung tâm của cơ hoành ở mức C3-C5 :

• C1-C2 : nói chung cần thông khí cơ học ; • C3 : đa số các trường hợp ;

• C4 : một nửa các trường hợp ; • C5 : một số ít các trường hợp ; • C6-C7 : hiếm.

Những biến chứng hô hấp thường được liên kết với nhiều yếu tố : ứ tiết, thở nghịch lý trong trường hợp chấn thương ngực liên kết, xẹp phổi, trướng bụng... Những nguy cơ huyết khối-viêm tĩnh mạch quan trọng trong trường hợp bại liệt

Một phần của tài liệu CẤP CỨU ĐA CHẤN THƯƠNG (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w