CHẤN THƯƠNG BỤNG

Một phần của tài liệu CẤP CỨU ĐA CHẤN THƯƠNG (Trang 31 - 36)

Một hạ huyết áp không giải thích được trước hết phải gợi ý xuất huyết trong bụng. Thăm khám lâm sàng chăm chú chỉ phát hiện sự hiện diện của một chảy máu trong bụng trong dưới ½ các trường hợp. Nếu như tình hình khẩn cấp và bụng có lẽ là nguyên nhân, thì mở bụng phải được thực hiện ngay.

Những chấn thương bụng ở Châu Âu thường kín hơn là hở. Ở Hoa Kỳ sự phân bố ngược lại, vì lẽ tỷ lệ chấn thương do vũ khí nhiều nhất.

1/ CHẤN THƯƠNG KÍN (TRAUMATISME FERME) :

Thường khó đánh giá chấn thương bụng, nhất là trong trường hợp chấn thương liên kết (sọ, ngực, xương). Người ta thường phải đối đầu với hai vấn đề :

• Đánh giá xem bụng có phải là một nguồn xuất huyết hay không.

• Xác lập những ưu tiên (ví dụ trong trường hợp chấn thương ngực hay sọ cần can thiệp tức thời).

2/ CHẤN THƯƠNG HỞ (TRAUMATISME OUVERT) : OUVERT) :

Chấn thương hở thường đặt ít vấn đề chẩn đoán và điều trị hơn chấn thương kín, vì vậy nhưng xét

nghiệm phụ thường ít cần thiết hơn. Đặc biệt, con đường vũ khí đi qua nói chung được nhận biết khá dễ dàng.

Mọi chấn thương xuyên (traumatisme pénétrant) giữa khoang gian sườn thứ sáu và dây chằng bẹn

(ligament inguinal) phải được cho là trong phúc mạc. Mọi vết thương đi vào trong phúc mạc hoặc rõ ràng, hoặc chỉ được nghi ngờ bởi một thăm khám chăm chú vết thương hay bởi những dấu hiệu đề kháng bụng cần phải mở bụng (laparotomie).

NHỮNG CHỈ ĐỊNH MỞ BỤNG NƠI BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG

• Hạ huyết áp dai dẳng, không giải thích được hay sự suy sụp huyết động.

• Mất máu kéo dài, không giải thích được. • Những dấu hiệu phúc mạc.

• Sự hiện diện của khí trong phúc mạc.

• Khối trong phúc mạc tăng dần kích thước. • Rửa phúc mạc dương tính.

• Mọi vết thương do hỏa khí hay mọi dụng cụ khác có thể đã đi vào trong xoang phúc mạc.

3/ NHỮNG THĂM KHÁM PHỤ.

Ưu tiên, dành cho các xét nghiệm dưới đây, một mặt tùy thuộc vào mức độ ổn định của bệnh nhân và mặt khác tùy thuộc vào tình trạng có sẵn để thực hiện những xét nghiệm này. Thí dụ, Một CT scan bụng có thể làm mất thời gian nơi một bệnh nhân bị sốc xuất huyết nặng, nhưng xét nghiệm này sẽ rất hữu ích nơi bệnh nhân khá ổn định, khi máy có sẵn để sử dụng cạnh phòng hồi sức. Siêu âm bụng có sẵn để sử dụng ngay trong phòng hồi sức trong vài bệnh viện, nhưng không trong những cơ sở khác,…

a/ CT - SCAN BỤNG.

để chịu được thăm khám này. Người bị chấn thương phải dưới sự theo dõi khi được vận chuyển đến phòng chụp CT[*] scan và suốt trong khi thăm khám.

Những ưu điểm :

• Nhận diện nguồn xuất huyết ;

• Cho thấy những thương tổn trong phúc mạc cũng như hậu phúc mạc (tụy tạng, thận, trực tràng) ;

Những nhược điểm :

• Những nguy cơ lúc vận chuyển bệnh nhân và cả lúc thăm khám ;

• Cần bất động (cần phải an thần) ;

• Không có thể can thiệp trong khi thăm khám ; • Một vài thương tổn như thủng ruột hay những

biến đổi tụy tạng khó có thể thấy được.

b/ SIÊU ÂM.

Siêu âm bụng có thể phát hiện sự hiện diện của 200 mL dịch phúc mạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người ta đặc biệt thăm khám 4 nơi : • Vùng trên xương mu ;

• Khoang Morison ; • Vùng lách-thận ;

• Khoang dưới mũi ức (tràn dịch màng ngoài tim). Những ưu điểm là :

• Thực hiện nhanh chóng ;

• Các thủ thuật khác không bị gián đoạn Những bất tiện là :

• Sự túc trực của thầy thuốc chuyên khoa có năng lực và kinh nghiệm.

• Những hình ảnh xấu trong trường hợp béo phì hay khí thủng dưới da.

c/ RỬA PHÚC MẠC (LAVGE PERITONEAL). được

thực hiện bằng chọc dò khoảng 3cm dưới rốn để cho phép đưa vào qua da một cathéter. Thăm khám được xem là dương tính nếu ta có thể hút một cách trực tiếp dịch có máu, hoặc trực tiếp hoặc sau khi đưa vào 1L dung dịch muối (mà ta dẫn lưu nhờ trọng lực).Những ưu điểm là

• Thực hiện đơn giản

• Không cần di chuyển bệnh nhân.

Những bất tiện là :

• Không có thông tin về nguồn xuất huyết.

• Xáo trộn trong việc giải thích những xét nghiệm sau này vì sự hiện diện của dịch trong bụng ;

• Nguy cơ (thấp) thủng (ruột, mạc treo hay bàng quang) hay xuất huyết.

• Khả năng âm tính giả trong trường hợp dính (adhésions) (compartimentalisation).

Vì những lý do này rửa phúc mạc hầu như đã bị bỏ không còn được sử dụng.

d/ SOI Ổ BỤNG HAY MINI-LAPAROTOMIE

Có thể được thực hiện trong lúc can thiệp vì những vấn đề khác : ngoại thần kinh, chỉnh hình.

Một phần của tài liệu CẤP CỨU ĐA CHẤN THƯƠNG (Trang 31 - 36)