Kinh nghiệm thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 32)

phương

a. Kinh nghiệm của Huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành chuyên môn, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tân Sơn cơ bản đã đi vào nề nếp, việc sử dụng đất ngày càng đạt hiệu quả cao.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Trung - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện Tân Sơn đã có những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ chế “một cửa liên thông”.

rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Việc công khai quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất.

Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư, lao động, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công ngiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cải thiện đáng kể, nâng cao đời sống nhân dân. Ngoài ra, công tác thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất ở cho nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động đất đai được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Tính đến thời điểm này, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lần đầu cho các loại đất ở huyện Tân Sơn đạt gần 90%, trong đó hộ gia đình, cá nhân đã cấp hơn 32.300 ha trên tổng số 34.700 ha cần cấp, đạt 93%. Một số loại đất cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đạt tỷ lệ cao như đất lâm nghiệp đạt trên 94%, đất ở đạt trên 96%. Riêng với đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn tồn đọng trên 15% diện tích của hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận do một số xã có một phần diện tích đất trước đây đo đạc thiếu và chưa đo hết. Huyện có 6 xã được triển khai đo đạc bản đồ địa chính gồm: Thu Cúc, Kiệt Sơn, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Long Cốc, nhưng các đơn vị tư vấn triển khai chậm nên tỷ lệ cấp giấy chứng nhận chưa cao.

Với những trường hợp vi phạm về đất đai, huyện Tân Sơn đã rà soát, đánh giá thực trạng, từ đó chủ động phân nhóm và xây dựng kế hoạch xử lý; trong đó đề ra thời gian, lộ trình cụ thể để xử lý đối với từng nhóm trường hợp vi phạm, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Bên cạnh đó, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gắn với việc vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách về đất đai đã góp phần từng bước ổn định chỗ ở, đời sống, chuyển

đổi ngành nghề, tạo được nhiều việc làm cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt là đối với những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; từng bước giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người có đất bị thu hồi, của nhà đầu tư, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Ông Nguyễn Thành Trung cho biết thêm: “Với một số hộ trước đây chưa được đo đạc và nay cấp mới, phòng Tài nguyên và Môi trường đo theo hiện trạng sử dụng đất, gửi bản mô tả ranh giới cho các hộ liền kề và khu dân cư, nếu không có kiện tụng thì sẽ cấp. Với đất lâm nghiệp, đa phần diện tích còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận là do chưa được đo đạc. Thực tế do đất lâm nghiệp ở độ dốc cao, khoảng cách địa lý xa và chưa bố trí được kinh phí nên gây khó khăn nhất định cho công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận. Nếu trong năm nay 6 xã trong dự án đo bản đồ địa chính hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân lên 96% về diện tích cần cấp”.

b. Kinh nghiệm của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, UBND huyện đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm hành chính công huyện, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình chuẩn bị làm thủ tục hồ sơ về đất; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai tới cán bộ địa chính xây dựng, trưởng bản, tiểu khu và nhân dân. Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Hiện tại, kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của 16 xã, thị trấn và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2017 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Các xã, thị trấn đã công khai kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

Công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Vì vậy, huyện Bắc Yên xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho cán bộ, nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án để người dân tự giác chấp hành cũng như tham gia giám sát việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Những nội dung, vướng mắc liên quan trong quá trình giải phóng mặt bằng như công tác đền bù, quy trình đo đất đền bù, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án; nguồn gốc sử dụng đất của các hộ; chính sách hỗ trợ của Nhà nước... được giải đáp ngay tại cơ sở, giúp người dân hiểu và sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để triển khai thi công bảo đảm đúng tiến độ. Trong năm 2018, UBND huyện đã phê duyệt giá trị bồi thường hỗ trợ cho 58 hộ gia đình bản Chếu A, bản Chếu B (Làng Chếu) và bản Háng Tâu, Pá Ổng B (Xím Vàng) bị ảnh hưởng nguồn nước sản xuất do công trình thủy điện Xím Vàng 2; giải phóng mặt bằng và thông báo thu hồi đất của các gia đình bản Phiêng Ban A, Phiêng Ban B, Bụa A, Bụa B (Phiêng Ban) để thực hiện Dự án cấp điện nông thôn năm 2018; tiến hành giải phóng mặt bằng thủy điện Hồng Ngài, thủy điện Suối Sập 2A, tuyến đường Mường Khoa - Tạ Khoa...

Bên cạnh đó, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn được huyện tăng cường chỉ đạo, giám sát. Số vụ vi phạm pháp luật về đất đai đã kịp thời được phát hiện và xử lý, không có vi phạm mới phát sinh. Nếu như năm 2017 có 5 trường hợp vi phạm về lĩnh vực đất đai thì trong năm 2018 không có vi phạm nào. Các trường hợp vi phạm tồn tại từ những năm trước đã được UBND các xã, thị trấn kịp thời phát hiện, báo cáo lên huyện để có biện pháp ngăn chặn, xử lý và hoàn trả lại hiện trạng ban đầu. Quan điểm của huyện trước khi xử phạt hành chính là tập trung tuyên truyền,

vận động bằng nhiều giải pháp, trong đó nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc xem xét giải quyết những vướng mắc, đối thoại với nhân dân trên tinh thần thẳng thắn, công khai, dân chủ qua đó đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Để tiếp tục nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai, trong thời gian tới, huyện Bắc Yên tập trung thực thiện tốt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của 16 xã, thị trấn và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2017 - 2020; chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và doanh nghiệp về chính sách, pháp luật đất đai để người sử dụng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định. Đồng thời, tăng cường việc kiểm tra, rà soát việc thực hiện cấp Giấy CNQSDĐ lần đầu đối với đất nông nghiệp, đất ở; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008... góp phần bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp, đời sống người dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

c. Kinh nghiệm của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, để cụ thể hóa những nội dung của pháp luật đất đai trên địa bàn huyện, UBND huyện Ninh Hải đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai cụ thể, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ chính như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai; hướng dẫn thi hành Luật Đất đai theo thẩm quyền; thực hiện các nội dung nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn; lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch trong quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Ngoài ra, UBND huyện Ninh Hải còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý đất dọc 2 bên tuyến đường ven biển, tuyến Quốc lộ 1A… Nhờ đó, đã từng bước khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tính đến nay, UBND huyện Ninh Hải đã thực hiện giao đất cho các hộ gia đình tại các khu quy hoạch tái định cư và khu quy hoạch dân cư đối với 52 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi tại các dự án. Đồng thời, thông qua kết quả giải quyết khiếu nại, thanh tra, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức giao đất ở một số khu vực khác như khu Vũng Bèo (xã Phương Hải)... Bên cạnh đó, huyện đã cho 148 hộ gia đình, cá nhân thuê đất sử dụng cho các mục đích như nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; sản xuất nông nghiệp; sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp với diện tích 52,7 ha. Ngoài ra, huyện đã thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên 1.147.270 m2 đất để triển khai, thực hiện 16 dự án. Có 305 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất; tổng số tiền đã phê duyệt bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi hơn 86,14 tỷ đồng. Nhìn chung, các đối tượng được giao đất đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật. Việc cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá đã tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được quan tâm đúng mức. Từ năm 2014 đến nay, huyện đã tiếp nhận trên 258 đơn khiếu nại, 56 đơn tố cáo và 78 đơn tranh chấp. Kết quả, đã giải quyết 100% đơn đúng thẩm quyền và đúng trình tự theo quy định pháp luật. Đồng thời, đã kiểm tra xử lý 121 trường hợp vi phạm về đất đai, trong đó có 63 trường hợp lấn chiếm đất đai, 58 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích. Các trường hợp vi phạm đã thực hiện nộp phạt vào ngân sách Nhà nước, tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, một số trường hợp cho cam kết tự tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, theo lãnh đạo địa phương cho biết, công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn chưa chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai; một số địa phương trong huyện chưa đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những vùng thường xuyên ngập úng, sản xuất không đạt hiệu quả. Mặt khác,

do cơ chế quản lý tài chính về đất đai còn bất cập, nguồn thu ngân sách từ đất đai chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện nên chưa thực sự tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để tiếp tục thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2013 trong thời gian tới, theo lãnh đạo huyện Ninh Hải cho biết, sẽ tăng cường nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng; quản lý nhà nước về đất đai thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo tiến độ đề ra. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách pháp luật đất đai; kịp thời ngăn chặn những sai phạm và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)