Xuất giải pháp thực hiện hiệu quả quy hoạch sử dụng đất huyện Quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 89)

Quế Võ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

3.4.1. Giải pháp về vốn

Tập trung huy động nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn (nhân dân, Nhà nước và nhà đầu trong và ngoài tỉnh) là biện pháp thiết thực để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn quy hoạch. Nguồn vốn dự tính cho các hạng mục công trình cụ thể để tăng tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 như sau:

- Về thủy lợi: Hiện tại huyện đã có hồ chứa nước Xuân Hoa ở xã Cổ Đạm đủ cung cấp nước tưới cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho địa bàn toàn huyện nên nhiệm vụ trong thời gian tới là cải tạo, làm thêm một số kênh mương dẫn nước cho thích hợp. Đồng thời, huyện cũng cần đầu tư cho tu sửa, thay mới hệ thống máy bơm. Nguồn kinh phí cho các hạng mục công trình này phần lớn là do Nhà nước;

- Cải tạo và mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp đặc biệt chú trọng đến việc đưa đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp. Dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa hết diện tích đất chưa sử dụng còn lại vào sử dụng đặc biệt là sử dụng để trồng rừng sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện được kế hoạch cần có nguồn vốn cho việc cải tạo đất, cây giống, con giống đầu tư kỹ thuật. Ngoài ra huyện cần có các chính sách ưu đãi, tập huấn về kỹ thuật đối với bà con nông dân tự nguyện nhận đất và khuyến khích nhiều nhà đầu tư vào việc sử dụng đất để sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp;

- Về xây dựng cơ bản: Trong thời gian tới cần có kế hoạch xây dựng nhà văn hóa, thôn, xóm, xây dựng hệ thống trường học nhà y tế cao tầng kiên cố cho các xã đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện. Nguồn vốn chủ yếu do nguồn thu ngân sách các xã và huyện.

Trong giai đoạn tới với phương hướng: Tạo môi trường chính sách khuyến khích tăng tích lũy nội bộ nền kinh tế, nâng cao tích lũy hộ gia đình

Nhà nước phải có những chính sách và kế hoạch cụ thể như phát hành tín phiếu, trái phiếu. Đồng thời Nhà nước phải có biện pháp nhằm thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật đang hoàn thiện của cả nước, cải thiện thủ tục hành chính, điều chỉnh giá cho thuê đất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, chú trọng đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, mở rộng các hình thức gọi vốn đầu tư. Tập trung cao độ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của huyện, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và Trung ương đến năm 2020 hoàn thành những công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.4.2. Giải pháp về chính sách

* Quản lý về quy hoạch

Quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cần bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Đảng bộ của từng cấp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn. Xây dựng một hệ thống chính sách, quy chế liên quan đến việc lập, tổ chức thực hiện và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất như đền bù giải phóng mặt bằng trong các phương án xây dựng đồng ruộng, chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp, dịch vụ.

* Khuyến khích đầu tư

Nhà nước cũng phải có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nông nghiệp. Khuyến khích áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên phát triển và chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, khuyến khích thâm canh tăng vụ, tăng năng suất để bù đắp sản lượng nông sản giảm đi do chu chuyển đất nông nghiệp. Ưu tiên dành đất cho nhu cầu bắt buộc hoặc có ý nghĩa lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội như các khu công nghiệp tập trung, giao thông, thủy

lợi, đặc biệt quan tâm tới những nhu cầu về đất cho mục đích an ninh - quốc phòng. Với tình hình thực tại Quế Võ có thể đưa ra một số chính sách đầu tư về giống, một phần vốn cho cải tạo đất để nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, huyện cần có chính sách cho nhân dân vay vốn với lãi suất thấp (hình thành quỹ tín dụng) thường xuyên tổ chức hội thảo, các buổi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về cách thức làm kinh tế.

* Áp dụng khoa học kỹ thuật

Để quy hoạch, kế hoạch thực sự mang tính khoa học và có tính khả thi cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, sự phối hợp của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, các chuyên gia về các lĩnh vực và người dân trong xây dựng và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất đai cho các ngành và các lĩnh vực trong thời kỳ quy hoạch. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) để theo dõi, cập nhật, quản lý các biến động đất đai, phát hiện và kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý nhằm nâng cao công tác quản lý đất đai.

3.4.3. Giải pháp về quản lý, hành chính

Hiện nay, một số dự án trên địa bàn huyện thực hiện chậm tiến độ một phần là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nên phải thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, có thể áp dụng hình thức cưỡng chế hoặc xử lý vi phạm hành chính khi cần thiết, đồng thời có kế hoạch đào tạo nghề cho số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất. Từng bước giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp.

Chú trọng đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ địa chính ở các xã, thị trấn và đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; áp dụng đồng bộ các chính sách về đất đai, cụ thể hóa các điều khoản của luật, các văn bản dưới luật cho phù hợp với tình hình thực tế của

địa phương. Các văn bản luật đất đai, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai cần phải được tuyên truyền bằng nhiều hình thức qua các kênh tuyên truyền như: báo, đài, các buổi tập huấn cho cán bộ thôn, xã, các cuộc trợ giúp pháp lý …

Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã duyệt; giám sát kiểm tra, thanh tra việc thẩm định, xét duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp; hạn chế tối đa việc lấy đất chuyên trồng lúa năng suất cao, đất có mặt nước chuyên dùng sang đất phi nông nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất. Huyện cần có nhiều biện pháp xử phạt những vi phạm về quy hoạch, kế hoạch, xử lý đất lấn chiếm trái pháp luật.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được phê duyệt, chức năng, nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các phòng, ban và từng xã thị trấn cần xây dựng các chương trình, dự án xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu và chính sách sử dụng đất cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực quan trọng, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và dân cư. Tận dụng những lợi thế trên địa bàn…

3.4.4. Các giải pháp khác

Việc lập quy hoạch sử dụng đất ở các ngành, các cấp là một hoạt động quản lý Nhà nước, phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ và cân đối, công khai suốt quá trình tiến hành và được quyết định theo nguyên tắc dân chủ tập trung, cần có sự tập trung thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các cấp chính quyền. Quy hoạch sử dụng đất phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành khác có liên quan. Nâng cao nhận thức cho từng cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong huyện về vai trò và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất đai trong việc phát triển kinh tế, xã hội và ổn định an ninh trật tự xã hội.

Xây dựng hệ thống chính trị các cấp, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, gắn với phân cấp cho chính quyền địa phương các cấp để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Do nền kinh tế biến động trong cơ chế đổi mới theo hướng có lợi, không nên quan niệm và nhận thức quy hoạch đã được phê duyệt một cách cứng nhắc bất biến, mà phải điều chỉnh cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Huyện cần xây dựng hoàn thiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại các xã và định hướng sử dụng đất đến năm 2020, đảm bảo quy hoạch là công cụ định hướng quan trọng cho quá trình quản lý, sử dụng đất bền vững có hiệu quả, bảo vệ môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất và kết quả thực hiện phương án QHSDĐ đến năm 2018 trên địa bàn huyện Quế Võ, tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

1. Huyện Quế Võ có tổng diện tích đất tự nhiên là 15.511,20 ha, nằm cách trung tâm tỉnh 10 km về phía bắc cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía tây nam có giao thông thuận lợi và đường sông thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội giúp huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu kinh tế lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ (so với năm 2014, cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 21,19% xuống 18,30%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 46,29% lên 51,70% vào năm 2018). Tổng sản phẩm GRDP bình quân/người theo giá so sánh năm 2014 tăng từ 934,9 triệu lên 1,901 triệu/người năm 2018.

2. Trong thời gian qua, tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh tương đối ổn định, thể hiện ở:

- Các nội dung quản lý ngày một tốt hơn, đi vào nề nếp: toàn tỉnh đã cấp được 9.224 GCNQSDĐ, trong đó: Đất ở cho hộ gia đình, cá nhân cấp được 8.330 giấy; tổ chức cấp được 894 giấy;

- Hiện trạng sử dụng đất tại Quế Võ đã theo chiều hướng tốt, đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, tiềm năng đất đai của huyện được khai thác có hiệu quả;

- Tình hình lập và quản lý công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đượcUBND huyện Quế và UBND các xã, thị trấn đặc biệt quan tâm. Theo phương án quy hoạch, kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập phê duyệt đạt 100%, cấp xã đã lập xong 123/126 được phê duyệt theo quy định.

3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2018.

Về thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất được triển khai thực hiện theo phương án quy hoạch, việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đã dựa trên cơ sở của quy hoạch:

- Kết quả thực hiện các công trình, dự án: Trong số 123 công trình, dự án được phê duyệt với tổng diện tích 1201,45 ha, có 73 công trình, dự án đã thực hiện đạt 63,37% và 50 công trình, dự án với tổng diện tích 519,68 ha chưa thực hiện, chiếm 36,63% so với chỉ tiêu được UBND Tỉnh xét duyệt;

- Theo phương án QHSDĐ trên địa bàn huyện Quế Võ: Đến năm 2018, đất nông nghiệp thực hiện được 49.686,30 ha, đạt tỷ lệ 84,87% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt (còn 7.518,30 ha chưa thực hiện); đất phi nông nghiệp thực hiện được 32.369,61 ha, đạt tỷ lệ 81,32% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt (còn 7.436,39 ha chưa thực hiện). Đất chưa sử dụng đến năm 2018 giảm còn là 297 ha, kết quả thực hiện giảm được 215,20 ha, đạt 138,01% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt, vượt 81,80 ha;

- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất: Theo phương án quy hoạch trong giai đoạn 2014 - 2018, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 649,63 ha để thực hiện 123 công trình, dự án. Kết quả chuyển mục đích đến năm 2018 được 305,77 ha, để thực hiện 73 công trình, dự án, đạt 47,06% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt;

- Kết quả thu hồi đất để thực hiện dự án: Theo phương án quy hoạch trong giai đoạn 2014 - 2018, cần phải thu hồi là 551,82 ha để thực hiện các công trình, dự án. Kết quả thực hiện được 376,00 ha, đạt 68,14% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt, để thực hiện 73 công trình, dự án.

4. Về giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất: Hệ thống cơ chế, chính sách liên quan tới việc lập và thực hiện quy hoạch phải đồng bộ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đồng thời, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

Huy động các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, vốn đầu tư từ nước ngoài. Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc

biệt là dành quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, để thu hút các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho công tác thực hiện quy hoạch.

2. Kiến nghị

- Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh và UBND huyện Quế Võ cần xây dựng tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng của huyện.

- UBND huyện Quế Võ cần thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Khắc phục tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún trên địa bàn huyện.

- Dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành cho các mục đích sử dụng cần sát với thực tiễn của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Bình (2010), "Một vài ý kiến về quy trình quy hoạch sử dụng đất hiện nay", Hội thảo khoa học quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, Hội khoa học Đất Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 07/11/2010, Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên. 2. Nguyễn Đình Bồng (2007), "Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp", Hội thảo khoa học về Quy hoạch sử dụng đất, Hội khoa học Đất Việt Nam, Viện Nghiên cứu Địa chính 24/8/2007, Viện Nghiên cứu Địa chính.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011 - 2020”, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 89)