Đánh giá tình hình thực hiện các dự án tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)

3.3.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện các công trình theo quy hoạch sử dụng đất

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2018, huyện Quế Võ có 123 công trình, dự án với tổng diện tích là 1.201,45 ha, kết quả thực hiện đến năm 2018 được 73 công trình, dự án với diện tích là 681,77 ha, đạt 63,37% so với quy hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện theo nhóm công trình, dự án chủ yếu thể hiện qua Bảng 3.8 sau:

Bảng 3.8. Kết quả thực hiện công trình, dự án theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018

TT Loại công trình, dự án

Số công trình, dự án

Được phê duyệt Đã thực hiện Chưa thực hiện Số lượng Diện tích (ha) Số lượng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Số lượng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Dự án đất quốc phòng 4 18,01 2 10,5 58,30 2 7,51 41,70 2 Dự án đất an ninh 6 12,63 3 6,9 54,63 3 5,73 45,37

3 Dự án khu công nghiệp 8 180,21 6 140,80 78,13 2 31,41 21,87

4 Dự án cụm công nghiệp 16 245,05 10 168,1 68,60 6 76,95 31,40

5 Các công trình hạ tầng 26 210,07 18 145,71 69,36 8 64,36 30,64

6 Dự án đất bãi thải, xử lý

chất thải 26 88,89 7 32,05 36,05 19 56,84 63,95

7 Dự án đất ở tại đô thị 21 166,16 18 136,00 81,84 3 30,16 18,16

8 Dự án nghĩa trang, nghĩa địa 16 69,49 9 41,71 60,02 3 27,78 39,98

Tổng số 123 1201,45 73 681,77 63,37 50 519,68 36,63

Qua kết quả tại Bảng 3.8 cho thấy trong 123 công trình, dự án được phê duyệt với tổng diện tích 1.201,45 ha, có 73 công trình, dự án đã thực hiện đạt 63,37% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt; còn 50 công trình, dự án chưa thực hiện, chiếm 36,63% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt, cụ thể như sau:

* Nhóm các công trình, dự án đã thực hiện

Có 73 công trình, dự án với tổng diện tích là 681,77 ha đã thực hiện, kết quả thực hiện đạt trên 63,37% so với chỉ tiêu được UBND tỉnh xét duyệt; trong đó: Nhóm công trình, dự án đất ở đô thị đạt kết quả cao nhất đạt 81,84% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt đến năm 2018. Nhóm công trình, dự án bãi thải, xử lý chất thải đạt 36,05% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt đến năm 2018.

Nguyên nhân đạt được chủ yếu là:

- Đây là các công trình, dự án phúc lợi công cộng Nhà nước đứng ra tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Công tác tuyên truyền, vận động để toàn thể cán bộ và nhân dân ý thức được tầm quan trọng khi triển khai dự án (tạo việc làm ổn định cho người lao động có thu nhập cao, kinh tế của huyện phát triển, ổn định xã hội...);

- Thành lập được Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, triển khai đồng bộ giữa các cấp, các ngành và người dân nơi triển khai dự án. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư công khai, dân chủ;

- UBND huyện cân đối được lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư (người dân có lợi khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước thu được nhiều ngân sách, nhà đầu tư có mặt bằng để triển khai dự án đúng tiến độ...);

- Có quỹ đất hợp lý để tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất (có vị trí tương đối thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...);

- Có sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc tổ chức lập, thẩm định và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đặc biệt trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư tại địa phương.

* Nhóm các công trình, dự án chưa thực hiện

Còn 50 công trình, dự án với tổng diện tích 519,68 ha chưa thực hiện, chiếm 36,63% so với chỉ tiêu được UBND Tỉnh xét duyệt.

Nguyên nhân chưa thực hiện được là do:

- Việc đăng ký các công trình, dự án trong sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tiễn, do các thị trấn, xã, các tổ chức chủ quan trong việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất, không có dự án đầu tư tiền khả thi;

- Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của dự án đối với phát triển KT - XH của địa phương chưa thực hiện nên không có sự ủng hộ của người dân khi bị thu hồi đất;

- Do có sự chênh lệch giữa giá bồi thường của nhà nước so với giá thực tế của thị trường nên người dân có đất bị thu hồi không đồng thuận. Không có quỹ đất hợp lý để tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất;

- Thiếu vốn để thực hiện công trình, dự án.

3.3.2.2. Đánh giá tình hình chuyển mục đích theo quy hoạch sử dụng đất

Theo phương án quy hoạch trong giai đoạn 2014 - 2018, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 649,63 ha để thực hiện 123 công trình, dự án. Kết quả chuyển mục đích đến năm 2018 được 305,77 ha, để thực hiện 73 công trình, dự án, đạt 47,06% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt. Kết quả thực hiện chuyển mục đích được thể hiện qua Bảng 3.9 sau.

Bảng 3.9. Kết quả việc chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị tính: ha

STT

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi

nông nghiệp Diện tích phải chuyển theo QH Diện tích theo công trình, dự án đã thực hiện đến năm 2018 Diện tích còn lại chưa thực hiện so với diện tích quy hoạch Tỷ lệ đạt được (%) Tổng cộng 649,63 305,77 343,86 47,06 1 Đất trồng lúa 340,00 180,69 159,31 53,14

2 Đất trồng cây lâu năm 15,00 9,90 5,10 66,00 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 83,79 45,50 38,29 54,30 4 Đất nông nghiệp còn lại 210,84 69,68 141,16 33,04

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Quế Võ)

Kết quả việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm đạt kết quả cao nhất, đạt 66,00% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt. Kết quả việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn lại đạt kết quả thấp nhất, đạt 33,04% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt; nguyên nhân chủ yếu là do:

- Việc quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác chiếm tỷ trọng khá lớn... dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất trong khi vẫn có thể sử dụng các loại đất khác;

- Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn chưa sát với thực tiễn, không có dự án tiền khả thi nên nhiều dự án đã phê duyệt nhưng không có khả năng thực hiện;

- Có sự chênh lệch giữa giá bồi thường của nhà nước so với giá thực tế thị trường nên gây khó khăn trong việc thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

3.3.2.3. Đánh giá tình hình thu hồi đất theo quy hoạch sử dụng đất.

Theo phương án quy hoạch trong giai đoạn 2014 - 2018, cần phải thu hồi là 551,82 ha để thực hiện các công trình, dự án. Kết quả thực hiện được 376,00 ha, đạt 68,14% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt, để thực hiện 123 công trình, dự án. Tình hình thu hồi đất theo QHSDĐ được thể hiện qua Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả thực hiện thu hồi các loại đất giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị tính: ha

TT

Các loại đất phải thu hồi để

thực hiện các công trình, dự án theo phương án quy hoạch Diện tích phải thu hồi theo QH Diện tích theo công trình, dự án đã thực hiện đến năm 2015 Diện tích còn lại chưa thu hồi so với diện tích quy hoạch Tỷ lệ đạt được (%) Tổng cộng 551,82 376 175,82 68,14 1 Đất trồng lúa 280,03 219,00 61,03 78,20 2 Đất trồng cây lâu năm 65,50 36,00 29,50 54,96 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 83,00 55,50 27,50 66,87 4 Đất nông nghiệp còn lại 86,50 37,05 49,45 42,83 5 Đất ở đô thị 36,79 28,45 8,34 77,33

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Quế Võ)

Qua bảng trên ta thấy thu hồi đất trồng lúa được 219,00 ha, đạt kết quả cao nhất (đạt 78,20%) so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt. Thu hồi đất nông nghiệp còn lại (rau, màu..) đạt kết quả thấp nhất, đạt 42,83% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt.

Nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Hạn chế về tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ: Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ còn mang nặng tính hình thức,

chưa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của người dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn rất mờ nhạt;

- Thiếu sự tham vấn cộng đồng: Khi tiến hành lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch chưa chú trọng đến vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là ý kiến người dân và các nhà khoa học đóng góp cho phương án quy hoạch;

- Hạn chế của các cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch: Trình độ, năng lực của các cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tư tưởng, tư duy quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo, quy hoạch theo nghị quyết vẫn còn tồn tại;

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tiễn, việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên nhiều dự án đã phê duyệt nhưng không có khả năng thực hiện;

- Có sự chênh lệch giữa giá bồi thường của nhà nước so với giá thực tế thị trường nên gây khó khăn trong việc thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Không có quỹ đất hợp lý để tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất trong vùng triển khai dự án;

- Thiếu vốn để thực hiện quy hoạch nên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng KCN, cụm công nghiệp đã không thực hiện được hoặc thực hiện với tiến độ chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)