3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.3. Đề xuất một số giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài SVNL xâm hại
3.3.2.1. Biện pháp diệt trừ Ốc bươu vàng
a) Các biện pháp phòng ngừa:
Đối với các khu vực nông nghiệp lúa nƣớc chƣa bị nhiễm ốc bƣơu vàng, hoặc cây trồng thuỷ sinh, việc cây giống, cây con cần kiểm soát cẩn thận để đảm bảo không lẫn bị trứng ốc hoặc ốc con. Ngoài ra, trên các kênh dẫn nƣớc vào đồng ruộng, bố trí các tấm lƣới lọc để chặn việc lây lan của ốc vào ruộng, các lƣới lọc đƣợc kiểm tra và làm sạch thƣờng xuyên để không gây tắc nghẽn đƣờng dẫn nƣớc.
b) Các biện pháp kiểm soát:
- Biện pháp sinh học: Nuôi thả một số loài có khả năng ăn ốc hoặc trứng ốc, nhƣ ngan, vịt (có thể thả vịt sau khi bừa lần cuối rồi dẫn nước vào ruộng hay thả vịt ngay sau khi thu hoạch, 1.000m2
chỉ cần thả 20 con vịt giúp giảm đáng kể ốc bươu vàng) hoặc cá ở những vùng ngập nƣớc và khó rút cạn. Tuy nhiên biện pháp này chƣa diệt trừ triệt để đƣợc ốc bƣơu vàng vì ngan, vịt thƣờng chỉ ăn đƣợc ốc con, không ăn đƣợc các con ốc lớn.
- Biện pháp cơ học: Bắt ốc và thu gom ổ trứng bằng tay bằng cách thực hiện bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ lúa đến lúc lúa đƣợc 2,3 tuần. Thời gian bắt ốc hiệu quả vào lúc sáng sớm và chiều mát vì lúc này ốc linh hoạt và dễ thấy. Ốc bắt đƣợc có thể dùng làm thực phẩm hoặc nghiền làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Đây là biện pháp không gây hại cho môi trƣờng. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi huy động nhiều nhân lực và phải thực hiện thƣờng xuyên mới có hiệu quả. Biện pháp này cần sự tham gia của cả chính quyền và cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng.
- Biện pháp bẫy nhử ốc: Có thể đặt bẫy nhử ốc chứa các loại lá rau, lá sắn hoặc lá khoai nhằm thu hút ốc tập trung vào những điểm cụ thể tạo điều kiện thu bắt ốc dễ dàng hơn. Hoặc vào trƣớc thời kỳ ruộng cạn nƣớc, có thể đào các rãnh nông trên ruộng để ốc sẽ tập trung tại đó, giúp thu bắt chúng dễ hơn.
- Biện pháp hạn chế, loại bỏ bớt các giá thể phù hợp cho việc đẻ trứng: Các đám thực vật thuỷ sinh hay các vật thể cứng (đá, cây gỗ) cần đƣợc loại bỏ càng nhiều càng tốt. Khi không còn những nơi đẻ trứng phù hợp, ốc buộc phải đẻ lên bờ đất, nơi trứng rất dễ bị hƣ hại hoặc rơi xuống nƣớc.
- Biện pháp hoá học: Sử dụng một số loại hoá chất diệt ốc. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên dùng nhƣ là một biện pháp cuối cùng, khi các biện pháp trên hoàn toàn không có hiệu quả. Lý do chính là hoá chất thƣờng gây ra các hậu quả xấu đối với môi trƣờng, đối với các loài sinh vật bản địa và đối với sức khoẻ con ngƣời. Biện pháp thay thế, thân thiện với môi trƣờng hơn là việc dùng chiết xuất của một số loại thực vật có tác dụng diệt ốc nhƣ chiết xuất từ trái cây của loài cây thông thiên Thevetia peruviana (còn gọi là trúc đào hoa vàng), chiết xuất từ lá cây sữa Alstonia scholaris, cây cỏ sữa Euphorbia hirta.
trên thƣờng không mang lại hiệu quả, cần sử dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau mới có thể đảm bảo kiểm soát đƣợc mức độ xâm lấn, số lƣợng cá thể ốc bƣơu vàng tại địa phƣơng ở mức thấp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của chúng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
3.3.2.2. Biện pháp diệt tr Ốc sên Châu Phi:
a) Các biện pháp phòng ngừa:
Nhìn chung, có thể ngăn chặn sự lây lan của ốc sên Châu Phi (Achatina fulica) thông qua các hoạt động kiểm dịch và giám sát, đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp không kèm lẫn các cá thể ốc sên. Ngoài ra các vƣờn cây có thể ngăn ốc lây lan vào bằng cách lắp các hàng rào dạng lƣới ngăn ốc bò vào.
b) Các biện pháp kiểm soát:
Đối với những khu vực đã ốc sên Châu Phi xâm lấn, có thể áp dụng một số biện pháp khác nhau nhƣ sau:
- Biện pháp cơ học: Ốc sên và trứng của chúng có thể đƣợc thu bằng tay, sau đó đem đi tiêu hủy.Tƣơng tự nhƣ với ốc bƣơu vàng, để việc kiểm soát bằng cách thu bắt ốc sên Châu Phi có hiệu quả cần huy động sự tham gia của cả cộng đồng dân địa phƣơng và cần đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Thƣờng xuyên kiểm tra phá huỷ những nơi phù hợp cho việc đẻ trứng của ốc sên, thu và huỷ trứng ốc sên.
- Biện pháp đ t bẫy nhử ốc: Gom lá cây tƣơi (lựa chon lá của các loại cây là thức ăn ƣa thích của ốc sên) vào từng đống trong vƣờn, để qua đêm, sáng hôm sau có thể thu gom ốc đi tiêu huỷ.
- Biện pháp hoá học: Một số hoá chất diệt ốc có thể đƣợc sử dụng, tuy nhiên việc dung hoá chất có mặt trái là gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến đời sống của sinh vật bản địa và với sức khoẻ của con ngƣời. Biện pháp thay thế là sử dụng một số chiết xuất tự nhiên từ thực vật nhƣ chiết xuất từ trái cây của loài cây thông thiên Thevetia peruviana (còn gọi là trúc đào hoa vàng), chiết xuất từ lá cây sữa Alstonia scholaris, cây cỏ sữa Euphorbia hirta.
- Biện pháp kiểm soát sinh học: Cho tới nay chƣa có loài nào, thiên địch nào phù hợp để sử dụng để kiểm soát đƣợc ốc sên Châu Phi. Tuy nhiên có thể thả vịt trong vƣờn cây ăn quả để chúng ăn ốc con và trứng ốc.
a) Biện pháp phòng trừ:
- Tuyên truyền tới ngƣời dân về mật độ, sự nguy hại của loài cá tỳ bà lớn. + Chính quyền địa phƣơng ban hành quy định về quản lý nghiêm ngặt cá tỳ bà lớn và xây dựng biện pháp ngăn chặn không cho chúng phát tán sang thủy vực trên địa bàn.
b) Biện pháp tiêu diệt:
- Diệt trừ bằng biện pháp thủ công: Ngƣời dân có thể đánh bắt bằng các phƣơng thức khác nhau (đánh lƣới ở sông, kéo lƣới, quăng chài ở ao, sử dụng lồng,…) rồi tiêu hủy bằng các hình thức chặt và chôn làm phân bón hoặc có thể nấu nhừ làm thức ăn cho gia súc. Chính quyền địa phƣơng có thể trợ giúp, khuyến khích ngƣời dân diệt trừ cá tỳ bà lớn bằng cách thu mua, khen thƣởng các cá nhân làm tốt.
- Diệt trừ hang ổ của cá tỳ bà lớn: Ở các thủy vực nƣớc nông hoặc các ao nuôi, định kỳ tháo cạn nƣớc hàng năm, cần tháo cạn nƣớc và dò tìm các hang tổ của loài cá này để diệt trừ tổ trứng và cá con. Trƣờng hợp thật cần thiết, có thể diệt trừ bằng phƣơng pháp hóa học trong cục bộ hang tổ của cá tỳ bà lớn, nhƣng cần hạn chế, tránh trƣờng hợp hủy hoại đến hệ sinh thái.
3.3.2.4. Biện pháp diệt tr cây Trinh nữ thân gỗ (Mai dƣơng)
Cây Mai dƣơng chủ yếu phân bố ở HST thủy vực, dọc theo sông, suối và các ao, hồ. Ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng đã đƣa ra các biện pháp diệt trừ loài cây này, nhƣng các giải pháp đã đƣa ra mang tính cục bộ, đơn lẻ vì thế mà diện tích cây Mai dƣơng xâm lấn ngày càng tăng. Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo nhiều tài liệu, Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trƣờng đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế và diệt trừ cây Mai dƣơng nhƣ sau:
a) Biện pháp vật lý cơ học
Biện pháp này đã đƣợc sử dụng để diệt trừ cây Mai dƣơng từ rất sớm. Biện pháp này không đòi hỏi nhân công kỹ thuật cao và những phƣơng tiện hiện đại. Các biện pháp chủ yếu gồm:
- Nhổ cây Mai dương bằng tay: Biện pháp nhổ bằng tay thích hợp khi kiểm soát cây Mai dƣơng mọc lẫn với cây trồng nông nghiệp. Biện pháp này thích hợp áp
hoặc cây còn nhỏ (chiều cao dƣới 50cm).
- Biện pháp chặt đốn: Biện pháp này thƣờng áp dụng ở những nơi cây Mai dƣơng đã xâm lấn, ổ định trên diện rộng, cây trƣởng thành và có mật độ dày. Công cụ sử dụng chủ yếu là dao phát, cƣa…
- Biện pháp cơ giới: Biện pháp này áp dụng cho các khu vực bị Mai dƣơng xâm lấn trên diện rộng với mật độ dày và đã tạo thành các thảm thực vật thuần loài, nhất là trên các cánh đồng bị xâm nhiễm và bỏ hoang. Công cụ chủ yếu nhƣ máy chặt cây bụi, máy ủi, … và sau đó chôn lấp hoặc đốt.
Các biện pháp trên cần đƣợc tiến hành định kỳ vì cây Mai dƣơng sẽ tái sinh và tạo điều kiện cho các loài cây khác cạnh tranh với Mai dƣơng. Biện pháp này có hiệu quả khi kết hợp sử dụng các loại thuốc trừ cỏ để dọn sạch những vùng trồng cây nông nghiệp hoặc cây cảnh.
b) Biện pháp sinh thái
- Dùng lửa: Biện pháp này áp dụng cho những khu vực bị Mai dƣơng xâm lấn trên diện rộng với mật độ dày và đã tạo thành các thảm thực vật thuần loài, nhất là trên các cánh đồng bị xâm nhiễm và bỏ hoang. Lửa thƣờng có hiệu quả cao trong việc diệt các cây bụi non, với những cây trƣởng thành thì rất biến động. Cây Mai dƣơng bị tổn thƣơng bởi thuốc trừ cỏ từ trƣớc thì lửa sẽ làm tăng khả năng chết của cây. Lửa cũng có tác dụng đốt cháy một lƣợng hạt rất lớn nằm trên mặt đất sẽ làm giảm mật độ số cây con. Nên áp dụng ở những khu vực cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng) đã bị nhổ bỏ, chặt hạ, phơi khô và đốt. Mặc dù vậy nhƣng cần chú ý một tác động ngƣợc lại của lửa là sẽ kích thích và phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của các hạt còn tồn tại trong đất (nằm sâu dƣới lớp đất mặt khoảng 5 cm) thúc đẩy khả năng nảy mầm và kích thích chúng tiếp tục tái sinh do khi áp dụng những biện pháp này sẽ làm tăng nhiệt độ, phá vỡ trạng thái "ngủ" sau nhiều năm nằm sâu trong lòng đất của hạt cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng).
- Dùng đồng cỏ cạnh tranh: Cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng) non rất dễ bị lấn át bởi các loài cỏ và phƣơng pháp dùng đồng cỏ cạnh tranh đƣợc chấp thuận trong chƣơng trình kiểm soát cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng). Theo Dƣơng Văn
dƣơng) là Calopo (Calopogonium mucunoides), Koronivia (Brachiaria humidicola),
Hymenachne và Oryza australiensis. Những loài cỏ hòa thảo thích hợp cho việc kiểm soát cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng) ở vùng đầm lầy ngoài những khu bảo tồn là Brachiaria dictyoneura, B. mutica, Echinochloa polystachya, một số cây họ đậu cũng có tác dụng hạn chế cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng).
c) Phương pháp hóa học
Sự dụng chất hóa học để diệt trừ cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng). Trong danh mục các chất hóa học đã đƣợc thử nghiệm và áp dụng để tiêu diệt và phòng trừ cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng) có nhiều loại chất diệt cỏ đƣợc phép sử dụng nhƣ: 2,4,5 - T, Picloram, Paraquat, Glyphosate, Triclopyr-butoxyethyl-ester,
Metsulfuron methyl, Atrazin,… Các loại thuốc này đƣợc sử dụng với liều lƣợng khác nhau, dùng riêng rẽ hoặc kết hợp với loại thuốc và biện pháp khác để hạn chế nảy mầm, sinh trƣởng hoặc tiêu diệt các thành phần hoặc toàn bộ cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng) trên địa bàn xâm lấn. Danh sách nêu trên là tên các hoạt chất của các loại thuốc trừ cỏ, trong thực tế sản phẩm (thuốc) thƣơng mại của chúng lại thƣờng có những tên thông thƣờng khác nhƣ Roundup 480SC (chứa Glyphosate), Ally 20DF (chứa Metsulfuron methyl), Ronstar 25EC (chứa Oxadiazon) và Lasso 48EC (chứa Alachlor).
Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất, thuốc diệt cỏ trong phòng trừ và tiêu diệt cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng) yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc và hƣớng dẫn chặt chẽ, cụ thể cho từng loại, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực, gây độc của chúng đối với con ngƣời, động thực vật bản địa, cây trồng, vật nuôi, nguồn nƣớc, môi trƣờng đất và không khí trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
d) Phương pháp phòng trừ tổng hợp
Phƣơng pháp tổng hợp là cách sử dụng phối hợp các phƣơng pháp kiểm soát nhằm phát huy ƣu điểm và hạn chế những nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp riêng lẻ, đạt hiệu quả kiểm soát cao nhất. Kiểm soát cây Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng) chỉ bằng phƣơng pháp sinh học hay hóa học chỉ là nhất thời và không đạt đƣợc hiệu quả nếu không kết hợp cùng lúc với các phƣơng pháp khác nhƣ lý học, cơ học, sinh thái học, đồng cỏ cạnh tranh.
1. Kết luận.
- Đã khái quát đƣợc những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến sự phát tán, sinh trƣởng và phát triển của các loài ngoại lai xâm hại. Với mật độ sông, suối, ao, hồ… khá lớn là điều kiện thuận lợi cho sự phát tán của các loài sinh vật ngoại lai gắn với môi trƣờng nƣớc nhƣ: Ốc bƣơu vàng, Cá tỳ bà lớn, Trinh nữ thân gỗ (mai dƣơng), Bèo nhật bản…Điều kiện khí hậu huyện Na Hang thuận lợi cho việc phát triển hệ thực vật cũng nhƣ cây trồng, chính điều đó cũng thúc đẩy sự phát triển của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Nghiên cứu đã xác định đƣợc 10 loài ngoại lai phân bố trên địa bàn các xã và phân bố ở các hệ sinh thái của huyện Na Hang, cụ thể:
+ 08 loài ngoại lai xâm hại gồm: Ốc bƣơu vàng (Pomacea canaliculata); Ốc sên Châu Phi (Achatina fulica); Cá tỳ bà lớn (Pterygoplichthys pardalis); Bèo tây (bèo lục bình, bèo Nhật Bản) (Eichhornia crassipes); Cây ngũ sắc (bông ổi) (Lantana camara); Cỏ lào (Chromolaena odorata); Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha); Trinh nữ thân gỗ (Mai dƣơng, Mimosa pigra).
+ 02 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại: Cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus); Cây cứt lợn (cỏ cứt heo) (Ageratum conyzoides).
- Đề xuất đƣợc các giải pháp cụ thể để kiểm soát, phòng ngừa và diệt trừ một số loài ngoại lai xâm hại. Trong đó tập trung giải pháp cho từng loài và giải pháp thực hiện cho chính quyền địa phƣơng các xã trên địa bàn huyện Na Hang.
2. Kiến nghị.
- Chính quyền địa phƣơng các xã của huyện Na Hang cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tổ chức cho các lực lƣợng trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là cộng đồng dân cƣ trên địa bàn tham gia diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại.
- Tiếp tục nghiên cứu và xác định tác động của một số loài sinh vật ngoại lai. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý, diệt trừ hiệu quả.
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí điểm diệt trừ sinh vật ngoại lai xâm hại tại một số xã, đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái. Sau khi thực hiện các mô hình tổ chức đánh giá và trên cơ sở đó nhân rộng trên quy mô trên toàn huyện Na Hang.
Tài liệu tiếng việt:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng – Tổng cục Môi trƣờng (2008), Đề án ngăn ngừa và kiểm soát các sinh vật ngoại lai xâm lấn ở Việt Nam từ nay đến năm 2020. Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học. Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013), Chiến lƣợc quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tƣ liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Kiến thức cơ bản về sinh vật ngoại lai xâm hại.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2018), Thông tƣ số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 Quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. 7. Cục Bảo vệ Môi trƣờng (2003), Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới, Hà Nội. (Sách dịch).
8. Cục Bảo vệ thực vật (2000), Ốc bươu vàng – Biện pháp phòng trừ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2019), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2018. NXB Thống kê.
10. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Mai Đình Yên, Phạm Văn Lầm, Trần Trọng Anh Tuấn, Mai Hồng Quân, Tạ Thị Kiều Anh, Dự án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại rừng khu vực Đông Nam Á.