3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.2. Phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi, địa điểm thực hiện
Trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
2.1.2.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu với đối tƣợng là thực vật, động vật ngoại lai
2.1.2.3. Thời gian thực hiện
Đề tài tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 06/2018 đến tháng 06/2019, có sử dụng, kế thừa các tài liệu đã đƣợc nghiên cứu, công bố trƣớc đây.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Hiện trạng sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang (gồm các nội dung: Thành phần các loài; tình trạng phân bố; mức độ ảnh hƣởng và tình hình thực hiện công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang).
- Đề xuất một số giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng tiện 2.3.1. Phƣơng tiện
Bản đồ hành chính, bản đồ các HST huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; Máy ảnh kỹ thuật số Sony 12MP; Máy GPSmap 78S; Dao, kéo thƣớc dây, …; Sổ ghi chép, bút và các phần mềm Microsoft Word 2010, Microsoft Excel 2010, GPS Utility 5.16, MapSource 6.16.3, Google Earth Pro 7.3.2, Mapinfo 11.0.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Các phƣơng pháp nghiên cứu về động, thực vật ngoại lai thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu thƣờng áp dụng: Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp; Phƣơng pháp kế thừa; Phƣơng pháp điều tra thực địa (lập tuyến điều tra, điều tra xã hội học, lập ô tiêu chuẩn, thu mẫu trên ô tiêu chuẩn); Phƣơng pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm; Phƣơng pháp bản đồ; Phƣơng pháp tham vấn ý kiến chuyên gia; Phƣơng pháp xử lý số liệu và tổng hợp.
Trong khuôn khổ điều kiện thời gian, phạm vi, đối tƣợng và miêu tiêu nghiên cứu của đề tài nên tác giả chỉ thực hiện đánh giá hiện trạng phân bố, tình trạng mức độ ảnh hƣởng của các loài động, thực vật ngoại lại xâm hại trên bàn huyện Na Hang, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố về đặc điểm sinh học của các loài sinh vật ngoại lai để giúp có những nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn về các loài sinh vật ngoại lai xác định đƣợc tại khu vực nghiên cứu. Do đó trong quá trình thực hiện đề tài chỉ áp dụng các phƣơng pháp sau:
2.3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
- Thu thập các số liệu tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học, sinh vật ngoại lai.
- Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài qua sách báo, internet.
2.3.2.2. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả có liên quan từ các đề tài nghiên cứu đã thực hiện, các thông tin, số liệu đã có để xác định loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Phƣơng pháp này
không chỉ rút ngắn thời gian mà còn tiết kiệm công sức:
- Thu thập những số liệu, thông tin liên quan đến các loài sinh vật ngoại lai nhƣ: Thành phần các loài sinh vật ngoại lai, mức độ gây hại, ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học, môi trƣờng, kinh tế…, và các tài liệu về huyện Na Hang nhƣ: Bản đồ hành chính, bản đồ sử dụng đất, bản đồ hệ sinh thái, đặc điểm địa lý, dân cƣ...
- Lập danh sách những loài sinh vật ngoại lai gây hại điển hình dựa trên những nghiên cứu của IUCN(2003), Danh mục loài ngoại lai xâm hại để xác định loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành tại Thông tƣ số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 (thay thế Thông tƣ liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và đặc biệt là Danh mục các loài sinh vật ngoại lai xâm hại theo số liệu đã đƣợc điều tra, công bố của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang.
2.3.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
a) Lập tuyến điều tra
Theo bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái (HST) khu vực huyện Na Hang (Nguồn: Báo cáo quy hoạch đa dạng sinh học của tỉnh Tuyên Quang năm 2012) cho thấy: Huyện Na Hang có hệ sinh thái rất phong phú với 07 hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ho c thứ sinh lâu năm: Phân bố ở độ cao trung bình từ 650 m đến 1.650 m so với mặt nƣớc biển, có tính đa dạng sinh học cao. Tập trung chủ yếu thuộc địa bàn các xã Sinh Long, Côn Lôn, Khâu Tinh, Sơn Phú, Thanh Tƣơng huyện Na Hang.
- Hệ sinh thái rừng thứ sinh ngh o: Phân bố ở độ cao dƣới 650m so với mặt nƣớc biển, tập trung chủ yếu ở các xã Thƣợng Nông, Côn Lôn, Khâu Tinh, Năng Khả huyện Na Hang.
- Hệ sinh thái rừng trồng: Chủ yếu nằm ở các vùng ở thung lũng thuộc các xã: Năng Khả, Đà Vị, Yên Hoa và thị trấn Na Hang. Nhìn chung, trong hệ sinh thái này tính đa dạng sinh học không cao, ở dạng trung bình
- Hệ sinh thái rừng tre nứa: Đây là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học thấp, chủ yếu phân bố ở khu vực các xã Thanh Tƣơng, Năng Khả, Sơn Phú và thị trấn Na Hang.
- Hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp phân bố rộng khắp trên các xã của huyện Na Hang, đan xen các hệ sinh thái và gắn liền với đời sông sản xuất, tập tục canh tác cây trồng, vật nuôi.
Hệ sinh thái thủy vực: Phân bố trên toàn huyện.
Hệ sinh thái dân cư: Hệ sinh thái dân cƣ là những khu vƣờn truyền thống tại nơi ở, là nơi tập hợp các loại cây, cây ăn quả, cây bụi, cây leo, các loại cỏ... , có rất ít các bụi cây thấp tự nhiên.
Các loài SVNL đa dạng trong các loại môi trƣờng sống nên cần đƣợc điều tra theo tuyến. Trƣớc khi lập tuyến điều tra, căn cứ vào quy mô diện tích của các xã, đặc điểm môi trƣờng sinh sống của các loài động, thực vật ở khu vực nghiên cứu tiến hành thu thập các tài liệu liên quan và tiến hành đi thực tế, khảo sát sơ bộ để xác định sự có mặt của các loài sinh vật ngoại lai trên cơ sở đó tiến hành lập tuyến điều tra, đảm bảo cho việc ghi nhận sinh vật ngoại lai có mặt trên tuyến khảo sát. Sử dụng máy định vị cầm tay GPS để xác định hƣớng đi, chiều dài tuyến điều tra và đánh dấu tọa độ có mặt của sinh vật ngoại lai.
Sau khi thu thập tài liệu và khảo sát sơ bộ xác định đƣợc tuyến cần điều tra, khảo sát có tổng chiều dài khoảng 50 km trên địa bàn 11 xã và 01 thị trấn của huyện Na Hang.
Bảng 2.1. Tuyến điều tra, khảo sát SVNL xâm hại (động, thực vật) trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
TT Địa bàn Ký hiệu tuyến Chiều dài tuyến
(km) 1 Xã Thanh Tƣơng TT 5 2 Thị trấn Na Hang NH 3 3 Xã Năng Khả NK 6 4 Xã Sơn Phú SP 4,5 5 Xã Khâu Tinh KT 4,5 6 Xã Đà Vị ĐV 4 7 Xã Yên Hoa YH 5
8 Xã Hồng Thái HT 2 9 Xã Sinh Long SL 6 10 Xã Côn Lôn CL 4 11 Xã Thƣợng Nông TN 3 12 Xã Thƣợng Giáp TG 3 Tổng cộng 50,0
c) Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
Lập phiếu điều tra dựa vào các tiêu chí nhƣ: Nhóm sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật ngoại lại có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện tại khu vực, thời gian xuất hiện, nguyên nhân có mặt, nơi sinh sống, tần xuất gặp, tác hại đến môi trƣờng, biện pháp phòng trừ,… Kết hợp với điều tra theo tuyến để phỏng vấn ngƣời dân tại địa phƣơng, những ngƣời có kinh nghiệm hay ngẫu nhiên và hỏi các câu hỏi đã lập trên phiếu điều tra vào những thời điểm thích hợp.
Sử dụng danh sách hình ảnh các loài sinh vật ngoại lai trong quá trình phỏng vấn nhằm hạn chế sự sai sót trong quá trình ngƣời đƣợc phỏng vấn định danh, nhận dạng các loài sinh vật ngoại lai vì có thể một loài sinh vật ngoại lai có nhiều tên địa phƣơng khác nhau giữa các vùng.
- Đối tượng điều tra: Cộng đồng dân cƣ khu vực các tuyến điều tra, khảo sát.
- Số lượng phiếu đã thực hiện điều tra: 270 phiếu/toàn tuyến điều tra (trong đó 135 phiếu điều tra về thực vật ngoại lai, 135 phiếu điều tra về động vật ngoại lai), cụ thể: 32 phiếu tại khu vực xã Thanh Tƣơng; 20 phiếu tại khu vực thị trấn Na Hang; 32 phiếu tại khu vực xã Năng Khả; 24 phiếu tại khu vực xã Sơn Phú; 20 phiếu tại khu vực xã Khau Tinh; 24 phiếu tại khu vực xã Đà Vị; 30 phiếu tại khu vực xã Yên Hoa; 14 phiếu tại khu vực xã Hồng Thái; 20 phiếu tại khu vực xã Sinh Long; 24 phiếu tại khu vực xã Côn Lôn; 18 phiếu tại khu vực xã Thƣợng Nông; 12 phiếu tại khu vực xã Thƣợng Giáp.
- Hình thức thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp và điền thông tin vào phiếu điều tra. Khi phỏng vấn, đem bộ ảnh màu để ngƣời dân xác nhận đã bắt gặp những loài ngoại lai xâm hại nào tại địa phƣơng, mức độ ảnh hƣởng của chúng đối với đời sống, các biện pháp ngƣời dân đã sử dụng để hạn chế sinh vật ngoại lại xâm hại.
Đây là phƣơng pháp thu thập đƣợc thông tin nhanh, nhƣng thông tin có thể không chính xác, hoặc không đầy đủ hoặc sai lệch, hoặc phụ thuộc vào kinh nghiệm của ngƣời xây dựng phiếu điều tra.
d) Lập ô tiêu chuẩn
Mục đích của việc điều tra trên ô tiêu chuẩn để đánh giá mật độ, mức độ xâm lấn của động ngoại lai đại diện cho các hệ sinh thái trên địa bàn khu vực điều tra.
Căn cứ kết quả khảo sát theo tuyến, kết quả điều tra xã hội học khi phát hiện sự có mặt của động vật, thực vật ngoại lai trong danh mục điều tra đã có, tác giả đề tài đã tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điển hình:
* Đối với thực vật:
Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) và hƣớng dẫn điều tra đa dạng sinh học thực vật của Tổng cục môi trƣờng (2016). Các địa điểm điều tra sẽ đƣợc thiết lập dựa trên kết quả khảo sát tuyến và kết hợp với điều tra xã hội học cộng đồng dân khu vực, sau đó thiết lập trên thực địa thông qua việc sử dụng máy định vị GPS. Thiết lập 20 điểm khảo sát. Tại mỗi vị trí sẽ thiết lập một ô tiêu chuẩn kích thƣớc 50m x 20m (1000m2), các thông tin về sinh cảnh đƣợc ghi chép cụ thể: Toạ độ địa lý (xác định bằng GPS), chiều cao trung bình, sinh trƣởng, độ che phủ ƣớc đoán. Trong mỗi OTC 1000m2
(20m x 50m) sẽ thiết lập tiếp 5 ô mẫu 25m2(5m x 5m) ở 4 góc và giao điểm hai đƣờng chéo của OTC. Trong mỗi ô mẫu 25 m2, tiến hành đánh giá mật độ, độ gặp, diện tích che phủ. Trong đó:
+ Mật độ: Đƣợc tính bằng cách đếm số lƣợng cá thể của mỗi loài trong mỗi OTC + Độ gặp: Đƣợc tính bằng sự có mặt của các loài ngoại lại xâm hại trong tất cả các OTC (100%)
+ Độ che phủ: Đƣợc tính bằng cách đo đạc diện tích độ tàn che của mỗi loài có mặt trong 05 ô mẫu 25m2 của OTC 1.000 m2. Sau khi xác định đƣợc diện tích độ tàn che trung bình khi đó độ che phủ đƣợc tính toán nhƣ sau:
Độ che phủ = STB/1.000*100 (%).
Các chỉ số này đƣợc dùng để phân tích, đánh giá mức độ xâm lấn của các loài ngoại lai xâm hại.
* Đối với động vật:
Trên cơ sở kết quả thu thập các tài liệu về khu vực nghiên cứu và kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân tại tuyến khảo sát và áp dụng các phƣơng pháp truyền thống mà các nhà nghiên cứu động vật thƣờng dùng để điều tra, đánh giá sự phân bố, có mặt của động vật ngoại lai tại khu vực nghiên cứu. Tại các vùng nghiên cứu tiến hành quan sát trực tiếp và ghi nhận sự phân bố của các loài động vật (nếu có). Tọa độ phân bố các loài ngoại lai tại các điểm ghi nhận thông tin đƣợc xác định bằng máy định vị cầm tay GPS.
- Đối với động vật không xương sống (Ốc bưu vàng, Ốc sên châu phi):
Sau khi ghi nhận sự phân bố thông qua điều tra, phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng bằng cách sử dụng các bộ ảnh màu của các loài sinh vật ngoại lai đã phát hiện và ghi nhận tại tỉnh Tuyên Quang và quan sát trực tiếp, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn. Tác giả đề tài đã ghi nhận đƣợc sự phân bố của 02 loài trên và tiến thiết lập 20 điểm khảo sát, điều tra để đánh giá mật độ xuất hiện. Tại mỗi địa điểm điều tra, lập 05 ô tiêu chuẩn đƣợc đặt tại các vị trí ngẫu nhiên trong sinh cảnh có mặt loài ngoại lai xâm. Các ô tiêu chuẩn kích thƣớc 1x1m đƣợc sử dụng để điều tra mật độ các loài động vật không xƣơng sống, sử dụng khung nhựa PVC có kích thƣớc 1x1m. Số lƣợng cá thể của loài ngoại lại xâm hại trong từng ô đƣợc đếm. Giá trị trung bình của số lƣợng cá thể trong 05 ô tiêu chuẩn tại mỗi điểm điều tra đƣợc là mật độ trung bình của loài ngoại lại xâm hại tại điểm điều tra tƣơng ứng.
- Đối với động vật có xương sống: Tiến hành phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng bằng cách sử dụng các bộ ảnh màu của các loài sinh vật ngoại lai đã phát hiện và ghi nhận tại tỉnh Tuyên Quang về sự xuất hiện, nơi phân bố của một số loài. Thu mua mẫu cá từ ngƣời dân đánh bắt ở các sông, suối, ao tại các hộ dân bằng các dụng cụ nhƣ câu, vó, đánh lƣới và thu mua, khảo sát tại các trợ phiên tại khu vực nghiên cứu. Do tính chất, đặc thù của động vật luôn di động, rất khó tiến hành lập ô tiêu chuẩn để xác định mật độ nên trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả không sử dụng phƣơng pháp lập OTC mà chỉ thực hiện điều tra, phỏng vấn để xác định sự phân bố, có mặt của các loài ngoại lai. Mặt khác quá trình phỏng vấn, tập trung tìm hiểu các thông tin về sự có mặt của các loài mà có thể quá trình điều tra thực địa không ghi
nhận đƣợc. Hình ảnh trong các tài liệu nhận dạng sẽ đƣợc sử dụng trong quá trình phỏng vấn để giúp ngƣời đƣợc phỏng vấn nhận diện chính xác loài. Đối tƣợng phỏng vấn chủ yếu là những dân sống lâu năm ở địa phƣơng và có kinh nghiệm.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn (OTC) thực vật ngoại lai trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn (OTC) động vật ngoại lai trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.3.2.4. Phương pháp lập bản đồ phân bố sinh vật ngoại lai.
Căn cứ vào các điểm đã phát hiện đƣợc các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trong quá trình điều tra thực địa (định vị bằng GPS), đánh dấu trên bản đồ, sử dụng phần mềm Mapinfo, xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố động vật, thực vật ngoại lai theo các hệ sinh thái ở khu vực nghiên cứu (trên địa bàn huyện Na Hang).
2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu thu đƣợc trong quá trình thực hiện đề tài để xác định đƣợc mức độ xâm lấn của thực vật ngoại lai và mật độ phân bố của một số động vật ngoại lai.
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Na Hang. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Na Hang.
Na Hang là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách