Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Na Hang.

Na Hang là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 110km về phía Đông Nam, có giới hạn địa lý từ 22029’ đến 22040’ Vĩ độ Bắc và 104050’ đến 105036’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định:

- Phía Bắc giáp các tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng; - Phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang; - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và giáp tỉnh Hà Giang.

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Na Hang

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Na Hang là 86.353,7 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 11 xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 279 chạy qua, công trình Thủy điện Tuyên Quang và một số điểm du lịch danh thắng.

- Huyện Na Hang có địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông, suối, núi, đồi trùng điệp và những thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Nhìn chung địa hình của huyện có 3 dạng chính: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lƣợn sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến từ 200 - 600 mét; độ dốc trung bình khoảng 20 - 250.

- Khí hậu của huyện Na Hang có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu Bắc Á và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22 - 240C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông là 160C và các tháng mùa hè là 28oC. Tổng tích ôn năm khoảng 8.2000C - 8.4000C. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.500 - 1.800 mm, số ngày mƣa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mƣa trùng với thời gian mùa hè, trong các tháng 7 và 8 có lƣợng mƣa lớn nhất, đạt trên 320 mm/tháng. Tháng 1 và tháng 12 có lƣợng mƣa trung bình thấp nhất, khoảng 16 - 25 mm/tháng. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.500 giờ/năm. Trong năm từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian có cƣờng độ nắng lớn nhất là 170-190 giờ/tháng; từ tháng 1 đến tháng 3 nắng ít, trung bình chỉ khoảng 50-70giờ/tháng. Độ ẩm không khí không có sự khác biệt rõ rệt theo mùa, trong năm độ ẩm thƣờng dao động trong khoảng 85 - 87%.

- Chế độ thuỷ văn của huyện Na Hang trƣớc khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang phụ thuộc vào lƣu vực 2 sông lớn là sông Năng bắt nguồn từ hồ Ba Bể – Bắc Kạn chảy qua địa bàn huyện dài 25 km hợp với sông Gâm ở giữa huyện (tại chân núi Pắc Tạ), hƣớng sông chảy từ Đông Bắc sang Tây Nam và sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn huyện dài 53 km, hƣớng sông chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Sau khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang chế độ thủy văn phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết và vận hành của nhà máy.

- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018 huyện Na Hang, tổng diện tích đất tự nhiên (DTTN) của toàn huyện là 86.353,7 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 81.277,80 ha, chiếm 94,12% DTTN; đất phi nông nghiệp 4.346,65 ha, chiếm 5,04 % DTTN, đất chƣa sử dụng 729,27 ha, chiếm 0,84 % DTTN. Mật độ dân số là 51,8 ngƣời/ngƣời km2, thấp hơn mật độ dân số của tỉnh (131,8 ngƣời/km2

- Tài nguyên nƣớc mặt của huyện khá phong phú, đƣợc cung cấp bởi các sông suối, ao hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện Tuyên Quang), chứa khối lƣợng nƣớc hàng tỷ m3/năm. Nguồn nƣớc ngầm của huyện khá phong phú, có ở khắp địa bàn. Tất cả các loại nƣớc ngầm đều có chất lƣợng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt.

- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 75.139,83 ha, chiếm 78,01% trong tổng số 81.277,80 ha đất nông nghiệp. Trong đó đất rừng sản xuất là 31.460,23 ha, đất rừng phòng hộ là 22.095,76 ha, đất rừng đặc dụng là 21.583,84 ha. Theo Quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang (2012) đã xác định đƣợc huyện Na Hang có 7 hệ sinh thái khác nhau:

(1) Hệ sinh thái rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh lâu năm (gồm hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đất và hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá vôi): Đây là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao. Hầu hết các loài động, thực vật, của tỉnh đều có mặt trong hệ sinh thái này.

(2) Hệ sinh thái rừng thứ sinh nghèo: Đây cũng là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao của tỉnh với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.

(3) Hệ sinh thái rừng trồng: Trong hệ sinh thái này tính đa dạng sinh học không cao, ở dạng trung bình.

(4) Hệ sinh thái rừng tre nứa: Đây là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học thấp. Hầu nhƣ không có một loài thực vật nào thuộc sách đỏ Việt Nam.

(5) Hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp đan xen các hệ sinh thái và môi trƣờng gắn liền với sản xuất đời sống, tập tục canh tác cây trồng, vật nuôi.

(6) Hệ sinh thái thủy vực: Đây là hệ sinh thái quan trọng lƣu giữ các khu hệ sinh vật dƣới nƣớc.

(7) Hệ sinh thái dân cƣ: Hệ sinh thái dân cƣ bao gồm những mô hình, cụm dân cƣ thƣờng đƣợc gọi là các làng thôn (ấp, xóm, bản, buôn, sóc) là hệ sinh thái nhân tạo. Hệ sinh thái dân cƣ là những khu vƣờn truyền thống tại nơi ở. Vƣờn gia đình là nơi tập hợp các loại cây, cây ăn quả, cây bụi, cây leo, các loại cỏ... , có rất ít các bụi cây thấp tự nhiên.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Na Hang.

Na Hang là huyện miền núi cao, kinh tế huyện trọng tâm vẫn là phát triển nông, lâm nghiệp, từng bƣớc hình thành nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, địa hình đồi núi cao, nên mức độ giao lƣu chƣa cao.

- Ngành chăn nuôi của huyện những năm gần đây đƣợc quan tâm phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn huyện đang từng bƣớc phát triển vƣợt bậc. Năm 2018 sản lƣợng thủy sản đạt 655 tấn, tăng 18 tấn so với năm 2017. Trong thời gian qua, công tác phát triển khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất luôn đƣợc quân tâm, nhờ vậy mà diện tích rừng không ngừng tăng lên. Ngoài ra, huyện có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Hiện nay trên địa bàn huyện đang tiếp tục đầu tƣ phát triển khu du lịch sinh thái Na Hang, du lịch lòng hồ thủy điện Tuyên Quang để thu hút khách du lịch.

- Tổng dân số toàn huyện theo số liệu niên giám năm 2018 là 45.108 ngƣời. Phân bố dân cƣ trên địa bàn huyện Na Hang có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Mật độ dân số tại Thị trấn cao gấp nhiều lần so với các xã. Dân cƣ tập trung chủ yếu ở khu vực Thị trấn và các xã của huyện nhƣ Năng Khả, Đà Vị, Yên Hoa, Thanh Tƣơng. Hiện trên địa bàn huyện có nhiều cộng đồng các dân tộc sinh sống là Tày, Dao, Kinh, H’Mông và một số dân tộc khác. Những năm gần đây, chất lƣợng lao động ở Na Hang ngày càng đƣợc cải thiện, trình độ văn hóa của lực lƣợng lao động ngày đƣợc nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chƣa tốt nghiệp phổ thông đã giảm dần. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thƣơng mại. Đời sống nhân dân dần đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, so với mức thu nhập bình quân của toàn tỉnh, thu nhập bình quân trên địa bàn huyện thấp, do là huyện thuần nông, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp; việc phát triển các ngành nghề khác còn gặp rất nhiều khó khăn.

3.2. Hiện trạng SVNL xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang.

3.2.1. Thành phần SVNL xác định đƣợc trên địa bàn huyện Na Hang

Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn ngƣời dân tại 270 phiếu điều tra ở 11 xã trên địa bàn huyện Na Hang và căn cứ danh mục loài ngoại lai xâm hại ban hành theo Thông tƣ số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và danh mục các loài ngoại lai đã đƣợc thống kê trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, xác định đƣợc 08 loài ngoại lai xâm hại và 02 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Kết quả đƣợc trình bày cụ thể ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Bảng 3.1. Danh mục loài ngoại lai xâm hại xác định đƣợc trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

STT Tên tiếng việt Tên khoa học

Động vật không xƣơng sống

1 Ốc bƣơu vàng Pomacea canaliculata

2 Ốc sên Châu Phi Achatina fulica

3 Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) Pterygoplichthys pardalis

Thực vật

4 Bèo tây (bèo lục bình, bèo Nhật Bản) Eichhornia crassipes

5 Cây ngũ sắc (bông ổi) Lantana camara

6 Cỏ Lào Chromolaena odorata

7 Trinh nữ móc Mimosa diplotricha

8 Trinh nữ thân gỗ (Mai dƣơng) Mimosa pigra

Bảng 3.2. Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại xác định đƣợc trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

STT Tên tiếng việt Tên khoa học

1 Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus

Thực vật

Ốc bươu vàng:

- Vị trí phân loại: Ốc bƣơu vàng có tên khoa học là Pomacea canaliculata,

thuộc họ Ampullariidae, lớp Chân bụng Gastropoda, ngành Thân mềm Mollusca.

- Đặc điểm hình thái: Vỏ ốc tròn, vỏ của con trƣởng thành thƣờng có chiều

rộng từ 40 đến 60 mm và chiều cao từ 45 đến 75 mm (có thể đạt đến 150 mm). Ở giai đoạn trƣởng thành, nhìn chung con cái có kích thƣớc lớn hơn con đực. Vỏ có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu, có từ năm đến sáu vòng xoắn và lỗ rốn sâu. Vành miệng có hình bầu dục rộng, vành miệng ở con đực tròn hơn ở con cái. Nắp miệng khá dày, màu nâu đậm và có vân đồng tâm. Thân của ốc có thể màu vàng, màu nâu hoặc gần đen. Siphon có các đốm vàng.

Hình 3.2. Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Loài ốc này thƣờng sống ở các thuỷ vực nƣớc

ngọt nhƣ ao, hồ, đầm, các dòng nƣớc. Chúng thƣờng kiếm ăn ở các vùng nƣớc nông hoặc gần bờ. Thông thƣờng, vào ban ngày chúng hay ẩn mình dƣới nƣớc, gần các thực vật thuỷ sinh. Chúng hoạt động mạnh hơn vào ban đêm. Nhiệt độ sống ƣa thích của ốc bƣơu vàng nằm trong khoảng 18–25°C. Ở nhiệt độ dƣới 18°C, chúng hầu nhƣ không di chuyển. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của ốc bƣơu vàng cũng tăng lên đáng kể nếu nhƣ nhiệt độ nƣớc ở dƣới 18°C hoặc trên 32°C. Ốc bƣơu vàng rất phàm ăn, ăn nhiều loại thức ăn, trong đó chủ yếu là thực vật. Chúng có thể ăn tảo, các loại cây sống ngập trong nƣớc hoặc nổi trên nƣớc, hoặc các con côn trùng chết, hoặc các loại ốc nhỏ hơn. Các cá thể ốc nhỏ chủ yếu ăn tảo hoặc các mẩu vụn hữu cơ, trong khi đó các cá thể trƣởng thành thƣờng ăn các loại cây thuỷ sinh. Trong các hệ sinh thái nông nghiệp, ốc bƣơu vàng thƣờng ăn các cây lúa non, các lá cây mềm (lá của các loại rau nhƣ rau muống, v.v.), hoặc các loại bèo tấm, bèo tây.

Hình 3.3. Các cá thể ốc bươu vàng trong khu vực ao cạn

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

- Đặc điểm sinh sản và phát triển:

Khả năng sinh trƣởng của ốc (thể hiện qua kích thƣớc vỏ ốc) phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trƣờng: Kích thƣớc vỏ phát triển nhanh vào mùa nóng và chậm lại vào mùa lạnh. Chúng thƣờng đạt đến giai đoạn trƣởng thành khi vỏ ốc đạt tới đƣờng kính khoảng 2,5 cm. Ốc bƣơu vàng có thể sinh sản quanh năm. Tuy nhiên, tốc độ và tần suất sinh sản phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng và tình trạng sẵn có của thực phẩm. Chúng sinh sản nhiều vào mùa xuân và mùa hè và ít hơn vào mùa thu và mùa đông.

Con cái thƣờng đẻ trứng thành các cụm, mỗi cụm chứa khoảng 200–600 trứng (trung bình khoảng 270 trứng) đƣợc dính lỏng lẻo với nhau. Tần suất đẻ trứng của mỗi con cái từ một đến vài tuần/một lần, mỗi lẫn một cụm trứng. Các cụm trứng thƣờng đƣợc đẻ lên các bề mặt cứng trên bờ (đá, bờ kè xi măng, gỗ), hoặc phần chồi lên trên mặt nƣớc của các cây thuỷ sinh, thƣờng cách mặt nƣớc từ 10 đến 50 cm (Hình 3.4). Trứng mới đẻ thƣờng có màu hồng đỏ rồi chuyển thành hồng nhạt khi sắp nở. Trứng thƣờng nở trong vòng 7 đến 15 ngày hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng. Tỷ lệ trứng nở thƣờng trên 80%, có thể đạt đến 100%. Sau khi trứng nở chúng sẽ phát triển thành ốc non trong vòng 15–25 ngày. Chúng thƣờng đạt đến giai đoạn trƣởng thành về sinh dục trong vòng 45–59 ngày sau đó. Trong điều kiện không thuận lợi, thời gian để đạt đến giai đoạn sinh sản có thể lâu hơn, thậm chí đến 2 năm. Ốc có thể sống đến 4 năm, trong đó giai đoạn sinh sản chủ yếu từ 2 tháng đến 3 năm sau khi nở, tuỳ thuộc vào các điều kiện môi trƣờng.

Trong điều kiện môi trƣờng khắc nghiệt, ốc bƣơu vàng thƣờng vùi mình trong bùn và giảm sự trao đổi chất để khi chờ đợi điều kiện môi trƣờng cải thiện.

Hình 3.4. Trứng ốc bươu vàng được đẻ lên một khúc gỗ trong ao nước

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

- Nguồn gốc: Ốc bƣơu vàng có phân bố tự nhiên ở khu vực Nam Mỹ, từ

Argentina đến lƣu vực sông Amazon.

- Con đường xâm nhập: Ốc bƣơu vàng đƣợc giới thiệu từ Nam Mỹ đến

Đông Nam Á vào khoảng những năm 1980, ban đầu với mục đích phát triển các dự án nuôi làm thực phẩm và đƣợc coi là một mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Chúng cũng có thể đƣợc du nhập vào các địa phƣơng một cách không chủ ý do trứng hoặc các con ốc nhỏ bám lẫn vào thực vật thuỷ sinh. Thậm chí đã có nơi bán chúng trong các cửa hàng sinh vật cảnh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nhƣ do ngƣời dân thả ra môi trƣờng tự nhiên hay do chúng thoát ra khỏi các ao nuôi. Khi phát tán vào môi trƣờng tự nhiên, ốc bƣơu vàng đã lây lan nhanh chóng từ các vùng nông nghiệp sang vùng đất ngập nƣớc và các hệ thống nƣớc ngọt tự nhiên khác.

- Khả năng gây hại: Đối tƣợng gây hại chính của ốc bƣơu vàng là cây lúa.

Ốc bƣơu vàng thƣờng cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi cấy cho đến khi cây lúa đƣợc 30 ngày tuổi, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Đây là giai đoạn thiệt hại nặng nhất. Trên ruộng lúa, các dấu hiệu nhận thấy ốc bƣơu vàng gây hại là: mất cây - làm cho lá, thân cây lúa nổi trên mặt nƣớc hoặc cây lúa đứt ngang thân. Khi ốc bƣơu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, làm thiệt hại về giống, phải gieo cấy lại nhiều lần, ruộng lúa sinh trƣởng không

đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Các nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bƣơu vàng/m2 gây hại trong giai đoạn 3 – 20 ngày sau gieo cấy sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa. Nếu mật độ 6 - 10 con ốc bƣơu vàng/m2 thì ruộng lúa sẽ bị hại hoàn toàn sau 1 ngày đêm. Bên cạnh đó ốc bƣơu vàng còn gây hại đối với các loài thực vật thủy sinh khác, nhất là các loại rau nhƣ rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)