Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quốc Oai nằm phía Tây của thành phố Hà Nội các trung tâm Hà Nội 20 km, là vùng bán sơn địa có tọa độ địa lý: 20°58'49" vĩ độ Bắc và: 105°36'3" kinh độ Đông. Với tổng diện tích tự nhiên là 15.112,8 ha (UBND huyện Quốc Oai, 2010).

- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất, điểm cực Bắc là với đường ranh giới phía chính Bắc dài 2,2 km, tiếp giáp với xã Liên Hiệp (Phúc Thọ). Ngoài ra đường ranh giới phía Bắc còn giáp với các xã của huyện Thạch Thất là: Hữu Bằng, Phùng Xá, Đồng Trúc, Hòa Lạc, Thạch Hòa.

- Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ, điểm cực Nam là Trại Vàng (xã Đông Yên), giáp với Thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ). Đường ranh giới phía Nam: Trại Vàng (xã Đông Yên), giáp Thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ) dài 2,3 km. Một phần giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).

- Phía Đông giáp huyện Hoài Đức. Đường ranh giới phía Đông giáp các xã của huyện Hoài Đức là: Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, An Thượng, Đông La với tổng chiều dài khoảng 15,9 km.

Một phần giáp với quận Hà Đông. Điểm cực Đông là thôn Độ Tràng (xã Đại Thành), giáp thôn Yên Lộ (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông). Phần tiếp giáp với phường Yên Nghĩa của quận Hà Đông dài 0,45 km.

- Phía Tây giáp huyện Lương Sơn và huyện Kì Sơn của tỉnh Hòa Bình. Điểm cực Tây là thôn Đá Thâm (xã Đông Xuân).

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Huyện Quốc Oai nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung

địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính.

+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: Bao gồm 11 xã phía Tây huyện, bên

phải bờ sông Tích, chiếm 64% diện tích toàn huyện, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 10 đến hơn 15 mét. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thoải, độ dốc

trung bình 3 - 80, đã hình thành nhiều hồ thủy lợi vừa và nhỏ, tiêu biểu là hồ ở xã

Đông Yên. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20 - 50 cm.

+ Dạng địa hình đồng bằng: Gồm 10 xã, thị trấn phía đông huyện, bên bờ trái sông Tích và ven sông Đáy chiếm 36% diện tích toàn huyện. Địa hình khá bằng phẳng, độ cao địa hình trung bình dao động từ 3 - 10 m so với mặt nước biển. Nền

địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày từ 1 m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong (UBND huyện Quốc Oai, 2010).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4

mùa khá rõ nét với đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 13,7oC;

- Khí hậu có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng.

3.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước

Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các sông chính trong khu vực.

Sông Tích bắt nguồn từ núi Ba Vì chảy qua Quốc Oai với chiều dài 11 km là nguồn cung cấp nước chủ yếu, là dòng chính để tiêu thoát nước cho huyện.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khoáng sản

Căn cứ vào kết quả điều tra thổ nhưỡng trên diện tích 8.835,0 ha (chưa tính đến đến diện tích đất thổ cư, đất chuyên dùng và diện tích mặt nước), theo hệ thống phân loại Việt Nam, đất trên địa bàn huyện Quốc Oai được chia làm 4 nhóm chính

như sau: 1/ Nhóm đất phù sa không được bồi có diện tích 8.159,0 ha; 2/ Nhóm đất phù sa gley có diện tích 138,0 ha; 3/ Nhóm đất nâu, vàng trên phù sa cổ có diện tích

407,0 ha; 4/ Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét có diện tích 131,0 ha. • Tài nguyên nước:

- Về nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là từ sông, các ao hồ và sự điều tiết ở nơi khác đến bằng các hệ thống công trình thủy lợi như trạm bơm tưới phù sa lấy từ sông Hồng và hồ Đồng Mô.

- Về nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện nay rất khó khăn, ở các xã vùng đồng bằng nhân dân phải dùng giếng đào sâu 10 - 15 m mới có nước, thậm chí có

nơi đến 20 m, ở vùng đồi núi thì phải khoan sâu hơn. Khoan thăm dò địa chất độ sâu 60 m ở Hòa Thạch mới gặp tầng nước ngầm.

- Với nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có tuy chưa chủ động điều tiết đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống, trong tương lai khi xây dựng chuỗi đô thị xanh Quốc Oai thời kỳ sau năm 2020, trục đường 21A, tỉnh lộ 81, đường 421B…

với hệ thống nhiều khu công nghiệp, trường học, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp,

với hàng chục vạn nhân khẩu sinh sống… Cần có giải pháp cấp nước phù hợp. • Tài nguyên rừng:

- Huyện Quốc Oai không có rừng tự nhiên mà chỉ có rừng trồng với tổng diện tích 1112,3 ha thuộc 8 xã vùng đồi gò, trong đó Đông Xuân có diện tích rừng lớn nhất là 895,09 ha, Phú Mãn có diện tích rừng là 390,59 ha. Đất rừng của huyện

chủ yếu được trồng theo dự án và rừng môi sinh. • Tài nguyên khoáng sản

Quốc Oai là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả điều tra địa

chất về khoáng sản, Quốc Oai có một số khoáng sản chính sau: Sét gạch ngói ở Nghĩa Hương và Ngọc Mỹ, đá ong ở Đông Yên.

• Cảnh quan môi trường

- Tài nguyên cảnh quan di tích lịch sử, du lịch: Quốc Oai có điểm di tích được xếp hạng, cảnh quan được xếp hạng, cảnh quan được thiên nhiên ban tặng, hệ

sinh thái phát triển đó cũng là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch kết hợp với tín ngưỡng tôn giáo như: chùa thầy, chùa trăm gian…

- Quốc Oai là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước ta. Trong những thời kỳ khác nhau, nhân dân huyện Quốc Oai đã có rất nhiều người tham gia vào các cuộc đấu tranh. Về mặt khoa cử có số người học hành và đỗ đạt đến vài chục người, nhiều người giữ các trọng trách dưới các triều đại (UBND huyện Quốc Oai, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)