Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030 rừng quốc gia yên tử, tỉnh quảng ninh​ (Trang 30 - 36)

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư trong RQG Yên Tử ( số liệu của xã, phường tháng 12/2016)

a. Dân số, phân bố dân cư

Theo số liệu của xã Thƣợng Yên Công và phƣờng Phƣơng Đông, tổng dân số 2 xã là 20.827 ngƣời, thuộc 4.958 hộ. Khu vực dân cƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến Rừng quốc gia Yên Tử gồm 5 thôn (4 thôn xã Thƣợng Yên Công và 1 thôn phƣờng Phƣơng Đông) với số dân 4.588 ngƣời thuộc 887 hộ gia đình. Ngƣời dân có nhiều kinh nghiệm trong việc gây trồng, quản lý bảo vệ rừng.

b. Dân tộc

RQG Yên Tử và khu vực vùng đệm có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 53,8 %, Dao chiếm 42% ,các dân tộc khác (Tày, Cao lan, Hoa) chiếm 4,2%. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, chung sống hòa thuận với nhau, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào các hoạt động nông – lâm nghiệp và khai thác than.

c. Lao động

Tổng lao động trong độ tuổi là: 13.491 ngƣời, chiếm 64,7% tổng dân số. Trong đó số lao động trong vùng ảnh hƣởng trực tiếp đến rừng Yên Tử là 2.851 ngƣời. Tuy số lƣợng lao động khá dồi dào nhƣng phần đa chƣa qua đào tạo, đây cũng là một khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội giảm tác động vào các khu RĐD.

3.1.2.2. Kinh tế và đời sống a. Sản xuất nông nghiệp * Trồng trọt

Trồng trọt vẫn là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cuộc sống của nhân dân trong khu vực RQG Yên Tử. Theo số liệu thống kê năm 2012 của UBND các xã: Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời khoảng 0,1 ha/ngƣời (gồm đất sản xuất cây lƣơng thực khoảng 400 m2/ngƣời và đất trồng cây lâu năm khoảng 600 m2/ngƣời). Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời trên 300kg/ngƣời/năm (theo Báo cáo tổng kết năm 2012 các xã, phƣờng), thấp hơn mức trung bình toàn thành phố. Các sản phẩn nông nghiệp chủ yếu là tự cung tự cấp, phục vụ đời sống hàng ngày của ngƣời dân. Đã có một số mô hình đầu tƣ trồng cây ăn quả cho ngƣời dân nhƣng chƣa phát huy hiệu quả.

* Chăn nuôi

Ngoài trồng trọt ngƣời dân còn tổ chức chăn nuôi gia súc, lợn, gà..., chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, tự cung tự cấp là chính. Một vài năm gần đây đã hình thành một số mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại, sản xuất hàng hóa, nhƣng chƣa nhiều.

b. Sản xuất lâm nghiệp

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thực hiện trong vùng đệm của RQG. Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là gỗ trụ mỏ, nhựa thông. Tuy nhiên, sản

xuất lâm nghiệp chƣa đóng góp nhiều vào cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình, do diện tích bình quân đầu ngƣời thấp, ít đƣợc đầu tƣ.

Đối với vùng lõi, từ năm 2005 đến nay, Ban quản lý Di tích và RQG Yên Tử đã tiến hành quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi trong phân khu phục hồi sinh thái, mỗi năm đƣợc 2.200 ha.

c. Dịch vụ du lịch và thương mại

Du lịch là thế mạnh của RQG Yên Tử, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng và ngân sách Thành phố. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng; du lịch cộng đồng... Tuy nhiên, việc kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yếu do các công ty, tổ chức cá nhân đảm nhận, Ban quản lý đóng vai trò quản lý Nhà nƣớc chung, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo tồn, bảo vệ, trùng tu di tích... Trong đó Công ty CPPT Tùng Lâm là đơn vị chính tham gia cung ứng dịch vụ du lịch.

Công ty đƣợc thành lập theo Quyết định số 2581/QĐ-UB ngày 5/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Là doanh nghiệp kinh doanh, lực lƣợng lao động và quản lý khoảng 135 ngƣời (thƣờng biến động theo mùa vụ).

Nhiệm vụ chính là: vận chuyển hành khách bằng hệ thống cáp treo tại khu Di tích; đầu tƣ các hạng mục công trình về du lịch.

Từ năm 2007 Công ty đƣợc UBND tỉnh Quảng Ninh giao thực hiện các nhiệm vụ:

- Quản lý toàn bộ dịch vụ bán hàng, trông giữ xe trong khu Di tích. - Thành lập hiệp hội kinh doanh Yên Tử.

- Quản lý vệ sinh môi trƣờng khu Di tích.

- Phối hợp đảm bảo an ninh trên toàn tuyến hành hƣơng của du khách. Nhìn chung Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, doanh thu hàng năm 2012, 2013 đạt từ 140 - 150 tỷ đồng (tăng bình quân hàng năm là:

7,1%/năm), lợi nhuận đạt từ 10-20 tỷ đồng/năm. Nộp ngân sách Nhà nƣớc tăng bình quân mỗi năm đạt 7%/năm.

Từ năm 2007 đến nay, các hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh, chủ yếu trong những ngày hội xuân Yên Tử. Trong mùa lễ hội, từ bến xe Giải Oan đến các điểm du lịch có 124 hộ tham gia kinh doanh (có đăng ký), trong đó có 16 hộ kinh doanh ăn uống, nghỉ trọ tại bến xe Giải Oan và khu vực Hoa Yên. Thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch đã góp phần giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho nhân dân trên địa bàn. Tổng thu nhập từ dịch vụ kinh doanh năm 2012 ƣớc tính đạt trên 3,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng từ 10 -15%/năm.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống đường giao thông

Hiện nay hệ thống đƣờng giao thông trong khu vực tƣơng đối thuận lợi: - Tuyến đƣờng chính từ đƣờng 18 A đến bến xe Giải Oan dài 16,5 km, mặt đƣờng trải nhựa rộng 7 m, chất lƣợng tốt. Tuyến đƣờng đƣợc xây dựng năm 2008 bằng ngân sách Nhà nƣớc, hiện nay giao cho Ban quản lý Di tích và RQG Yên Tử quản lý và duy tu.

- Đƣờng bê tông áp phan từ bến xe Giải Oan đến ga cáp treo dài 500m đƣợc xây dựng năm 2008.

- Hệ thống đƣờng đi bộ bậc đá từ chùa Giải Oan đến các điểm Di tích có tổng chiều dài là: 6.158 m, đƣợc xây dựng bằng tiền công đức của các tổ chức, khách thập phƣơng…

- Hệ thống cáp treo phục vụ du khách gồm 2 tuyến:

+ Tuyến 1: Hoàn thành năm 2002, từ Giải Oan lên Hoa Yên, dài 1.200m, thời gian vận hành 6-10 phút, năng lực chuyển tải 2.000 lƣợt khách/giờ.

+ Tuyến 2: Hoàn thành năm 2007, từ Hoa Yên lên khu tƣợng An Kỳ Sinh, chiều dài: 800m, thời gian vận hành từ 6-8 phút, năng lực chuyển tải 1.800 lƣợt khách/giờ.

- Hệ thống giao thông tĩnh: Bến xe Giải Oan rộng 10 ha, sức chứa 1.500 ô tô và 12.000 xe máy, do Công ty CPPT Tùng Lâm quản lý, điều hành.

b. Các cơ sở hạ tầng khác - Cung cấp điện

Tại Trung tâm khu Di tích-Danh thắng Yên Tử có hai trạm biến áp; một trạm phục vụ riêng cho hệ thống cáp treo và một trạm phục vụ cho sinh hoạt. Lƣới điện 35 KV đƣợc hạ thế đến tất cả các điểm Di tích trong khu Di tích- Thắng cảnh Yên Tử. Ngoài ra, để dự phòng sự cố mất điện, mỗi tuyến cáp treo đều có trang bị máy phát điện.

- Nước sinh hoạt

Nguồn nƣớc sinh hoạt cho khu vực trung tâm khu Di tích Yên Tử và các điểm dịch vụ đều đƣợc lấy từ núi Yên Tử với hệ thống tự chảy và bể chứa nƣớc. Hiện nay xí nghiệp nƣớc Uông Bí đang triển khai dự án cấp nƣớc sạch cho các hộ dân khu vực này.

- Về y tế, giáo dục và văn hóa * Y tế

Các xã, phƣờng đều có trạm y tế đạt chuẩn, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu duy trì tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Các Chƣơng trình y tế: tiêm chủng, phòng chống sốt rét, bƣớu cổ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy, trên địa bàn những năm gần đây trong khu vực không có các dịch bệnh xảy ra.

Để đảm bảo an toàn cho du khách trong mùa lễ hội, Công ty CPPT Tùng Lâm hợp đồng với bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (Bệnh viện đa khoa Uông Bí) thành lập trạm sơ cứu thƣờng trực tại khu vực Yên Tử. Ngoài ra

Công ty còn kết hợp với đơn vị bộ đội thông tin đóng trên địa bàn thực hiện phục vụ du khách trong mùa lễ hội.

* Giáo dục

Hiện tại, xã Thƣợng Yên Công có một trƣờng phổ thông trung học cơ sở, với 11 lớp, 332 học sinh; hai trƣờng tiểu học với 18 lớp và 358 học sinh; một trƣờng mầm non với 7 lớp, trong đó có 2 lớp nhà trẻ và 5 lớp mẫu giáo, với tổng 217 cháu. Số học sinh đến trƣờng trong độ tuổi đi học đạt 100%; cở sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học đƣợc trang bị đầy đủ đạt chuẩn quốc gia.

* Thông tin, văn hóa

Hệ thống thông tin liên lạc ở đây rất thuận lợi; hầu hết các hộ gia đình đều có ti vi, radiô, điện thoại…

Hàng năm các địa phƣơng thƣờng tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, phối hợp tổ chức các cuộc thi “Hè vui khỏe”, “ Tìm hiểu luật giao thông đƣờng bộ” và “Hội thi kết lồng đèn kết ƣớc mơ”. Qua các hội thi thu hút đƣợc 2.000 ngƣời tham gia.

BQL cùng với địa phƣơng đã phối hợp làm tốt công tác quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trên địa bàn cùng phối hợp tổ chức lễ hội Yên Tử năm 2009, 2010; trên địa bàn xã không có tệ nạn xã hội xảy ra.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển giai đoạn 2013 - 2016 RQG Yên tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030 rừng quốc gia yên tử, tỉnh quảng ninh​ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)