Xuất một số định hƣớng cơ bản phát triển RQG yên tử tới năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030 rừng quốc gia yên tử, tỉnh quảng ninh​ (Trang 62)

2030

Căn cứ kết quả sẽ thực hiện kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 khi kết thúc sẽ hoàn thành thực hiện quy hoạch giai đoạn 2013 - 2020, để tiếp tục hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình, những định hƣớng phát triển chính của RQG Yên tử giai đoạn 2021 - 2030 nhƣ sau:

4.3.1. Định hướng bảo tồn và phát triển rừng

- Bảo tồn nguyên trạng những hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có đặc biệt là những ƣu hợp Sú thuần loài, Trúc Yên tử, Mai Yên Tử.

- Chuyển đổi những diện tích rừng trồng cây nguyên liệu mọc nhanh, không có giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan thấp sang rừng trồng cây bản địa.

- Giảm thiểu tác động vào các hệ sinh thái, tôn trọng diễn thế tự nhiên, đặc biệt là trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

- Phục hồi nhanh chóng diện tích đất trống chƣa có rừng bằng trồng cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ hành chính.

- Xã hội hóa công tác bảo tồn và phát triển rừng, huy động nguồn lực từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc, tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân sinh sống ven rừng.

4.3.2. Định hướng xây dựng hạ tầng và mua sắm trang thiết bị

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững rừng trong giai đoạn tới:

- Hệ thống nhà làm việc, trạm bảo vệ, chòi canh lửa,... - Hệ thống đƣờng giao thông kết hợp với du lịch sinh thái.

- Các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học, lƣu giữ bảo tồn nguồn gen, tham quan du lịch và giáo dục môi trƣờng: Vƣờn thực vật, Nhà bảo tàng động, thực vật, Vƣờn phong lan, Sa bàn...

- Các công trình hạ tầng lâm sinh, phòng cháy chữa cháy: Đƣờng ranh cản lửa, bể nƣớc, đập, vƣờn ƣơm...

Mua sắm, nâng cấp trang thiết bị nhằm tăng cƣờng năng lực tuần tra, quản lý bảo vệ rừng và di tích, phòng cháy chữa cháy rừng.

4.3.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho người dân sống trong vùng đệm Rừng quốc gia Yên Tử

- Phát triển KTXH cho ngƣời dân nhằm ổn định cuộc sống, giảm tải áp lực dân số, kinh tế vào tài nguyên rừng. Hƣớng ngƣời dân sang các hoạt động sản xuất khác, ít ảnh hƣởng đến các khu rừng đặc dụng. Đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế vào bảo tồn.

- Đầu tƣ theo chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc tại Quyết định 24/2012/QĐ - TTg của Thủ tƣớng chính phủ. Chủ yếu là nâng cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội.

- Chia sẻ lợi ích, hài hòa giữa Ban quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng, thu hút ngƣời dân tham gia phát triển du lịch dịch vụ.

4.3.4. Định hướng phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh

- Tận dung lợi thế du lịch tâm linh, Yên Tử là một trong những trung tâm phật giáo.

- Phát triển du lịch không gây ảnh hƣởng xấu đến các di tích lịch sử và tài nguyên rừng đặc dụng.

- Phát triển du lịch nhằm tạo nguồn lực tái đầu tƣ cho bảo tồn và phát triển rừng và di tích.

- Phát triển du lịch nhằm nâng cao đời sống và đem lại lợi ích cho ngƣời dân. - Liên kết trong phát triển du lịch theo quy hoạch chung của vùng và tỉnh. - Yên Tử có tiềm năng lợi thế rất lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh. Điểm đến Yên Tử mang đặc trƣng của Phật giáo Việt Nam đang đƣợc quy hoạch đầu tƣ để liên kết với các di tích khác trong vùng. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Yên Tử nằm trong tuyến du lịch tâm linh chủ đạo: Chùa Hƣơng - Tam Chúc - Bái Đính - Đền Trần, Phủ Giầy (Nam Định) - Đền Trần, Chùa Keo (Thái Bình) - Yên Tử.

4.3.5. Định hướng về bảo vệ môi trường

Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trƣờng phù hợp với điều kiện thực tế của Rừng quốc gia Yên tử. Các chỉ tiêu đánh giá đƣợc chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của tỉnh.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài "Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 - 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 và định hƣớng phát triển tới năm 2030 Rừng quốc gia Yên tử, tỉnh Quảng ninh" đã đạt đƣợc những mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế.

- Về kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 - 2016:

+ Dự án bảo vệ và phát triển RQG Yên Tử : đã bảo vệ 6.794,1 lƣợt ha, gồm 6.039,8 lƣợt ha rừng tự nhiên và 754,3 lƣợt ha rừng trồng đạt 30% kế hoạch.

+ Dự án xây dựng trạm bảo vệ rừng và chòi canh bảo vệ rừng: đã xây mới đƣợc 3 trạm bảo vệ rừng. Chòi canh bảo vệ rừng chƣa thực hiện.

+ Dự án xây dựng, nâng cấp đƣờng giao thông phục vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy và du lịch đạt 50% kế hoạch (Chi tiết xem bảng 3.2).

+ Dự án Cắm mốc ranh giới, xây dựng hàng rào, phân khu chức năng, ranh giới vùng lõi Rừng quốc gia Yên Tử đạt 100% kế hoạch (Chi tiết xem bảng 3.2).

+ Dự án đầu tƣ, mua sắm trang thiết bị đạt 100% kế hoạch (Chi tiết xem bảng 3.2).

+ Dự án đóng biển tên cây trên tuyến du lịch đạt 100% kế hoạch (Chi tiết xem bảng 3.2).

- Về kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020: + Phục hồi hệ sinh thái

+ Nội dung nghiên cứu khoa học

+ Xây dựng vƣờn thực vật, vƣờn phong lan + Xây dựng bảo tàng động, thực vật rừng

+ Xây dựng trƣờng quay phim cổ trang Việt Nam

- Trên cơ sở các căn cứ, định hƣớng phát triển của cả nƣớc, của khu vực và của ngành cùng với các căn cứ khả năng đầu tƣ các nguồn lực. Đề tài đã đề xuất đƣợc 03 giải pháp: (1) Giải pháp tổ chức, (2) Giải pháp về khoa học công nghệ, (3). Giải pháp về đầu tƣ.

- Đề tài cũng đề xuất đƣợc một số định hƣớng cơ bản phát triển tới năm 2030 RQG, tỉnh Quảng ninh:

+ Định hƣớng bảo tồn và phát triển rừng

+ Định hƣớng xây dựng hạ tầng và mua sắm trang thiết bị

+ Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội cho ngƣời dân sống trong vùng đệm Rừng quốc gia Yên Tử

+ Định hƣớng phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh + Định hƣớng về bảo vệ môi trƣờng

2. Tồn tại

Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng song với thời gian, giới hạn, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện.

- Các giải pháp đƣa ra để thực hiện phƣơng án quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu Rừng Quốc gia Yên tử trong đó có một số giải pháp việc áp dụng thực hiện trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, nhất là giải pháp về đầu tƣ hỗ trợ nhân dân trong vùng sản xuất Nông lâm nghiệp khôi phục ngành nghề phát triển dịch vụ du lịch.

- Đề tài mới chỉ đƣa ra đƣợc các giải pháp chung mà chƣa tách ra đƣợc các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện ở các phân khu chức năng khác nhau trong khu Rừng Quốc gia Yên tử.

3. Khuyến nghị

+ Tiến hành sớm việc điều tra, khảo sát xây dựng các dự án liên quan nhƣ: Dự án Đo vẽ lập hồ sơ cấp đất. Dự án đầu tƣ phát triển vùng đệm Rừng quốc gia Yên Tử; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; Dự án mua sắm thiết bị…

+ Cần đầu tƣ cho công tác bảo vệ rừng bằng việc bổ sung lực lƣợng, kiện toàn hệ thống quản lý, hạt Kiểm lâm và các trạm bảo vệ, các tổ tuần tra rừng, đây là biện pháp cần thiết cần giải quyết ngay, vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn, tính chất kinh tế xã hội.

+ Cần tổ chức xây dựng các chƣơng trình bảo tồn tài nguyên thực vật cụ thể cho khu RQG để duy trì sự hoạt động có chuyên môn cao của cán bộ khu RQG Yên Tử

+ Đầu tƣ cho công tác phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên.

+ Hệ thực vật của RQG Yên Tử còn chứa đựng rất nhiều Taxon chƣa đƣợc biết, trong đó chắc chắn sẽ có nhiều ghi nhận mới cho khoa học và tổng số loài thực vật bậc cao ở đây chắc chắn cao hơn con số 986 loài rất nhiều. Nếu đƣợc khảo sát dài hạn hơn, kỹ hơn theo từng dạng sống hay theo từng ngành thực vật.

Thông qua đầu tƣ xây dựng hạ tầng, đầu tƣ cho công tác trồng, bảo vệ phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên, đầu tƣ cho công tác tổ chức quản lý bảo vệ rừng và tổ chức lại sản xuất cho nhân dân ngoài khu RQG Yên Tử là có ý nghĩa cao không chỉ bảo tồn, phát triển tài nguyên mà còn mang ý nghĩa văn hoá, giữ gìn tình cảm, truyền thống và bản sắc dân tộc, giữ cho đất nƣớc trƣờng tồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo dự án (2006), “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực

vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ - CP theo vùng sinh thái”, Hà Nội.

2. Bộ NN&PTNT(2005), Quyết định số 62/2005/QĐ – BNN ngày 12/10/2005

V/v Ban hành qui định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, Hà Nội.

3. Bộ NN&PTNT (2011), Thông tư số 78/2011/TT – BNN ngày 11/11/2011

quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ – CP ngày 24/12/2010 của chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, Hà Nội.

4. Bộ TN&MT (2007), Kế hoạch Hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học.

5. Bộ TN&MT (2008), Báo cáo quốc gia lần thứ 4 về thực hiện Công ước ĐDSH. Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học.

6.Công văn số 655/TCMT – BTĐDSH V/v Hƣớng dẫn lập Quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng

7. Cơ sở khoa học và phƣơng pháp luận xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học Việt nam

8. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (1994), Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ ban hàn “ Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”, Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (1999), Nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16/11/1999 về giao đất , cho thu đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Hà Nội.

10. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai, Hà Nội.

11. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 99/2009/NĐ -

CP ngày 2/10/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà nội.

12. Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Hà nội.

13. Từ Quốc Huy (2012), Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 – 2020, Luận

văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

14.Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh. 15. Quy hoạch nông thôn mới các xã nằm trong khu vực Rừng quốc gia Yên Tử. 16. Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 147/2007/QĐ – TTg ngày

10/9/2007 về Một số chhinhs sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015, Hà Nội.

17. Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ – TTg ngày 05/2/2007 về Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020, Hà Nội.

18. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 24/2012/QĐ – TTg ngày 01/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội.

19. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Thành lập Khu Rừng quốc gia Yên Tử và Dự án đầu tư Khu Rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội.

20. Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2010, của Thủ tướng Chính phủ, Ban hành các nguyên tắc, chỉ ti u và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015, Hà nội.

21. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng

06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020, Hà nội.

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày 18 tháng

02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh,

Hà Nội.

23. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về dạng sinh học đến năm 2020, Hà nội.

24. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Hà nội.

25. UBND (2009), Văn bản số: 5264/UBND-NLN, ngày 31 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh, đề nghị Thủ tướng Chính phủ “ Phê duyệt nâng cấp rừng đặc dụng Yên Tử, thành phố Uông Bí thành Rừng quốc gia Yên Tử”, Quảng Ninh.

26. UBND (2010), Văn bản số: 1345/UBND-NLN, ngày 12 tháng 4 năm 2010

của UBND tỉnh Quảng Ninh gửi UBND thành phố Uông Bí “Về việc chuyển hạng Khu đặc dụng Yên Tử thành phố Uông Bí thành Rừng quốc gia Yên Tử”, Quảng Ninh.

27. UBND (2012), Quyết định số 2437/QĐ-UBND ngày 28 tháng 09 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Rừng quốc gia Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

28. UBND (2013), Quyết định số 3318/QĐ-UBND ngày 5 tháng 12 năm 2013, của UBND tỉnh Quảng Ninh, Ph duyệt đề cương, dự toán lập

Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Rừng quốc gia Y n Tử, giai đoạn 2013 – 2020, Quảng Ninh.

29. UBND (2014), Quyết định số 239/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014, của UBND tỉnh Quảng Ninh Về việc phê duyệt báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh.

30. UBND (2014), Quyết định 1285/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trường quay phim cổ trang Việt Nam tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.

31. UBND (2013), Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 15 tháng 04 năm 2013 của UBND thành phố Uông Bí Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án phát triển hoa Mai vàng Yên Tử và trồng dược liệu tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.

32.UBND (2013), Quyết định số 5780/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030 rừng quốc gia yên tử, tỉnh quảng ninh​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)