Xuất kế hoạch phát triển RQGYên tử giai đoạn 2017 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030 rừng quốc gia yên tử, tỉnh quảng ninh​ (Trang 50 - 59)

4.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển giai đoạn 2013-

4.2.2. xuất kế hoạch phát triển RQGYên tử giai đoạn 2017 2020

4.2.2.1. Phục hồi hệ sinh thái

Bảng 4.5: Khối lƣợng phục hồi rừng giai đoạn 2017 - 2020

Hạng mục Đơn vị Cộng 2017 - 2020 Bình quân năm 1. Khoanh nuôi XTTSTN kết hợp trồng bổ sung Lƣợt ha 231,5 92,6 46,3 2. Trồng rừng thay thế bằng cây bản địa ha 351,3 219.5 43,9 3. Làm giàu rừng ha 66,1 22,0 22,0

a. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhi n kết hợp trồng bổ sung

- Đối tƣợng: Trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh (trạng thái IC).

- Khối lƣợng: Tổng diện tích đƣa vào khoanh nuôi trong quy hoạch là 46,3 ha/năm, tƣơng đƣơng13 8,9 lƣợt ha (3năm). Thời gian khoanh nuôi trong 3 năm, bắt đầu từ 2017.

- Biện pháp kỹ thuật theo quy phạm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (QPN 14-1992: Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng

sản xuất gỗ và tre nứa). Loài cây trồng bổ sung là những cây bản địa, quý hiếm, cây dƣợc liệu. Đơn giá khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung là 3,0 triệu đồng/ha/3 năm.

b. Trồng rừng thay thế bằng cây bản địa

- Đối tượng: Diện tích rừng trồng các loài cây mọc nhanh đã đến tuổi khai thác: Keo, Bạch đàn thuần loài hoặc hỗn loài với Thông. Đây là diện tích trồng rừng theo dự án giai đoạn trƣớc (661...). Mục đích nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nên giá trị đa dạng sinh học thấp, không tạo đƣợc cảnh quan, không phù hợp với mục đích bảo tồn, nhiều diện tích cây đã rỗng ruột, gãy đổ khi có mƣa bão. Trong giai đoạn quy hoạch cần trồng rừng thay thế bằng các loài cây bản địa.

- Diện tích: 351,3 ha gồm 199,4 ha Keo và 151,9 ha rừng hỗn loài. - Biện pháp kỹ thuật:

+ Đối với rừng Keo thuần loại: Mở tán theo băng, rạch hoặc theo đám để trồng cây bản địa, mật độ để lại đảm bảo độ tàn che từ 0,3 - 0,5, không ảnh hƣởng đến độ che phủ rừng. Sau khi cây bản địa khép tán tiến hành loại bỏ dần rừng cũ (Keo), đồng thời tiếp tục trồng bổ sung cây bản địa cho đủ mật độ (>1000 cây/ha).

+ Đối với rừng hỗn loài (Keo, Bạch đàn - Thông): Loại bỏ Keo, Bạch đàn, giữ lại Thông. Trồng bổ sung cây bản địa cho đủ mật độ (>1000 cây/ha). Trung bình mỗi năm 43,9 ha/năm.

c. Làm giàu rừng - Mục đích

Nâng cao chất lƣợng rừng tự nhiên nghèo kiệt nhƣng không chuyển đổi từ rừng tự nhiên thành rừng trồng.

- Đối tượng: Rừng hỗn giao chƣa có trữ lƣợng hoặc trữ lƣợng thấp

(rừng gỗ nghèo, phục hồi hỗn giao với giang, vầu, trúc...) - Tổng diện tích: 66,1 ha, bao gồm:

+ Rừng IIIA1+Gi: 22,1 ha. + Rừng II + Trúc: 36,7 ha. + Rừng IIIA1+ V: 7,3 ha.

- Biện pháp

+ Thiết kế làm giàu rừng đến từng lô.

+ Điều chỉnh mật độ cây rừng, chặt bỏ những cây phi mục đích chèn ép cây gỗ, tỉa cành, phát luỗng dây leo, cây bụi...

+ Trồng bổ sung làm giầu rừng theo đám, theo rạch.

+ Mật độ trồng bổ sung xác định từ 200-300 cây/ha tùy theo chất lƣợng và mật độ rừng hiện có.

+ Loài cây trồng bổ sung: Hồng tùng, Mai vàng, Táu mật, Lim xanh, Dẻ ăn quả, Trám ăn quả... và các loài dƣợc liệu.

4.2.2. 2 . Nội dung nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu, đánh giá (chi tiết) đặc điểm khu hệ động, thực vật RQG Yên Tử và vùng phụ cận.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và thực trạng của các loài Tùng cổ, các cây Đại cổ, trên cơ sở đó lập phƣơng án bảo vệ, chăm sóc chúng.

- Nghiên cứu tình hình diễn thế, tái sinh phục hồi tự nhiên của các ƣu hợp rừng các loài thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu của Yên Tử, đặc biệt là các loài Tùng, Mai, Trúc và các loài cây dƣợc liệu… đề xuất các giải pháp bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và phát triển chúng.

- Nghiên cứu theo dõi hoạt động phân bố của các loài động vật quý hiếm của Yên Tử; đề xuất các giải pháp bảo vệ chúng.

- Nghiên cứu đặc điểm, khí hậu, đất đai, các vật liệu dễ cháy trong rừng và các hoạt động kinh tế xã hội có tác động và nguy cơ đến môi trƣờng, nguyên nhân cháy rừng của Yên tử và những giải pháp phòng chống.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây bản địa, cây ăn quả, cây dƣợc liệu, cây nông nghiệp kết hợp cho hiệu quả kinh tế, cảnh quan môi trƣờng phù hợp với đặc điểm của Yên Tử.

- Nghiên cứu bảo tồn và phát triển bền vững các loài lâm sản ngoài gỗ RQG Yên Tử.

4.2.2.3. Xây dựng vườn thực vật, vườn phong lan a. Nội dung xây dựng vườn thực vật

- Vị trí xây dựng: Khoảnh 8, tiểu khu 32 - Phân khu Hành chính - Dịch vụ. - Diện tích: 6,2 ha.

- Loài cây trồng: Dự kiến trồng từ 2.000 - 2.500 cây của 150 - 200 loài, trung bình mỗi loài trồng từ 10 - 12 cá thể.

+ Các loài cây đại diện cho Yên Tử nhƣ: Lim xanh, Táu mật, Sao Hòn Gai, Sến mật, Vù hƣơng…

+ Các loài cây gắn với DTLSVH của Yên Tử nhƣ: Thông tre, Tùng La hán, Hồng tùng, Trầu tiên, Trúc, Sú, Mai Yên Tử, Đại… cùng một số cây cho hoa đẹp nhƣ: Vàng Anh, Muồng hoa vàng, Thàn mát…

+ Các loài cây quý hiếm, đại diện của tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc và các vùng trong cả nƣớc…

- Dành một phần diện tích để trồng cây lƣu niệm khi các vị lãnh đạo trung ƣơng, lãnh đạo tỉnh đến thăm.

- Các hạng mục xây dựng gồm: Hàng rào sắt, đƣờng nội bộ, hệ thống tƣới tiêu, máy bơm nƣớc, hệ thống chiếu sáng.

b. Xây dựng vườn phong lan

- Mục đích: Sƣu tập các loài phong lan đẹp, đặc biệt là các loài phong lan bản địa của Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc và cả

nƣớc về nuôi trồng và trƣng bày, nhằm làm đẹp cảnh quan và thu hút, hấp dẫn khách du lịch.

- Vị trí: trong khuôn viên trụ sở Ban quản lý. - Diện tích: 1.000m2.

- Nội dung:

+ Xây dựng nhà lƣới trƣng bày các loại phong lan, diện tích 1.000 m2. + Thu thập 800 giò phong lan để trƣng bày.

+ Tạo hệ thống trƣng bày thêm cây cảnh, gốc cây, tảng đá, các loài địa lan, các loài cây cảnh chịu bóng…

- Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ gây, trồng, chăm sóc…

4.2.2.4. Xây dựng bảo tàng động, thực vật rừng

Xây dựng nhà bảo tàng để trƣng bày, sƣu tập các loại tiêu bản mẫu thực vật, động vật, mẫu tiêu bản côn trùng… của RQG Yên Tử và vùng Đông Bắc.

- Vị trí tại khuôn viên trụ sở Ban quản lý RQG.

- Diện tích xây dựng: 400m2 (nhà kiên cố, mái bê tông, dán ngói). - Sƣu tập khoảng 900 mẫu tiêu bản thực vật các loại.

- Sƣu tập 100 mẫu tiêu bản động vật có xƣơng sống và 200 mẫu tiêu bản côn trùng …

- Đầu tƣ các dụng cụ, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ lƣu giữ, trƣng bày trong nhà bảo tàng.

4.2.2.5. Xây dựng trường quay phim cổ trang Việt Nam

- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trƣờng quay phim cổ trang Việt Nam xây dựng trên xã Thƣợng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đƣợc UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2014.

- Vị trí: Nằm trong thung lũng biệt lập cách Trung tâm lễ hội Yên Tử 700 m, tại khoảnh 6, tiểu khu 32, xã Thƣợng Yên Công.

- Diện tích dự kiến: 146.534,0 m2 gồm các hạng mục:

+ Khu xây dựng các khu chức năng: 64.200 m2 (Khu mô phòng hành cung; khu mô phỏng phố thị; khu vƣờn thƣợng uyển và lâm viên; khu mô phỏng làng Việt cổ; khu mô phỏng thủy trại; khu hậu cần phim trƣờng).

+ Đất cây xanh cảnh quan và mặt nƣớc: 46.268 m2.

+ Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: 36.066 m2 (Quảng trƣờng; khu hạ tầng kỹ thuật; bãi đỗ xe; đất giao thông, lƣu không).

- Nguồn vốn: Xã hội hóa do Công ty cổ phần Việt Nam Tinh Hoa đầu tƣ 100%.

4.2.2.6. Nội dung thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng và mua sắm trang thiết bị

Bảng 4.6: Khối lƣợng xây dựng kết cấu hạ tầng và mua sắm trang thiết bị đến năm 2020 TT Hạng mục Đơn vị đến năm 2020 I Khu dịch vụ hành chính 1 Xây dựng trụ sở BQL - Trụ sở BQL m2 1200 - Hàng rào M 1000 - Hệ thống sân, rãnh thoát nƣớc m2 600 - Mua sắm thiết bị + Cho làm việc CT 1 + Cho hội trƣờng , phòng họp CT 1 2 XD sa bàn m2 1

II Xây dựng công trình bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

1 XD đƣờng ranh giới RQG - Đƣờng bê tông rộng 3,5m Km 9,5 - Đƣờng bê tông rộng 2,5m Km 1,5 - Đƣờng cấp phối Km 6,2 - Hàng rào móng đá, sắt Km 9,5 - Hàng rào B40 Km 18,5 2 NC, XD đƣờng BVR, PCCCR - Nâng cấp đƣờng (xe xích)lát đá Km 3,5 - NC, XD thành đƣờng bê tông, nhựa Km 4

3 XD chòi canh Chòi 2

4 Trang thiết bị, phƣơng tiện CCR CT 2

III Đầu tƣ khác

* Phục hồi hệ sinh thủy:

a. Khu dịch vụ hành chính

+ Trong khuôn viên còn có: Trung tâm du khách; Nhà bảo tàng động, thực vật; Vƣờn phong lan.

b. Xây dựng các công trình bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, mua sắm trang thiết bị cho các trạm bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

* Xây dựng đƣờng ranh giới bảo vệ kết hợp với du lịch sinh thái, cắm mốc, bảng ranh giới Rừng quốc gia:

Để thuận lợi cho công tác quản lý, tránh tình trạng xâm lấn đất rừng đặc dụng, tại những khu vực giáp khu dân cƣ, mỏ khai thác than tiến hành làm đƣờng ranh giới, đóng cột mốc, cắm biển và xây dựng hàng rào cọc sắt.. cụ thể nhƣ sau:

- Đƣờng ranh giới phía Tây: chiều dài 10,3 km từ Khe Sú 1, theo hệ thống suối Cây Trâm lên đƣờng ranh giới phía Bắc. Hiện tại Công ty X91 đã đổ bê tông đƣợc 2 km, sẽ làm tiếp 6 km trong thời gian tới. Xây dựng hệ thống hàn rào lƣới B40, cọc sắt dọc đƣờng, tổng chiều dài 10,3 km.

- Đƣờng ranh giới phía Đông: Từ ngã ba suối Bãi Dâu (Miếu Bòng) theo đƣờng ranh giới khu vực Than Thùng lên đỉnh 908 m. Tổng chiều dài 8,2 km nhƣng có 2 km là suối. Tiến hành xây dựng 6,2 km đƣờng cấp phối, mặt đƣờng rộng 2,5 m. Xây dựng hàng rào B40 dọc đƣờng, tổng chiều dài 8,2 km.

- Đƣờng ranh giới phía Bắc: giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang). Do địa hình hiểm trở, không giáp dân cƣ nên chỉ cắm mốc xác định ranh giới, số lƣợng mốc 120 mốc, khoảng cách trung bình giữa các mốc 200 m/mốc.

- Đối với Khu B: Trƣớc mắt xác định ranh giới ngoài thực địa, đóng mốc tại vị trí khó nhận biết, vị trí chuyển hƣớng của đƣờng ranh giới. Tổng số mốc 150 mốc, khoảng cách trung bình giữa các mốc 1000m/mốc.

* Nâng cấp đƣờng bảo vệ rừng, kết hợp du lịch, phòng cháy chữa cháy rừng:

- Nâng cấp 2 tuyến đƣờng xe xích đã có thành đƣờng lát đá, mặt đƣờng rộng 2,5 m vừa phục vụ tuần tra bảo vệ rừng, vừa khai thác du lịch:

+ Đƣờng từ chùa Giải Oan lên Am Hoa, Am Dƣợc: 1.890 m. + Đƣờng từ chùa Giải Oan lên thác Ngự Dội: 1.580 m.

- Nâng cấp đƣờng từ dốc Hạ Kiệu lên trạm bảo vệ số 2, đi về phƣờng Vàng Danh thành đƣờng bê tông, rộng 3,5 m.

* Xây dựng chòi canh, đƣờng ranh cản lửa, phòng cháy chữa cháy và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng:

- Hệ thống chòi canh đƣợc xây dựng trên đỉnh đồi, có tầm quan sát rộng, tầm nhìn xa tối thiểu 5 - 10 km (có thể quan sát trong phạm vi 10.000 - 15.000 ha). Chòi canh có chiều cao tối thiểu 15 mét, đƣợc làm bằng nguyên liệu bền chắc. Dự kiến xây dựng mới 2 chòi tại đỉnh đồi dốc Hạ Kiệu (khu A) và đỉnh cao 311 (khu B). Tiến độ xây dựng 2013 - 2019.

- Đƣờng ranh cản lửa: Đối với những diện tích rừng trồng thuần loài tập trung lớn, vào mùa khô thƣờng có nguy cơ cháy cao, đặc biệt với rừng Thông. Khu A hiện đã xây dựng đƣợc 47 lƣợt km đƣờng ranh cản lửa, cơ bản đảm bảo phòng chống cháy rừng. Riêng khu B hiện tại chƣa có đƣờng ranh cản lửa, trong thời gian tới cần xây dựng mới khoảng 24 lƣợt km hàng năm để phòng chống cháy rừng cho 242,4 ha rừng trồng hiện có. Chiều rộng tối thiểu là 10 m, loại băng trắng hoặc băng xanh, loài cây trồng trên băng cản lửa xanh có thể gồm: Muồng đen, Lát hoa, Dẻ ăn quả..., mật độ 1.000 cây/ha.

- Mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện cho phòng cháy chữa cháy rừng: Máy thổi gió, ống nhòm, cƣa máy, bình cứu hỏa, áo chống nóng...

c. Phục hồi sinh thủy

Do hiện tƣợng khai thác than lộ thiên trƣớc đây trên đầu nguồn suối Hố Đâm làm cho đất đá sạt lở gây bồi lấp, biến dạng lòng suối, ảnh hƣởng đến cảnh quan, thực vật 2 bên bờ, đặc biệt khu vực từ đập tràn khe 7 đến chùa Lân

(4km). Trong thời gian tới cần nạo vét cát sỏi, xây kè, cống tại các điểm xung yếu, khơi thông dòng chảy, trả lại cảnh quan vốn có cho dòng suối.

- Giai đoạn 2016 - 2020 bảo vệ 12.022,7 lƣợt ha, gồm 9.971 lƣợt ha rừng tự nhiên và 2.051,7 lƣợt ha rừng trồng.

- Đánh giá tổng kết giai đoạn quy hoạch, xây dựng quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo (2021-2030).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030 rừng quốc gia yên tử, tỉnh quảng ninh​ (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)