Xuất giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030 rừng quốc gia yên tử, tỉnh quảng ninh​ (Trang 59 - 62)

4.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển giai đoạn 2013-

4.2.3. xuất giải pháp thực hiện

4.2.3.1. Các giải pháp về tổ chức

a.Củng cố bộ máy tổ chức quản lý

Hiện tại số lƣợng cán bộ công nhân viên chức RQG Yên Tử là 65 ngƣời/29 chỉ tiêu biên chế, hợp đồng 68 là 9 ngƣời, hợp đồng thời vụ là 27 ngƣời gồm: có 4 thạc sỹ kinh tế, 30 kỹ sƣ và cử nhân thuộc nhiều lĩnh vực ; 2 cao đẳng, 29 trung cấp (có 20 trung cấp quản lý tài nguyên rừng) và 6 sơ cấp, nhân viên. Trong giai đoạn tới tiếp tục duy trì ổn định số lƣợng cán bộ nhƣ trên, tập trung đào tạo theo chiều sâu, nâng cao trình độ chuyên môn đặc biệt về bảo tồn, quản lý, kinh doanh, dịch vụ du lịch.

Bảng 4.7: Dự kiến số lƣợng cán bộ công nhân viên chức Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử giai đoạn 2017- 2020

TT Đơn vị Tổng 1 Ban lãnh đạo 4 2 Phòng tổ chức hành chính 8 3 Phòng kế hoạch- tài chính 16 4 Phòng quản lý bảo vệ di tích 13 5 Phòng quản lý bảo vệ rừng 14

6 Phòng nghiệp vụ tuyên truyền 9

b. Công tác chỉ đạo

- Công tác chỉ đạo thực hiện phƣơng án quy hoạch cần phải thống nhất đồng bộ giữa các bên liên quan: Thành phố Uông Bí, BQL, UBND các xã.

- BQL Di tích và RQG Yên Tử là chủ đầu tƣ và là đầu mối kết nối các nội dung quy hoạch, các lĩnh vực liên quan đến các cấp lãnh đạo, ban ngành của thành phố, xã, phƣờng.

- Các nội dung quy hoạch bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng và trồng rừng cần có sự tham gia phối hợp chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phƣơng.

- Nội dung tuyên truyền giáo dục cần có sự tham gia hỗ trợ chỉ đạo của các ban ngành liên quan của địa phƣơng nhằm tạo đƣợc mối quan hệ thống nhất, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc cho công tác tuyên truyền giáo dục, quảng bá du lịch và các sản phẩm du lịch.

- Nội dung nghiên cứu khoa học cần có sự tham gia của các tổ chức khoa học kỹ thuật của tỉnh, thành phố, các Viện nghiên cứu nhằm tranh thủ những kinh nghiệm và nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ các khu rừng đặc dụng.

- Các hoạt động liên quan đến đất đai, con ngƣời của từng địa phƣơng phải có chính quyền địa phƣơng tham gia hỗ trợ.

4.2.3.2. Các giải pháp về khoa học công nghệ

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn di tích.

- Điều tra thu thập nguồn gen để đánh giá, mô tả đặc thù, đề xuất kế hoạch bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, khôi phục các nguồn gen bản địa.

- Xây dựng Vƣờn thực vật thành nơi bảo tồn và nghiên cứu phát triển các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu và có giá trị cao đối với vùng núi phía Bắc Việt Nam.

- Áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất giống của các loài cây quý hiếm, các loài cây bản địa phục vụ nhu cầu trồng rừng, phòng ngừa sự xâm lấn của thực vật ngoại lai.

- Nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật phục hồi rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng. - Tổ chức nhân rộng các kết quả bảo tồn các loài có giá trị kinh tế, khoa học. - Ứng dụng chọn lọc và nhân giống cây lâm nghiệp bản địa có phẩm chất tốt và có tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh cao.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản giống, giảm tỷ lệ hƣ hỏng và kéo dài thời gian bảo quản, phòng trừ côn trùng gây hại...

- Sử dụng công nghệ không dây để khắc phục nhƣợc điểm đƣờng xa, đồi núi dốc.

- Sử dụng Internet, tạo lập cổng thông tin điện tử nhằm quảng bá cảnh đẹp, lợi thế đến với du khách trong và ngoài nƣớc; tiếp thị, trao đổi trực tuyến phát triển du lịch, dịch vụ và hợp tác quốc tế.

- Áp dụng công nghệ GIS vào quản lý, dự báo, phòng chống cháy rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

- Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý.

4.2.3.3. Các giải pháp về đầu tư

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung đầu tƣ xây dựng RQG Yên Tử, nguồn vốn đầu tƣ đƣợc huy động từ các nguồn vốn sau:

- Vốn ngân sách nhà nƣớc: đầu tƣ cho các hạng mục về bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn, phục hồi và phát triển các nguồn gen động, thực vật, cảnh quan thiên nhiên… hỗ trợ nhân dân trong vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, khôi phục ngành nghề, phát triển dịch vụ du lịch…

- Vốn huy động của các doanh nghiệp làm du lịch và dịch vụ du lịch: đóng góp, liên doanh, liên kết để xây dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm du khách; trồng rừng cảnh quan…

- Vốn tự có: Rừng quốc gia huy động nguồn vốn tự có từ thu dịch vụ du lịch cho các hoạt động đầu tƣ nhƣ: vƣờn ƣơm, vƣờn phong lan…

Vốn huy động trong khu dân cƣ: Bằng ngày công đóng góp xây dựng đập nƣớc, đƣờng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2013 2016, đề xuất kế hoạch giai đoạn 2017 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030 rừng quốc gia yên tử, tỉnh quảng ninh​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)