BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 1 Các biện pháp phòng chống cháy nổ.

Một phần của tài liệu BPTCTC TBA 110kv e1 14 giám bản duyệt x6 (phần cắt điện) (Trang 48 - 50)

1. Các biện pháp phòng chống cháy nổ.

Biện pháp phòng chống cháy nổ là công tác quan trọng trong quá trình thi công công trình. Các đám cháy, nổ phải đề phòng nguyên nhân xảy ra là:

- Do không thận trọng khi dùng lửa: như sử dụng hàn điện, hàn hơi…

- Sử dụng dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, nhiên liệu không đúng qui cách.

- Cháy do sử dụng điện: như quá tải do sử dụng thiết bị điện, chọn tiết diện dây dẫn, các vị trí dây nối, các chỗ tiếp xúc thường hay phát sinh tia lửa điện.

- Cháy do ma sát, va đập: máy cắt, máy tiện… - Cháy do tĩnh điện.

- Cháy do sét đánh.

- Cháy phát sinh do lưu trữ, bảo quản các chất có khả năng tự cháy không đúng quy định. - Cháy do tàn lửa, đóm lửa.

1.1. Biện pháp kỹ thuật

Áp dụng đúng đắn các tiêu chuẩn về phòng cháy.

Có các nội quy, biển báo nghiêm cấm dùng lửa ở những nơi cấm lửa hoặc gần chất dễ cháy.

Cấm hàn hồ quang, hàn hơi ở khu vực có xăng dầu hay các chất dễ cháy nổ. Cấm sử dụng điện đun nấu không đúng quy định.

Không được tự ý làm khi không có sự cho phép của thợ điện.

Không được để thiết bị máy móc gần đường dây điện, trạm điện. Cần tuân thủ theo chỉ dẫn, biển báo.

Nếu thấy các sự cố với các thiết bị và dụng cụ cần ngắt ngay cầu dao nguồn điện và báo ngay cho kỹ sư điện để xử lý vấn đề xảy ra.

Không được mang các vật dễ cháy nổ vào công trường. Tại vị trí thi công nghiêm cấm đốt lửa bừa bãi, đề phòng cháy.

1.2. Biện pháp hạn chế không cho đám cháy lan rộng:

Các công trình tạm có khả năng gây cháy nổ được bố trí ở cuối hướng gió, ở các vị trí thấp.

Khoảng cách giữa các công trình tạm có khả năng cháy lấy theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, có thể bố trí giữa chúng các công trình tạm khó cháy như bãi vật liệu trơ, bãi cấu kiện bê tông, cốt thép hoặc thép.

Về kết cấu, dùng các vật liệu khó cháy như mái tôn, khung sườn thép, tường bao quanh bằng tôn... để làm các công trình tạm có khả năng cháy thấp.

Bố trí cửa, đường đủ rộng để thoát người ra khỏi khu vực đám cháy.

1.3. Biện pháp tổ chức

Tuyên truyền, giáo dục vận động mọi người nghiêm chỉnh thực hiện các nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy, các pháp lệnh phòng cháy, chữa cháy của Nhà nước.

Có các hình thức khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh.

2. Các biện pháp chữa cháy.

2.1. Hệ thống báo động khi có cháy:

Dùng kẻng hay bất cứ dụng cụ phát ra âm thanh nào đánh liên hồi. Báo cho lực lượng cảnh sát cứu hoả gần nhất biết địa điểm cháy.

2.2. Chuẩn bị các chất chữa cháy:

Chất chữa cháy chủ yếu là nước và cát, thường xuyên kiểm tra theo tính toán cứu hoả. Trong xưởng sản xuất cơ điện có xăng dầu cần trang bị các bình cứu hoả phun bọt hoặc phun khí trơ để chữa cháy.

2.3. Các dụng cụ và phương tiện chữa cháy:

Ở những nơi dễ cháy trên công trường phải trang bị các dụng cụ thô sơ như: thang, câu liêm, xô múc nước, xẻng xúc cát, ống phụt nước, bao tải, các loại bình xịt cầm tay... Các dụng cụ này phải để ở những nơi quy định, có thể sơn màu đỏ để gây sự chú ý và dễ tìm kiếm khi cần đến và không được dùng vào việc khác.

2.4. Tổ chức lực lượng cứu hoả:

Tất cả các thành viên có mặt ở khu vực cháy đều là lực lượng chữa cháy theo pháp lệnh của Nhà nước.

Ngoài việc học tập về an toàn lao động, cần phải phổ biến và hướng dẫn những kỹ thuật chữa cháy cơ bản cho tất cả mọi người.

2.5. Bảo hiểm:

Ngoài bảo hiểm do chủ đầu tư mua, Công ty cổ phần xây lắp điện công nghiệp thực hiện đầy đủ các loại hình bảo hiểm theo hồ sơ mời thầu và tuân theo quy định hiện hành của Nhà nước bao gồm:

Bảo hiểm vật tư, thiết bị, tài sản của Công ty.

Bảo hiểm hàng hoá, vật tư thiết bị trong quá trình vận chuyển từ điểm nhận hàng đến địa điểm xây dựng công trình.

Bảo hiểm thương tật, tử vong đối với con người của Công ty. Phạm vi bảo hiểm bao gồm cả trách nhiệm đối với bên thứ 3.

Một phần của tài liệu BPTCTC TBA 110kv e1 14 giám bản duyệt x6 (phần cắt điện) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w