Quan hệ với các bên hữu quan, đền bù phục vụ thi công

Một phần của tài liệu BPTCTC TBA 110kv e1 14 giám bản duyệt x6 (phần cắt điện) (Trang 38 - 39)

II. QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

6. Quan hệ với các bên hữu quan, đền bù phục vụ thi công

Thường xuyên liên lạc, phối hợp với các đơn vị giám sát, tư vấn, thiết kế... thống nhất xử lý phát sinh kịp thời.

Đảm bảo tốt an ninh trật tự trong suốt quá trình thi công Quan hệ tốt với người dân địa phương.

- Phần đền bù đất vĩnh viễn, đền bù giải phóng mặt bằng công trình do chủ đầu tư (bên A) đảm nhiệm.

- Phần đền bù đất mượn tạm thi công (Không phải đền bù, chỉ làm việc với đơn vị quản lý vận hành để mượn đường tạm trong khuôn viên trạm để phục vụ thi công).

7. Quản lý, kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu công trình:7.1. Quản lý kiểm tra chất lượng công trình: 7.1. Quản lý kiểm tra chất lượng công trình:

Lập sổ nhật ký công trình, sổ ghi nhớ hàng ngày, yêu cầu lập sổ thường xuyên, hàng ngày sau mỗi ca đều có sự thống nhất của cán bộ giám sát bên A cùng với chữ ký xác nhận. Vạch và lập kế hoạch báo cáo ngày, tuần, tháng.

Ban chỉ huy công trường phải có trách nhiệm điều độ, kiểm tra và điều chỉnh tiến độ thi công hàng ngày. Phát hiện những khó khăn, trở ngại và điều chỉnh kịp thời.

Kiên quyết xử lý các sai phạm. Mọi sự thay đổi ở hiện trường đều có sự thống nhất của nhà thiết kế và đại diện chủ đầu tư.

Kiểm tra kỹ lưỡng mọi vật liệu, thiết bị. Có báo cáo giao nhận cụ thể.

Có kế hoạch chi tiết quản lý chất lượng và các thủ tục, các phương pháp lấy mẫu và thí nghiệm, lưu trữ các mẫu vật, kiểm tra và bàn giao, các chứng nhận về vật liệu, thiết bị, thống nhất Chỉ huy công trường để thực hiện.

Lập tiến độ thi công chi tiết (kế hoạch tác nghiệp). Đây là tài liệu cơ bản để trực tiếp chỉ đạo thi công hiện trường, nội dung cụ thể, chi tiết, đi sâu vào từng loại hình công việc trong từng hạng mục cho từng ngày.

Có biện pháp thi công, trình tự thi công, tuân thủ đến từng chi tiết nhỏ của mỗi công đoạn thi công hoặc lắp ráp, các yêu cầu kỹ thuật và các quy phạm ban hành. Thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng, kiểm tra và bàn giao.

Tổ chức và bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân về các chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm và định mức thi công để đào tạo cán bộ thanh tra chất lượng.

Việc kiểm tra chất lượng thi công phải được tiến hành trong suốt quá trình xây lắp do cán bộ của đơn vị đảm nhiệm. Bộ phận thanh tra kỹ thuật có các chân rết là các kỹ sư có kinh nghiệm và thông qua đào tạo đánh giá chất lượng nội bộ. Thanh tra chất lượng nội bộ đề ra biện pháp phòng ngừa việc làm giảm chất lượng thi công; tiến hành kiểm tra chất lượng công tác thi công theo quy phạm; đảm bảo việc thi công theo đúng quy trình và đánh giá chất lượng thông qua kiẻm tra và thí nghiệm. Tổ chức kiểm tra vật liệu và các cấu kiện bán thành phẩm tại Nhà máy, Xí nghiệp cung cấp; đề ra các biện pháp xử lý các sản phẩm kém chất đồng thới theo dõi việc sửa chữa các sản phẩm đó. Tham gia kiểm tra và nghiệm thu, kiểm tra việc bảo quản nguyên vật liệu.

Công việc kiểm tra chất lượng thi công có thể được tiến hành vào bất cứ thời gian nào và yêu cầu phải sửa chữa những hư hỏng để nâng cao chất lượng công trình.

Trong trường hợp quy trình thi công bị vi phạm nghiêm trọng hoặc làm sai so với thiết kế, có ảnh hưởng đến độ bền vững và ổn định của công trình thì thanh tra kỹ thuật có quyền đình chỉ thi công đến khi những sai sót được khắc phục.

Các hoạt động thanh tra kỹ thuật cần được phối hợp với giám sát kỹ thuật của Chủ đầu tư.

Mọi hoạt động kiểm tra chất lượng cho từng công tác đã được trình bày trong phần biện pháp thi công, ở đây chỉ đề cập và nhấn mạnh một số vấn đề:

Một phần của tài liệu BPTCTC TBA 110kv e1 14 giám bản duyệt x6 (phần cắt điện) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w