Bảo đảm giao thông trên đường bộ đang khai thác
Bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ đang khai thác theo các thông tư 13/2020/TT-BGTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT- BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Thi công trong phạm vi đất dành cho đường bộ:
- Không để vật liệu, phương tiện thi công che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường bộ đang khai thác;
- Không để khói, bụi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đến đường bộ đang khai thác;
- Khi thi công lắp đặt các thiết bị có kích thước lớn phải có biện pháp bảo đảm an toàn; không được đê rơi, đổ vào đường bộ đang khai thác;
- Không ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình đường bộ hiện có. - Không san, đổ, ủi đất trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà không phục vụ việc thi công công trình hợp pháp.
Hệ thống báo hiệu đường bộ:
- Đầu mỗi đoạn thi công có cắm biển báo, báo hiệu đường hẹp, hạn chế tốc độ, biển báo công trường đang thi công....
- Hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông phải được hoàn thành trước khi thi công công trình chính theo đúng quy định của Điêu lệ báo hiệu đường bộ hiện hành.
- Trong suốt quá trình thi công nhất thiết phải có người cảnh giới, hướng dẫn giao thông; khi ngừng thi công phải có báo hiệu an toàn quy định như; Biển chỉ dẫn, cờ và đèn đỏ vào ban đêm. Người cảnh giới hướng dẫn giao thông phải đeo bằng đỏ bên cánh tay trái, được trang bị cờ, còi và đèn vào ban đêm.
- Biển hiệu, phù hiệu, trang phục khi thi công:
- Trên đoạn tuyến Nhà thầu thi công phải bố trí biển hiệu ở hai đầu đoạn đường thi công ghi rõ tên của cơ quan quản lý dự án hoặc chủ quản; tên đơn vị thi công, lý trình thi công, địa chỉ Văn phòng công trường, số điện thoại liên hệ và tên của người chỉ huy trưởng công trường; người chỉ huy nhất thiết phải có phù hiệu riêng để nhận biết, người làm việc trên đường phải ăn mạc trang phục bảo hộ lao động theo quy định.
Phương tiện thi công
- Các xe máy thi công trên đường phải có đầy đủ thiết bị an toàn, màu sơn và đăng ký biển số theo quy định của pháp luật.
- Ngoài giờ thi công, xe máy thi công phải được tập kết vào bãi. Trường hợp không có bãi tập kết thì phải đưa sát vào lề đường, tại những nơi dễ phát hiện và có báo hiệu rõ cho người tham gia giao thông trên đường nhận biết.
- Xe máy thi công hư hỏng phải tìm mọi cách đưa sát vào lề đường và phải có báo hiệu theo quy định.
- Đối với những vị trí nhỏ không thi công được bằng máy thi công và những vị trí ngã ba ngã tư. Nhà thầu tiến hành cắm cọc tiêu hoặc hàng rào mềm hai bên ngăn cách một phần xe qua lại không ảnh hưởng tới quá trình thi công. Hai đầu đoạn thi công Nhà thầu bố trí rào chắn và có các biển chỉ dẫn, biển hạn chế tốc độ, biển báo hiệu cho các phương tiện qua lại được biết và giảm tốc độ khi qua lại những vị trí thi công và có người hướng dẫn đảm bảo giao thông qua khu vực thi công.
- Khi thi công trên đường phải có phương án và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm của từng đoạn đường, từng vị trí để không gây ùn tắc giao thông và bảo đảm hành lang an toàn cho người đi bộ.
Vật liệu thi công:
- Nghiêm cấm để các vật liệu tràn lan gây cản trở giao thông hoặc chảy ra mặt đường gây trơn trượt mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường hoặc đốt nhựa đường trên đường ở những nơi đông dân cư.
- Trước đợt mưa lũ phải thi công dứt điểm, thu gọn hết vật liệu thừa trên đường và phải có phương án đảm bảo giao thông trong trường hợp do có mưa lũ gây ra trong phạm vi mặt bằng thi công.
- Vật liệu thi công chỉ được đưa ra đường đủ dùng từ 2 đến 3 đoạn thi công và chiều dài để vật liệu không kéo dài quá 300m. Phải để vật liệu ở một bên lề đường, không được để song song cả hai bên làm thu hẹp nền, mặt đường. Không để các loại vật liệu tran lan gây cản trở giao thông hoặc chảy ra mặt đường gây trơn trượt mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.
- Sau khi hoàn thành việc thi công cột đoạn dài trong tổ chức, cá nhân thi công phải thu dọn toàn bộ các chướng ngại vật, hoàn trả lại mặt đường để giao thông được thông suốt, an toàn. Trước khi bàn giao công trình phải dọn toàn bộ vật liệu thừa, di chuyển máy móc, thiết bị, thanh thải các chướng ngại vật và sửa chữa các hư hỏng của công trình đường bộ do thi công gây ra.
Các trang bị cho đảm bảo ATGT biển báo, rào chắn, cọc tiêu phản quang
- Để đảm bảo an toàn giao thông các cọc tiêu phản quang và biển báo, biển chỉ dẫn, rảo chắn được bố trí ở tất cả các vị trí cần thiết dọc theo tuyến đường thi công.
- Lực lượng của Nhà thầu được giao phụ trách công tác đảm bảo thông phải kiểm tra thường xuyên để phát hiện và sửa chữa kịp thời các vị trí mà đường và các công trình tạm bị hỏng, đảm bảo giao thông được liện tục, không bị ách tắc trên tuyến.
- Trong trường hợp bị ùn tắc giao thông do bất cứ lý do nào, nhà thầu cũng sẽ tìm mọi giải pháp để giải phóng nhanh và an toàn cho thiết bị, xe cộ qua lại trên đoạn tuyến mà nhà thầu đảm nhiệm
- Khi xảy ra thiên tai bão lũ hay sự cố làm thiệt hại tài sản nhà nước, tài sản của nhân dân hoặc của các đơn vị bạn, nhà thầu sẽ phối hợp với kỹ sư tư vấn và chủ đầu tư để có thể khắc phục hậu quả một cách nhanh chóng nhất
- Trong quá trình thi công nhà thầu tiến hành phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ để đảm bảo tốt về công tác an toàn giao thông được thông suốt.
Thu dọn mặt bằng, hiện trường và tiếp nhận bàn giao
- Sau khi hoàn thành việc thi công một đoạn tuyến dài không quá 1km nhà thầu sẽ thu dọn toàn bộ các chướng ngại vật, hoàn trả lại mặt đường để giao thông được thông suôt, an toàn.
- Trước khi nghiệm thu, bàn giao công trình, nhà thầu thu dọn, di chuyển máy móc, thiêt bị, vật liệu; thanh thải các chướng ngại vật và sửa chữa các hư hỏng (nếu có) của công trình đường bộ do thi công gây ra.
- Sau khi hoàn thành các công việc việc trên nhà thầu báo cáo chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định; bàn giao lại hiện trường, mặt bằng thi công cho đơn vị quản lý đường bộ; việc bàn giao phải được lập thành biên bản.
- Đơn vị quản lý đường bộ phải kiểm tra thực tế hiện trường, nếu phát hiện thây hiện trường chưa được thu dọn, công trình đường bộ bị hư hỏng do việc thi công gây ra mà không được sửa chữa, trả lại nguyên trạng có quyên từ chối nhận bàn giao hoặc yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Đối với công trình thi công trên đường bộ đang khai thác, nhà thầu thi công có sẽ trách nhiệm tiếp tục bảo đảm giao thông, an toàn giao thông đến khi công trình được nghiệm thu, bàn giao cho đơn vị quản lý tuyên đường.
5.1. Biện pháp thi công phần giao thông
1. Thi công móng và làm tiếp địa cột bê tông li tâm
* Đào đất móng cột bê tông li tâm
- Nhà thầu tiến hành đào hố móng cột bê tông li tâm. Thi công xong kết cấu này thì triển khai kết cấu tiếp theo.
- Thi công đào hố móng bằng máy kết hợp với đào thủ công sau đó sửa thủ công.
- Hình dạng và kích thước của hố móng đào theo kích thước thiết kế. Việc đào đất tuân theo "Quy phạm công tác đất", đảm bảo ổn định các mái dốc.
móng và kiểm tra lại cốt đáy móng và kích thước hố rồi mới tiến hành đúc bê tông lót và ghép cốp pha.
- Cốp pha được chế tạo bằng thép, được đóng thành tấm có nẹp đỡ chống biến dạng khi đổ bê tông, được sử lý kín khít để chống chảy mất nước xi măng. Trước khi đổ bê tông, thành cốp pha được tưới nước ướt. Cốp pha tháo ra dùng cho các lần tiếp theo được làm sạch bề mặt và bôi dầu chống dính. Thiết kế, tính toán ván khuân thực hiện theo TCVN 4453-1995
- Trước khi đặt buộc cốt thép, Nhà thầu sẽ mời Tư vấn giám sát nghiệm thu chuyển bước thi công.
* Đổ bê tông lót móng cột
- Sau khi được giám sát kỹ thuật A nghiệm thu hố đào và cho phép chuyển bước thi công.
- Nhà thầu tiến hành đổ bê tông lót theo đúng kích thước thiết kế yêu cầu. Tiến hành trộn bê tông theo đúng Mác bê tông lót bằng máy trộn bê tông 250l/h. Bê tông được chuyển từ máy trộn xuống móng bằng máng tôn để dốc 30o, dùng máy đầm bàn để đầm bê tông lót.
- Sau khi hoàn thành đúc bê tông lót, chúng tôi mời giám sát nghiệm thu và được sự đống ý cho phép của giám sát chúng tôi chuyển bước thi công sang đặt buộc cốt thép, cốt pha, bulông móng.
* Lắp dựng cốp pha và Đổ bê tông móng cột
- Dùng cốp pha tôn thép để lắp đặt, cốt pha được đặt cách cốt thép 50mm bằng miếng kê bê tông. Cốt pha được néo, chống phẳng chắc chắn để trong quá trình đổ bê tông cốt pha không bị biến dạng (phùng).
- Sau khi lắp đặt cốp pha móng, mời giám sát để nghiệm thu và được sự đồng ý cho phép của giám sát nhà thầu tiến hành đổ bê tông đế.
- Cốt liệu xi măng, cát, đá, nước, phụ gia (nếu có) được tính theo cấp phối M150 đá (2x4)cm cho một cối trộn. Dùng hộc thép để đong cát, đá; dùng thúng tôn để đong nước.
- Dùng máy trộn bê tông 250l/h để trộn bê tông, khi bê tông đã đạt độ nhuyễn đồng đều về màu sắc, thời gian trong 2 phút. Bê tông được đổ vào máng dẫn dốc 300 xuống đế. Dùng máy đầm dùi có đầu dùi để đầm, chiều dày bê tông 20cm ta tiến hành đầm, khoảng cách của đầm dùi đầm kế tiếp là 20cm. Thời gian đầm khi bề mặt của bê tông không còn lộ đá và bọt nước là đạt.
- Cứ tiến hành đổ và đầm bê tông như trên cho đến khi bê tông móng đủ kích thước của thiết kế.
* Thi công tiếp địa móng, lấp móng
nhà thầu tiến hành định vị rãnh tiếp địa và đào, rải dây tiếp địa, chôn cọc tiếp địa, rãnh rải dây tiếp địa được đào và lấp bằng cơ giới, kết hợp với thủ công. Dây tiếp địa được chôn ở độ sâu theo thiết kế. Các điểm giao chéo của dây tiếp địa được nối với nhau bằng hàn điện theo thiết kế. Sau khi hoàn thành hệ thống tiếp địa nhà thầu kiểm tra liền mạch của các tia tiếp địa với nhau. Trước khi lấp đất tiếp địa nhà thầu mời cán bộ TVGS nghiệm thu công tác lắp đặt tiếp địa.
- Bê tông sau khi đúc đủ thời gian quy định cho tháo dỡ cốp pha, mời cán bộ TVGS nghiệm thu, chỉ khi được sự đồng ý của chủ đầu tư thì nhà thầu mới cho lấp móng.
- Sau khi thi công xong phần lấp đất móng và rãnh tiếp địa, nhà thầu cho vận chuyển toàn bộ đất thừa ra khỏi mặt bằng để lấy chỗ cho lắp cột, xà.
- Lấp đất móng, tiếp địa: Dùng máy kết hợp với thủ công.
- Lấp từng lớp đất dày 20cm tưới nước và đầm kỹ bằng máy đầm cóc.
2. Tháo hạ, thu hồi cáp vặn xoắn; tháo hạ di chuyển hòm công tơ, tủ bù; tháo hạ thu hồi cột LT10.
- Căn cứ và hồ sơ bản vẽ thiết kế được phê duyệt, xác định các vật tư thiết bị thu hồi và vật tư thiết bị được tận dụng lại. Tiến hành tháo dỡ đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, giao thông, …trong khu vực.
- Xin lịch cắt điện của công ty điện lực quản lý khu vực để thu hồi vật tư thiết bị điện trong hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Vận chuyển, để riêng những vật tư thu hồi thanh lý riêng và vật tư sử dụng lại riêng. Bảo quản trong kho cẩn thận đến khi được lấy ra tận dụng lắp đặt lại (cáp, hòm công tơ, tủ bù, …) theo quy định hiện hành.
3. Lắp dựng cột điện, xà, sứ, phụ kiện, hòm công tơ, kéo rải dây, thí nghiệm. - Nhà thầu sẽ lắp dựng cột, xà bằng cần trục.
- Dùng cần cẩu có tầm với 10m để nâng cột theo chiều thẳng đứng. Đỉnh cột được buộc hai dây thừng nylon để điều chỉnh ngọn cột luôn thẳng đứng.
- Dùng cần cẩu có tầm với 10m để nâng xà lên, đầu xà được buộc 2 dây thừng nylon để điều chỉnh xà vào gối đỡ được dễ dàng.
- Sau khi lắp cột và xà nhà thầu sẽ dùng máy ngắm kiểm tra lại độ thẳng đứmg của cột và độ thăng bằng của xà, điều chỉnh cho dãy xà thẳng hàng với nhau và siết chặt toàn bộ bu lông bằng cờ lê lực.
- Để xà không bị võng do tự trọng, khi lắp dưới đất, nhà thầu lắp sao cho phía giữa hơi vồng lên từ (23)cm, khi cẩu lên gối, xà sẽ thẳng.
- Yêu cầu an toàn khi dựng cột:
+ Phương án này được thống nhất giữa Ban chỉ huy đội, kỹ thuật, tổ trưởng và được phổ biến đến từng người công nhân.
+ Các dụng cụ khi dựng cột trước khi đem ra sử được kiểm tra, bảo dưỡng lại. Chúng tôi có dự trù thêm các dụng cụ thay thế khi cần thiết.
+ Công nhân tham gia dựng cột được đào tạo chính quy, có đánh giá tay nghề qua cấp bậc thợ, đủ sức khoẻ và các điều kiện khác để được thi công trên công trường. Công nhân đã được học tập, sát hạch về an toàn và được cấp chứng chỉ về an toàn lao động.
+ Chấp hành kỷ luật tốt, không uống rượu bia và các chất kích thích khi làm việc, luôn mang bảo hộ an toàn khi làm việc, không ném các vật rắn từ trên cao xuống.
+ Người công nhân trèo cao đủ chứng chỉ về sức khoẻ và chấp hành các nguyên tắc an toàn khi thao tác lắp dựng trên cao.
+ Không làm việc khi điều kiện thời tiết xấu như mưa làm ướt cột, sương mù, trời tối, dông bão hoặc có biểu hiện của dông bão, sấm chớp.
- Kéo rải dây, lắp đặt hòm công cơ, tủ bù và phụ kiện:
+ Trước khi triển khai treo dây nhôm lõi thép và phụ kiện, chúng tôi xiết kiểm