Thi công lấp đất hố móng, rãnh cáp, rãnh tiếp địa và hoàn trả mặt bằng:

Một phần của tài liệu MÉu hå s mêi thçu mua s¾m hµng hãa (Trang 67 - 68)

- Biện pháp kiểm tra thủ công sau thi công

5. Thi công lấp đất hố móng, rãnh cáp, rãnh tiếp địa và hoàn trả mặt bằng:

kéo rải cùng dây đồng trần M10 trong ống nhựa xoắn. Trong quá trình rải cáp, cuộn cáp được để trên giá quay ra cáp, để tránh chày xước vỏ cáp. Sau khi kéo hết khoảng cáp giữa hai cột liền kề thì tiến hành đo và cắt cáp tại các vị trí cửa cột. Do cáp cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng là cáp ngầm nên tuyệt đối yêu cầu Nhà thầu không được nối cáp trong phạm vi khoảng cách 2 cột. Các đoạn cáp thừa phải bỏ đi hoặc dùng đối với các khoảng cột ngắn.

+ Tại mỗi vị trí cột đèn cáp được để thừa thêm luồn vào tới cửa cột.

+ Do hạng mục rải cáp tiến hành sau hạng mục đổ hố móng nên Nhà thầu có điều kiện đo đạc chính xác từng khoảng cột. Cáp cho từng khoảng cột sẽ được cắt bằng chiều dài khoảng cột + chiều dài cáp lên cột. Sau đó cáp được luồn vào trong thân cột khi tiến hành lắp dựng cột.

4. Công tác thi công tiếp địa:

+ Đào rãnh tiếp địa đảm bảo độ sâu theo thiết kế.

+ Dây tiếp địa trước khi rải phải được nắn thẳng. Cọc tiếp địa được đóng trực tiếp xuống rãnh sau khi đã đạt độ sâu, dùng máy hàn hàn dây tiếp địa vào đầu cọc.

+ Lấp đất rãnh tiếp địa: đất lấp rãnh dây tiếp địa không được lẫn đá, sỏi, tạp chất. Được tiến hành lấp từng lớp dày từ 15-20 cm, tuới nước và đầm kỹ.

+ Trị số điện trở tiếp địa đạt yêu cầu so với thiết kế, khi đo các vị trí không đảm bảo trị số điện trở theo yêu cầu, nhà thầu sẽ báo cơ quan thiết kế, chủ đầu tư biết để tiến hành bổ sung tiếp địa đến khi đạt chỉ số điện trở cho phép.

5. Thi công lấp đất hố móng, rãnh cáp, rãnh tiếp địa và hoàn trả mặt bằng: bằng:

Để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và an toàn giao thông, hình thức thi công phần ngầm là thi công cuốn chiếu, thi công đến đâu hoàn trả mặt bằng đến đó. Các quy trình hoàn trả được thực hiện như sau:

Lấp đất móng cột và đắp móng:

Móng cột sau khi được nghiệm thu kỹ thuật A-B, nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật thì được phép lấp móng. Khi lấp móng tuân thủ theo yêu cầu sau:

+ Đất để lấp móng phải không được lẫn rác, rễ cây, không dùng đất mùn, đất màu để lấp. Tốt nhất là dùng đất có trộn lẫn 15-20% sỏi, dăm. Trước khi lấp cần tưới nước làm ẩm đất.

+ Lấp đất thành từng lớp dày 20 cm tưới nước và dùng đầm sắt đầm kỹ, hệ số đầm nén đạt K=0,95 trở lên. Tuyệt đối không được đổ thành lớp dày, hoặc không đầm.

+ Trước khi dựng cột chỉ được đắp đến chiều cao cách mặt bê tông 5-10cm; phần còn lại được đắp sau khi dựng cột.

+ Các móng sau khi đã dựng cột và được nghiệm thu A-B ta tiến hành lấp phần đất móng còn lại và đắp đất móng cột.

+ Kích thước phần đắp đất theo bản vẽ thiết kế đắp đất móng cột; các yêu cầu về đất và quy trình đắp như ở phần lấp đất.

Đắp đất rãnh cáp, rãnh tiếp địa:

+ Yêu cầu về đất đắp và quy trình thực hiện đắp rãnh cáp, rãnh tiếp địa như đắp móng cột.

+ Các rãnh cáp, tiếp địa sau khi đắp đất đến mặt đất ban đầu và đầm chặt, ta tiến hành tưới đẫm nước để giữ ẩm cho đất;

Hoàn trả bề mặt đường, hè:

Do điều kiện thi công trên tuyến đường có các phương tiện giao thông qua lại, nên việc hoàn trả mặt bằng hiện trạng của công trình được Đơn vị thi công theo đúng quy trình thi công hè, đường và được tiến hành ngay sau khi các bên nghiệm thu phần ngầm để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và an toàn giao thông.

Một phần của tài liệu MÉu hå s mêi thçu mua s¾m hµng hãa (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w