hoàn thành công tác đào móng kè, Chủ đầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu để chuyển bước thi công đóng cọc tre gia cố móng kè theo hồ sơ thiết kế.
- Lúc này đã có diện tích thi công, dùng gầu máy đào để ép cọc tre kết hợp dùng vồ đóng thủ công. Thi công đóng cọc tre tuần tự từ giữa ra.Nếu là dải cọc hoặc hàng cọc thì đóng theo hàng tuần tự.
- Cọc phải được dựng thẳng trước khi đóng, trong quá trình đóng cọc tre phải luôn dữ thẳng cọc và đóng theo hướng thẳng đứng. Không được để cho cọc đi xuống theo hướng nghiêng.
- Đối với đầu cọc: Đầu cọc cần được lót bằng tấm đệm để tránh bị vỡ đầu cọc trong quá trình đóng.
- Trong quá trình đóng cọc tre. chỉ đóng một cọc một, không được đóng nhiều cọc một lúc để tránh trường hợp các cọc được hạ bị nghiêng.
- Đóng cọc phải đạt được độ chối tối đa. Để đạt được yêu cầu này cần chú ý đến công tác đóng thử cọc.
- Nếu đóng cọc xong, đầu cọc bị vỡ thì cần cắt bỏ phần đầu cọc đó đi. Hoặc đầu cọc trên mực nước ngầm thì cần phải cắt bỏ phần đầu cọc trên mực nước để đảm bảo cọc không bị mối mọt khi sử dụng.
- Các cọc phải được phân bố đều trên diện tích móng 30cọc/m2 đối với móng tường kè và 20cọc/m2 đối với chân khay.
- Vát nhọn cọc thì chỉ vát đầu trên chiều dài 10 - 15 cm, nếu vát nhiều hơn cọc sẽ mất chiều dài thiết kế, dẫn đến không đảm bảo được sức chịu tải của nền móng.
- Đóng cọc theo thứ tự từ ngoài vào trong, đi theo đường xoáy chôn ốc. *Lớp đá dăm đệm
- Loại vật liệu để lót móng đã chỉ ra trong hồ sơ thiết kế thi công và phải có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát có thể yêu cầu Nhà thầu thay đổi lớp lót móng theo loại đất gặp ở đáy móng.
- Hình dáng, kích thước và yêu cầu thi công lớp lót móng các loại phải phù hợp, hợp lý với hồ sơ thiết kế.
- Bề mặt mà lớp đá dăm đệm rải lên trên đó phải đảm bảo thoát nước tốt, đảm bảo độ vững chắc, độ dày đồng đều để lực tác dụng truyền xuống được dàn đều ở mọi diện tích tiếp xúc, độ bằng phẳng để dễ thi công.
- Trình tự thi công và yêu cầu chất lượng đá phải đảm bảo đúng như chỉ dẫn kỹ thuật.
*Thi công xây đá:
Đá xây phải đảm bảo đúng kích thước, cao trình và phải đạt chất lượng kỹ mỹ thuật.
+ Sử dụng công nhân có tay nghề cao để thực hiện công tác xây đá và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kỹ thuật xây đá trong công trình. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Các viên đá xây có kích thước và trọng lượng lớn phải được bố trí ở các lớp dưới cùng của kết cấu đá xây.
- Các viên đá xây trong cùng một lớp phải có chiều dày tương đương nhau. - Các viên đá xây ở mặt ngoài phải có kích thước tương đối lớn và bằng phẳng. - Mạch vữa giữa các viên đá xây phải đầy vữa, chặt và kín nước đồng thời không có hiện tượng trùng mạch ở mặt ngoài, mặt trong và mạch đứng của khối xây.
+ Khi thi công các kết cấu xây tường đá cao, dày và dài phải chú ý bảo đảm tiến độ thi công, biện pháp xử lý khe thi công hợp lý. Chiều cao của mỗi đoạn tường và chênh lệch về chiều cao giữa hai đoạn tường kế tiếp nhau phải khống chế để đảm bảo khả năng chịu lực của đoạn tường mới xây cũng như việc lún đồng đều của nền móng công trình. Tường chỉ được xây cao 11,2m sau đó dừng lại 24h mới được xây tiếp cao lên.
+ Khi xây phải đặt nằm hòn đá, mạch xây phải no vữa đều, dày nhất là 3cm, đồng thời không được xây hòn đá trực tiếp tì lên nhau. Nghiêm cấm đặt đá trước đổ vữa sau, không được dùng đá dăm để kê đá hộc ở mạch ngoài.
+ Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như trong đá xây. Mạch đứng của lớp đá trên phải so le với mạch đứng của lớp đá dưới ít nhất 8cm.
+ Trong mỗi lớp đá xây 2 hàng đá ở mặt ngoài tường trước. Sau mới xây các hàng đá ở giữa, các hòn đá xây ở mặt ngoài tường phải có kích thước tương đối lớn và phải phẳng.
+ Khi tạm ngừng thi công trong thời gian ngắn, phần đá xây phải xây tiếp được đổ đầy vữa và chèn đá dăm vào tất cả các mạch vữa của kết cấu đá xây. Nếu thời gian ngừng kéo dài phải có biện pháp phủ kín và tưới nước bảo dưỡng các bề mặt kết cấu đá xây dở dang, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô ráo hay có nhiều gió. Trước khi xây trở lại các kết cấu đá này phải xử lý bề mặt tiếp giáp giữa khối xây cũ và mới.
+ Khi kết thúc công việc xây đá cần đảm bảo không được tác động trực tiếp hay sát cạnh kết cấu đá xây trong thời gian ninh kết của vữa và khối xây đạt cường độ thiết kế.
Nếu tại những vị trí phải đắp đất chung quanh các kết cấu đá xây chỉ được thực hiện khi kết cấu đã ổn định và đủ khả năng chịu lực theo thiết kế. Trong trường hợp muốn thực hiện công tác đắp đất sớm hơn thời gian cho phép Đơn vị phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư.
*Bảo dưỡng khối xây:
- Để tránh vữa bị khô nứt trong thời gian vữa ninh kết phải che phủ mặt khối xây và tưới nước ẩm. Thời gian bảo dưỡng tối thiểu là 7 ngày đêm, nước phải tưới sao cho tất cả các mạch vữa được ẩm ướt. Khối xây chỉ được tiếp xúc với nước chảy sau khi khối xây đạt cường độ thiết kế.
- Trong thời gian tiếp theo cho đến hết thời gian bảo hành công trình xây dựng đã qui định phải thường xuyên theo dõi tình trạng các kết cấu đá, kịp thời phát hiện
các khuyết tật hay hư hỏng và có biện pháp xử lý. Kiểm tra chất lượng vữa:
- Công tác kiểm tra chất lượng vữa xây và chất lượng khối xây phải được tiến hành thường xuyên và đồng thời song song với quá trình xây.
- Cứ mỗi lần sử dụng hết 50m3 vữa xây phải lấy 1 tổ (3 mẫu 7x7x7cm) để kiểm tra cường độ chịu nén. Mẫu đúc tại vị trí xây dựng công trình có chứng thực của Chủ đầu tư. Việc bảo dưỡng mẫu theo chế độ bảo dưỡng của công trình.
* Đắp đất móng tường kè, chân khay;
- Việc lấp đất phải phù hợp với các yêu cầu của Công việc đào móng công trình và lấp lại.
* Thi công lấp đất hố móng và đắp nền theo các quy phạm sau:
+ TCVN 4447 - 2012: Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
+ Để mặt bằng thi công được thoáng, rộng và phù hợp trình tự thi công các kết cấu ngầm, thực hiện nghiệm thu các kết cấu ngầm theo từng bộ phận, thi công tới đâu nghiệm thu tới đó và tiến hành lấp đất ngay.
+ Chọn độ ẩm thích hợp.
+ Nền cũng cần có độ ẩm tương ứng. Nếu nền khô quá thì tưới thêm nước, trường hợp nền ướt cũng phải xử lý cho đạt độ ẩm để đầm chặt.
+ Dùng loại đầm chạy xăng để đầm đất, đây là loại đầm phù hợp với loại móng của công trình và thực hiện đầm rất tốt cho cả những khe móng hẹp.
* Kỹ thuật đầm.
+ Đổ đất thành từng lớp dày 250mm, san đều, nếu đất to thì băm nhỏ sau đó mới tiến hành đầm.
+ Các vị trí có khe móng hẹp thì có thể kết hợp dùng đầm gang để đầm.
- Ở những chỗ có thể thực hiện được, việc lấp đất được tiến hành ngay sau khi các công việc trước đó đã làm xong mà công việc đó đã được Tư vấn giám sát kiểm tra và chấp thuận nhằm rút ngắn thời gian để cống bị lộ thiên.
- Công tác lấp đất phải đựơc thực hiện hết sức thận trọng và đểu hai bên. Mỗi lớp phải đựơc đàm đến độ chặt theo quy định trong hồ sơ thiết kế. Độ chặt của đất đắp tại các vị trí xây kè phải bằng hoặc lớn hơn độ chặt của các lớp đất kề bên. Chiều dày chưa đầm lèn của mỗi lớp phải được bảo đảm sau khi đầm lèn đạt được chiều dày quy định. Mỗi lớp đắp chỉ được sử dụng loại vật liệu đồng nhất có thể cho phép đạt độ chặt quy định. Độ ẩm của vật liệu lấp móng phải đồng đều và trong phạm vi giới hạn độ ẩm quy định trong hồ sơ thiết kế hoặc chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Công tác đầm chặt móng rãnh phải được thực hiện bằng các đầm cơ khí hoặc đầm tay được chấp thuận để tránh gây ra sự chuyển vị và các hư hại cho các kết cấu lân cận.
- Phối hợp với các công trình hạ tầng khác và các đơn vị liên quan để đảm bảo thi công hợp lý, chất lượng và an toàn lao động.
2. Rãnh thoát nước dọc tuyến. * Đào móng rãnh
+ Trình tự và các chỉ dẫn kỹ thuật thi công thể hiện chi tiết trong bản vẽ kỹ thuật thi công đào đất.
+ Trước khi thi công đào đất, cần vạch kích thước hố móng lên mặt đất.
+ Kích thước đáy hố móng lấy rộng hơn kích thước đáy móng 300mm về mỗi phía làm dải thao tác cho công nhân làm việc dưới hố móng.
+ Phương án vận chuyển đất: Đào đất lên, đổ trực tiếp vào xe ôtô tự đổ để vận chuyển ra khỏi mặt bằng theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư. Lượng đất dùng để lấp hố móng được đổ dự trữ tại những chỗ không đào tới, đổ cách hố móng 0,5m và cao ~ 0,5m. Sau đó dùng thợ thủ công sửa hố mống theo yêu cầu thiết kế, sau đó báo giám sát kỹ thuật A nghiệm thu để chuyển sang thi công các giai đoạn tiếp theo.
+ Phương án thoát nước hố móng: - Tạo rãnh vét thu nước.
- Xung quanh đáy hố móng, tạo rãnh vết thu nước, rãnh rộng 200 và sâu 200, đáy rãnh có độ dốc về phía hố thu.
- Hố thu nước đáy móng
- Dùng máy bơm bơm nước từ các hố thu, đổ ra hố lắng, sau đó từ hố lắng chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Khi bơm nước, dùng ống cao su dẫn nước, không để nước chảy tràn lên mặt đất.
* Đá dăm đệm
- Công tác thi công tương tự như trình bày ở phần đá dăm đệm móng kè. * Lắp đặt rãnh BTCT B400 đúc sẵn:
- Công tác thi công lắp đặt cấu kiện BTCT đúc sẵn chỉ được tiến hành sau lớp đá mạt đệm móng đã được nghiệm thu.
- Cấu kiện đúc sẵn được đúc tại công bãi đúc bê tông gần công trường thi công. Sau khi cấu kiện đúc sẵn đã đạt cường độ Mác bê tông theo thiết kế được phê duyệt và được Tư vấn giám sát đồng ý nghiệm thu sẽ được vận chuyển tới vị trí thi công bằng ô tô;
- Dùng máy xúc hoặc máy cẩu kết hợp nhân công đưa lần lượt từng cấu kiện rãnh xuống vị trí móng theo thiết kế. Trong quá trình hạ công nhân điều chỉnh cấu kiện sau khớp vào cấu kiện trước. Sau khi đã khớp các cấu kiện rãnh vào với nhau tiến hành trát vữa mối nối rãnh theo thiết kế.
- Lắp đặt tấm đan nắp rãnh, ga lắng: Việc lắp đặt tấm đan đảm bảo chắc chắn, không cập kênh sau khi hoàn thiện.
- Thi công mối nối:
+ Thi công trát vữa xi măng mối nối theo đúng hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
+ Mạch vữa phải liên tục, đảm bảo không bị rỗng, bị ộp, đảm bảo kỹ, mỹ thuật; * Đắp đất móng rãnh (công tác thi công tương tự như thi công đắp đất móng kè đá).
3. Cống thoát nước ngang đường * Đào móng cống
- Các cống tròn nên đặt trong hố móng đào trong nền đã đắp sẵn từ trước. - Hố móng phải đào thẳng, đúng hướng và cao độ ghi trong hồ sơ thiết kế. - Mọi hố móng phải được đào đủ rộng để chống vách hố móng được tốt và phải đào đến một độ sâu và độ rộng cần thiết để đặt ống cống, làm các mối nối, đổ bê tông chèn làm tầng phủ bao quanh. Nếu trong hồ sơ thiết kế không quy định khác, hố móng phải có chiều rộng không vượt quá đường kính ngoài của ống cống cộng thêm mỗi bên 300mm để dễ dàng việc lấp móng.
- Nhà thầu phải đặt lại bất kỳ ống cống nào bị hư hại do thiết bị đầm nền đường đắp hai bên ống cống đã đặt trước khi đắp nền bằng kinh phí của mình.
* Đệm đá dăm móng cống dày 10cm;
- Loại vật liệu để lót móng đã chỉ ra trong hồ sơ thiết kế thi công và phải có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát có thể yêu cầu Nhà thầu thay đổi lớp lót móng theo loại đất gặp ở đáy móng.
- Hình dáng, kích thước và yêu cầu thi công lớp lót móng các loại phải phù hợp, hợp lý với hồ sơ thiết kế.
- Bề mặt mà lớp đá dăm đệm rải lên trên đó phải đảm bảo thoát nước tốt, đảm bảo độ vững chắc, đồng đều.
- Trình tự thi công và yêu cầu chất lượng đá phải đảm bảo đúng như chỉ dẫn kỹ thuật.
* Lắp đặt gối cống, ống cống BTCT và làm mối nối cống;
- Gối cống, ông cống phải được đặt cẩn thận đúng hướng, đúng độ dốc và cao độ đã chỉ ra trong các bản vẽ thiết kế chi tiết. Các ống cống nối với nhau bằng mối nối. Hàng ống cống đặt sao cho tim ống cống phải trùng nhau, thẳng, ngang bằng hợp lý.
- Mọi ống cống không thẳng hàng hoặc bị lún quá mức sau khi đặt sẽ phải lấy lên và đặt lại bằng kinh phí của Nhà thầu. Cần phải đặt ống cống có độ vồng thích
đáng đối với các cống dưới nền đắp không dùng móng cọc ngay cả khi không được chỉ ra trong hồ sơ thiết kế để khắc phục độ lún khi có tải trọng đất lấp bên trên. Độ vồng của cống phụ thuộc vào điều kiện địa chất dưới đáy móng, chiều cao đất đắp và độ lún dự kiến của nền đường tại vị trí đặt cống.
- Làm mối nối: mọi mối nối phải được thi công đúng như thiết kế và phải được TVGS nghiệm thu trước khi tiến hành lấp hố móng
Bảo quản và vận chuyển gối cống, ống cống:
- Trong qúa trình xếp và dỡ gối cống, ống cống lên xuống ôtô phải thao tác bằng hệ ròng rọc nâng được chập thuận. Không được phép dỡ gối công, ống cống bằng cách đặt tấm ván lăn ống cống hoặc bất kỳ mặt nghiêng nào khác nếu không được sự chấp thuận bằng văn bản của Tư vấn giám sát.
- Thiết bị nâng phải có đầy đủ diện tích tiếp xúc ống cống để đề phòng hư hại do lực tập trung.
- Nhà thầu phải chịu mọi sự rủi ro, nguy hiểm do hoạt động của thiết bị thi công bên trên cống. Gối cống, ông cống nào bị hư hại đều phải được sửa chữa lại hoặc phải xây dựng lại bằng kinh phí của Nhà thầu.
* Đắp đất móng cống độ chặt K95.
- Việc lấp đất phải phù hợp với các yêu cầu của Công việc đào móng công trình và lấp lại.
- Ở những chỗ có thể thực hiện được, việc lấp đất được tiến hành ngay sau khi các công việc trước đó đã làm xong mà công việc đó đã được Tư vấn giám sát kiểm tra và chấp thuận nhằm rút ngắn thời gian để cống bị lộ thiên.
- Công tác lấp đất phải đựơc thực hiện hết sức thận trọng và đều hai bên. Mỗi