7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
3.3.3. Nguồn nhân lực
Để phân tích nguồn nhân lực, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về cơ cấu tổ
chức của Hòa Bình xem nó có ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động chức
năng của Hoà Bình.
a) Cơ cấu tổ chức và quản trị
Ngay từ khi thành lập, Hoà Bình đã chọn cơ cấu tổ chức quản trị phù hợp
trị trực tuyến - một kiểu tổ chức bộ máy mà một cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh
từ một cấp trên trực tiếp. Hệ thống trực tuyến hình thành một đường thẳng rõ ràng về quyền ra lệnh, trách nhiệm và lãnh đạo cấp cao đến cấp cuối cùng.
Với cơ cấu này, Giám đốc Hoà Bình có thể hiểu rõ được những hoạt động
của cấp dưới và ra những mệnh lệnh trực tiếp một cách đúng đắn cho cấp dưới
mà không cần phải thông qua một cơ quan trung gian nào. Nó sẽ giúp bộ máy
được hoạt động thống nhất, giảm chi phí, và nhanh chóng trong việc thực hiện
các công việc. Tuy nhiên nó có nhượcđiểm là người giám đốc sẽ lo phần lớn tất
cả các công việc, không có phòng ban chuyên môn để tham mưu cho giám đốc
trong các vấnđề quản trị.
Hình 6: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hoà Bình b) Nhân sự
Với cơ cấu tổ chức đơn giản, Hòa Bình chưa có bộ phận nhân sự chuyên nghiệp, các hoạt động tuyển dụng, đào tào tạo nhân sự đều trực tiếp do ban giám đốc và bộ phận hành chính tiến hành.
Phó giám đốc Kế toán trưởng
Bộ phận trực tiếp Bộ phận gián tiếp Bộ phận Lễ Tân Bộ phận Buồng Bộ phận Bảo vệ Bộ phận Bàn Bộ phận Bếp Bộ phận Tạp vụ Bộ phận Thu ngân Bộ phận Marketing Bộ phận Kế toán Bộ phận Hành chính GIÁM ĐỐC
Sau đây là bảng thống kê tình hình cơ cấu bố trí nhân sự của Hòa Bình hiện
nay:
Bảng 8: Tình hình cơ cấu bố trí lao động của Hoà Bình 12/2007
Trình độ
Đại học Trung học Phổ thông
STT Đơn vị Tổng số LĐ SL % SL % SL % 1 Ban Giám đốc 2 2 100 - - - - 2 Phòng Hành chính Tổ chức – Kế toán 6 2 34 4 66 - - 3 Phòng tiếp thị 2 1 50 1 50 - - 4 Bộ phận trực tiếp 42 - - 13 31 29 69 Tổng số 52 5 9,6 18 34,6 11 55,8 (Nguồn: Phòng hành chánh Khách Sạn Hòa Bình)
Qua bảng ta thấy, tỉ lệ lao động trình độ đại học của Hòa Bình là 9,6 %, với
một khách sạn 3 sao thì tỉ lệ này cũng có thể chấp nhận được, hơn nửa phần lớn
những người có trình độ đại học đều tập trung ở những bộ phận lãnh đạo, đây là một điểm mạnh của Hòa Bình.
Đa số lực lượng lao động trong Hòa Bình đều chỉ có trình độ trung học
(34,6 %) và phổ thông (55,8 %) do Hòa Bình chưa có đầu tư xây dựng phát triển nguồn nhân lực đúng mức và lâu dài, phần lớn những người lao động có trình độ
thấp thì chưa đến tuổi nghỉ hưu hoặc do sự ràng buộc về chính sách của nhà nước
về chế độ đối với nhân viên.
Vì Hòa Bình là công ty nhà nước cho nên người lao động làm việc ở đây có
mức độ ổn định rất cao, ít có sự thay đổi rõ nét về nhân sự qua các năm. Vấn đề này đã trực tiếp trở thành điểm yếu của Hòa Bình khi cạnh tranh với các công ty
khác với chiến lược phát triển nguồn nhân lực khá bài bản.
1) Tuyển dụng
Với phương thức tuyển dụng nhân viên trực tiếp do ban giám đốc tiến hành, việc tuyển dụng khá chặt chẽ và đi theo các bước sau:
1)Khách sạn tuyên thông báo tuyển nhân viên trên đài truyền hình và tại
khách sạn
2) Nghiên cứu lý lịch và trình độ chuyên môn của các ứng viên 3) Ban giám đốc trực tiếp phỏng vấn và tuyển chọn
4) Thông báo kết quả cho các ứng viên
Với phương châm chất lượng là trên hết, cho nên việc tuyển dụng của khách
sạn sẽ đảm bảo đúng người đúng việc và hiệu quả, đây là một điểm mạnh của
Hòa Bình.
2) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay, việc đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên tại
Hòa Bình đã được ban giám đốc ý thức được tầm quan trọng và đã có những chính sách đưa nhân viên đi học các lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 9: Nhân viên được đưa đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ 2005 - 2007
Nghiệp vụ 2005 2006 2007 Tổ bàn (người) 1 1 3 Tổ phòng (người) 2 2 3 Bếp (người) 1 2 2 Tổng 4 5 8 (Nguồn: Phòng hành chánh khách sạn Hòa Bình)
Qua bảng thống kê ta thấy, số lượng nhân viên được đưa đi đào tạo ngày một tăng. Cụ thể năm 2006 là 5 người và đến năm 2007 là 8 người, tăng 60 %.
Chứng tỏ, bộ phận lãnh đạo đã ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát
triển nguồn nhân lực đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
Lợi nhu bình quân của lao độngở khách sạn Hoà Bình được thể hiện dưới
bảng sau:
Bảng 10: Lợi nhuận bình quân của lao động KS. Hoà Bình 2006 – 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007 Mức % Mức % LN trước thuế Triệu đồng 546,26 290,02 1.203,07 - 256,24 - 46,9 913,05 314,8 Số lao động Người 50 52 52 0 0 0 0 LN/Lao động Triệu/ người 10,93 5,58 23,14 - 5,35 - 48,9 17,56 314,7 (Nguồn: Phòng hành chánh khách sạn Hòa Bình)
Qua bảng thống kê ta thấy, lợi nhuận bình quân của lao động ở khách sạn
Hòa Bình cao, năm 2007 đạt 23,14 triệu đồng/người, chứng tỏ việc sử dụng lao động ở Hòa Bình đạt hiệu quả cao. Đây là một điểm mạnh của Hoà Bình.
Ở bảng thống kê trên, ta thấy có một điểm đáng chú ý là lợi nhuận bình
quân đầu người của năm 2007 lại tăng 314,8% so với năm 2006. Điều này – như đã giải thích ở phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - việc giảm đột ngột doanh thu năm 2006 so với năm 2005 và tăng mạnh trở lại vào năm 2007 lý giải
cho chỉ số sịnh lời bình quân lao động của Hòa Bình lại tăng rất lớn như vậy.
3) Chế độ lương, thưởng cho nhân viên
Về lương
Do nhân viên làm việc ở Hòa Bình phần lớn đã vào biên chế nhà nước và
hưởng lương theo doanh thu cho nên kết quả hoạt động kinh doanh của Hòa Bình phản ánh mức lương của nhân viên. Với hình thức trả lương theo doanh thu, nhân
viên sẽ tự ý thức được sự cố gắng và làm việc có hiệu quả của mình sẽ làm cho mức lương của mình cao hơn và từ đó sẽ cố gắng hơn, nhiệt tình và tự chủ hơn trong công việc.
Bảng 11: Lương bình quân lao động của Hòa Bình và của toàn ngành du lịch Cần Thơ 2005 – 2007 Đvt: 1000 đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Lương bình quân tháng của lao động 2005 2006 2007 Mức % Mức % Khách sạn Hòa Bình 2.214 1.915 2.276 -299 -13,5 361 18,9 Ngành du lịch Cần Thơ 1.191 1.356 1.749 165 13,9 393 29,0
(Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Hòa Bình và Sở du lịch Cần Thơ)
Qua bảng thống kê ta thấy lương bình quân tháng của lao động khách sạn
Hòa Bình là rất cao, cao lương bình quân của toàn ngành du lịch toàn Thành phố và tăng giảm theo doanh thu của nó, tuy có giảm 13,5% trong năm 2006 nhưng
nếu tính từ năm 2005 - 2007 thì có xu hướng tăng (năm 2007 tăng 18,9 % so với năm 2006). Điều này chứng tỏ việc trả lương cho lao động của Hòa Bình cao hơn lương bình quân ngành, nó sẽ là nhân tố trực tiếp tác động đến lòng trung thành của nhân viên làm việc.
Về phúc lợi, khen thưởng
Do đây là công ty nhà nước, cho nên việc trả lương, bảo hiểm xã hội, các
phúc lợi xã hội khác sẽ được thực hiện đầy đủ, người lao động sẽ được hưởng
những quyền của mình theo đúng với luật lao động Việt Nam. Việc khen thưởng, nêu gương lao động, được thực hiện khá bày bản, do ban giám đốc nhận xét
thông qua trao đổi ý kiến với các tổ trưởng của các bộ phận, phòng ban. Chính vì thế, người lao động sẽ an tâm trong công việc, và không phải bận tâm nhiều về
các quyền lợi của mình, vì nó được đảm bảo được thực hiện đầy đủ và công bằng, do đó họ sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
Để thực hiện các hoạt động chức năng đòi hỏi Hòa Bình phải có bộ phận đề
ra các kế hoạch tài chính cho từng từng bộ phận cũng như của toàn doanh nghiệp.
Một điều rất quan trọng để lập các kế hoạch tài chính là phải có các số liệu thống
kê kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán. Sau đây tôi sẽ phân tích tình hình tài chính của Hòa Bình.