Phương pháp cơ ho ̣c

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt , công suất 600m3ngđ (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

2.3. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoa ̣t

2.3.1. Phương pháp cơ ho ̣c

Phương pháp cơ ho ̣c là những phương pháp loa ̣i bỏ chất rắn có kích thước và tỷ tro ̣ng lớn có trong nước thải.

Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho quá trình xử lý sinh ho ̣c ỏ các bước tiếp theo. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ, bổ lo ̣c,… Phương pháp này giúp cho hê ̣ thống thoát nước hoă ̣c các công trình xử lý nước thỉa phía sau vâ ̣n hành được ổn đi ̣nh.

Có 60% ta ̣p chất không tan được loa ̣i bỏ nhờ vào phương pháp xử lý cơ ho ̣c, nhưng BOD la ̣i giảm không đáng kể. Giúp quá trình xử lý cơ ho ̣c được tăng hiê ̣u quả, người ta áp du ̣ng phương pháp làm thoáng nước thải sơ bô ̣ và khi đó tổng hiê ̣u suất các công trình có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.

Mô ̣t số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm: 2.3.1.1. Song chắn rác

Song chắn rác là công trình đầu tiên trong hê ̣ thống xử lý nước thải với nhiê ̣m vu ̣ loa ̣i bỏ những rác thải có kích thước lớn: túi ni lông, lá cây, cành cây … Để tránh làm hư hỏng máy bơm, tắc nghẽn đường ống và mương dẫn nước.

Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành 2 loại:

 Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷ 100mm.

 Song chắn tinh có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷ 25mm.

Song chắn rác có tiết diê ̣n các thanh là hình chữ nhâ ̣t, hình elip hoă ̣c hình tròn được làm bằng inox, thép, gỗ.

Hình 2. 3: Song chắn rác

2.3.1.2. Bể lắng cát

Bể lắng cát đặt sau song chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng đợt I. Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, kim loại, thanh vụn, vỏ trứng có kích thước ha ̣t > 0,2mm,… để bảo vệ các thiết bị cơ khí tránh bị mài mòn, giảm cặn nặng trong ống và công đoạn xử lý tiếp theo. Giảm tần suất làm sa ̣ch bể phân hủy.

Bể lắng cát gồm 3 loa ̣i: bể lắng cát ngang, bể lắng cát thổi cơ khí và bể lắng cát tiếp tuyến. Bể lắng cát đứng và lắng cát tiếp tuyến hoă ̣c thiết bi ̣ xiclon hở mô ̣t tầng hoă ̣c xiclon thủy lực được áp du ̣ng trong trường hợp có các công trình xử lý phía sau. Cát được lưu trữ trong bể 2 – 5 ngày sau đó được đem đi phơi để tách nước. Nướ c được đưa về xử lý la ̣i, còn cát được đổ bỏ.

Hình 2. 4: Bể lắng cát ngang

(Nguồn: Greenerso)

2.3.1.3. Bể tách dầu mỡ

Được áp du ̣ng khi nước thải có nhiều dầu mỡ cần xử lý (nước thải bếp ăn, chế biến bơ sữa, trường ho ̣c, bê ̣nh viê ̣n,…) để tách dầu mỡ ra khỏi nước thải trước khi đi đến các công trình tiếp theo. Được xây dựng bằng ga ̣ch, bê tông cốt thép, thép,…

2.3.1.4. Bể điều hòa

Bể điều hòa có chức năng điều hòa nồng đô ̣ và lưu lượng nước thải, thường được xây dựng sau bể lắng cát và trước bể lắng đợt 1. Trong bể điều hòa được tiến hành su ̣c khí hoă ̣c khuấy trô ̣n cơ khí giúp ngăn cản quá trình lắng, các chất có khả năng tự phân hủy và giúp thể tích nước trong bể được xáo trô ̣n đều.

Hình 2. 5:Bể điều hòa

(Nguồn: Greenerso)

2.3.1.5. Bể lắng

Bể lắng đợt 1: Đặt trước công trình xử lý sinh học và phải thỏa mãn điều kiê ̣n Hàm lượng chất lơ lửng sau bể lắng đợt I cần đạt <150 (mg/l). Để tách các chất lơ lửng có trong lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nhờ vào tro ̣ng lực của trái đất. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi trên mặt nước.

Bể lắng đợt 2: Đặt sau công trình xử lý sinh học. Tại đây, bùn hoa ̣t tính sẽ được giữ lại (khoảng 20%) và được tuần hoàn về bể xử lý sinh học, còn la ̣i sẽ được thải bỏ.

2.3.1.6. Bể lo ̣c

Bể lọc dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như

cát thạch anh, than cốc, than hoạt tính, than gỗ,… Bể lọc thường làm việc với hai chế độ lọc và rửa lọc. Quá trình lọc thường áp dụng cho các công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng và cần thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong nước thải.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt , công suất 600m3ngđ (Trang 27 - 31)